Negative Interest Rates: Not Without Consequences

by finandlife26/09/2016 10:29

This month, there are several key central bank monetary policy meetings taking place around the world, including those of the European Central Bank (ECB), Bank of Japan (BOJ), Bank of England (BOE) and the US Federal Reserve (Fed). While the Fed has been moving toward a tighter monetary policy, many global central banks remain highly accommodative—some even pushing interest rates negative. I thought it might be an appropriate time to examine the consequences of unconventional monetary policy pursuits, particularly negative interest-rate policies.

While Fed policymakers have recently indicated a negative-rate policy isn’t a constructive option for the United States right now—and in fact, market observers expect the Fed to hike rates this year—there is growing concern regarding the pursuit of negative interest rates by central banks including the BOJ and the ECB and others in Europe. An important criticism of the low-rate environment we are in is that many people who want to save their money in a bank to gain interest wind up paying the price—particularly when inflation is factored in. Instead of earning interest on their deposits, they are essentially charged money to keep it in the bank!

More importantly, while a number of central banks have pushed interest rates lower and lower in a bid to boost economic growth, these measures haven’t yet proved effective in a meaningful way. The theory is that by discouraging (some would say punishing) people and organizations from keeping cash on deposit, it would encourage them to spend instead. With low or negative rates on deposits, the hope was that banks would also be encouraged to lend aggressively, and we haven’t really seen that either. The global economy is not roaring ahead despite the huge money-printing taking place and the extremely low interest rates in the major economies. The ECB first made the move to negative rates in 2014; Denmark, Sweden, Switzerland and Japan followed.So we are now in a situation where private banks in those countries must pay the central bank to keep their money on reserve, and investors who purchase government bonds must pay those governments for the privilege of lending the government money.

I’m not alone in expressing my view that negative-rate policies are not creating the positive results that had been hoped for—at least in some key aspects. The negative rates are shrinking bank profit margins and thus, making them reluctant to lend. Many people who would normally deposit their money in the bank now simply keep their cash in safe deposit boxes or under the floorboards. The lack of interest earnings make people who are not able to invest the money elsewhere feel that they are financially disadvantaged.

Many pension funds are in trouble since the safety they sought from government bonds normally held in their portfolios has not been earning any yield to speak of, and some are forecasting they will not be able to meet their obligations to pensioners in this prolonged low-rate environment. The result is a search for yield among those institutional investors, leading them to more toward risky bonds and equities. This, some observers fear, could lead to another financial market bust if the risky investments come home to roost.

There is another aspect to these developments: currency competition. Lower interest rates available in any particular currency would tend to cause investors to flee that currency in search of higher interest rates. Governments wanting to be competitive in the global marketplace for goods and services thus encourage the currency weakening.This could lead to what may be termed “currency wars,” a “beggar-thy-neighbor” (ăn xin hàng xóm) policy that can lead to political tensions when countries devalue their own currencies in an effort to compete with others. Of course, these developments can lead to great volatility and uncertainty.

It remains to be seen when the Fed finally raises interest rates if there will be a reaction in other major markets by other central banks. In terms of the global economic impact of these rate divergences, if other central banks hold fast to their easing policies and perhaps even accelerate them, those actions could offset the impact of the Fed’s tightening. The markets seem to have already factored in a Fed tightening this year and in my view, a small rate hike will not likely have a notable market impact. However, if US interest rates move up more quickly (one percent or higher) then I think the impact on global markets could be greater and trigger other global central banks to react.

That said, the current central bank negative-rate policies don’t appear to be working as hoped (at least in the areas I noted here), so there is a possibility that banks will resort to what some have dubbed “helicopter money,” which is to drop money directly into the pockets of consumers to bypass the reluctant banks and encourage people to spend. Under such conditions of uncertainty and unconventional stimulative measures, confidence tends to deteriorate and business leaders develop a reluctance to move forward and invest. This can actually do the opposite of what these efforts intend; they can actually prolong or exacerbate a growth slowdown in an economy.

In the short term, the search for yield is resulting in more money flowing into the higher-yielding emerging-market equity and bond markets, resulting in the recent outperformance of those markets.From our team’s perspective, that is certainly not something we would complain too much about! However, we must be mindful of the macro developments engendered by unconventional central bank policies which could have unforeseen consequences for many investors.

The comments, opinions and analyses expressed herein are personal views and are intended to be for informational purposes and general interest only and should not be construed as individual investment advice or a recommendation or solicitation to buy, sell or hold any security or to adopt any investment strategy. It does not constitute legal or tax advice. The information provided in this material is rendered as at publication date and may change without notice, and it is not intended as a complete analysis of every material fact regarding any country, region market or investment.

Important Legal Information

All investments involve risks, including the possible loss of principal. Investments in foreign securities involve special risks including currency fluctuations, economic instability and political developments. Investments in emerging markets, of which frontier markets are a subset, involve heightened risks related to the same factors, in addition to those associated with these markets’ smaller size, lesser liquidity and lack of established legal, political, business and social frameworks to support securities markets. Because these frameworks are typically even less developed in frontier markets, as well as various factors including the increased potential for extreme price volatility, illiquidity, trade barriers and exchange controls, the risks associated with emerging markets are magnified in frontier markets. Stock prices fluctuate, sometimes rapidly and dramatically, due to factors affecting individual companies, particular industries or sectors, or general market conditions. 

Source: http://mobius.blog.franklintempleton.com/

Tags:

Economics

Cuộc họp BOJ và FOMC tháng 9, không có gì thay đổi

by Michael22/09/2016 08:00

Cuộc họp chính sách của NHTW Nhật Bản kết thúc chiều hôm qua theo giờ VN, đã đưa ra tuyên bố giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức -0,1% nhưng đã chuyển sang tập trung vào kiểm soát đường cong lãi suất.

Mục tiêu mở rộng cung tiền thông qua các chương trình mua tài sản hiện đang đặt cố định ở mức 80.000 tỷ yên mỗi năm (tương đương 780 tỷ USD) sẽ bị xóa bỏ. Thay vào đó BoJ chỉ đặt mục tiêu linh hoạt trong ngắn hạn để các nhà hoạch định chính sách có thể kiểm soát lợi suất trái phiếu. BoJ sẽ kiểm soát lợi suất của nhiều loại trái phiếu có kỳ hạn khác nhau.

Quyết định tương tự cũng diễn ra tại cuộc họp FOMC tối hôm qua. Theo đó, Lãi suất cơ bản của đồng USD vẫn không thay đổi so với trước đó. Mức lãi suất cơ bản vẫn là 0.5% giữ nguyên với lần trước đó. Tuy nhiên, các lời nhận xét trong báo cáo của FED lại thay đổi đáng kể.

FED cho biết vào thời điểm cuối năm nay 2016, họ sẽ để mức lãi suất cơ bản ở mức 0.6%. Trước đó, họ dự kiến rằng con số này là 0.9%.

Trong năm 2017, FED dự kiến sẽ nâng lãi suất cơ bản lên 1.1% (giảm so với 1.6% trong tháng 6 vừa qua.)

 

FINANDLIFE

Tags:

Economics

Ra ngõ gặp Uber

by finandlife20/09/2016 09:30

Uber triển khai thí điểm xe tự hành trên đường phố Pittsburgh

Ứng dụng UberCab trên điện thoại thông minh được tung ra năm 2010, hãng đã huy động được 18 tỷ USD. Hiện Uber được định giá 70 tỷ USD. Những quỹ hậu thuẫn gồm quỹ đầu tư tài sản quốc gia Saudi Arabia, các nhà đầu tư Thung lũng Silicon và khác.

Uber hoạt động tại hơn 425 thành phố, ở 72 quốc gia và có khoảng 30 triệu người sử dụng hàng tháng. Năm 2016 đạt doanh thu 4 tỷ USD, cao gấp đôi năm trước.

Ban đầu chỉ kết nối xe limousine, từ 2012, kết nối UberX và UberPool.

Hãng không sở hữu đội xe, nhưng ăn chia với tài xế từ 20-25%

Đối thủ Uber tại Mỹ là Lyft, Ola ở Ấn, Grab ở Đông Nam Á, và những đối thủ cạnh tranh tương lai như Google của Alphabet.

Uber đi theo chiến lược của Amazon, ưu tiên cho tăng trưởng mạnh mẽ hơn theo đuổi lợi nhuận, giữ giá thấp để giành trung thành khách hàng và chiếm lĩnh thị phần.

Sự kỳ vọng của nhà đầu tư vào Uber vì (1) sự trỗi dậy các mô hình kinh doanh ít cần tới tài sản (2) trỗi dậy của kinh tế chia sẻ (3) giới trẻ thích trả tiền để dùng vật dụng hơn là sở hữu.

Chi phí trung bình mỗi km của UberX là 0.95USD (21k đ). Xe tự hành dự kiến chi phí chỉ còn 0.55 USD/km (12.5k đ).

Lyft hiện chiếm 20% thị phần (Uber 80%), tiêu tốn 50 triệu USD/tháng để tăng thị phần. Một số hãng mới bắt đầu nhảy vào ngành như Juno và Via vào New York.

Sau khi tuyên bố kinh doanh tại các thị trường phát triển đã có lãi, Uber lỗ khoảng 100 triệu USD trong quý 2.

Giám đốc Uber Pháp nhận định “kinh doanh lĩnh vực này dựa vào số lượng cao, lãi thấp như bán lẻ.”

Những người trước Uber, Sidecar nay đã đóng cửa, tiếp đó là Lyft. Người từng làm Sidecar trước đây nói rằng “lượng tiền khổng lồ của Uber như một rào cản không thể công phá nổi của những người mới muốn nhảy vào ngành.”

Trong 2 quý đầu năm 2016, Doanh thu tại đạt 2.1 tỷ USD, hãng lỗ ít nhất 1.3 tỷ USD. Nhiều trong đó đến từ sự thất bại ở TQ, tháng 8 vừa rồi, sau nhiều năm đổ tiền vào TQ, hãng báo sáp nhập với Didi Chuxing, đổi lại sở hữu 1/5 cty mới, giá khoảng 7 tỷ USD.

Mối quan hệ với tài xế cũng là một nhân tố quan trọng, một số tài xế tại Mỹ đã kiện hãng vì thu nhập giảm mạnh, và thiếu chế độ. Đây là nhân tố mà Apple và Google chưa tham gia lĩnh vực này.

Lendongxuongdoai.info 

From zero to seventy (billion), Economist

Tags:

Economics

Giá trị doanh nghiệp 'Enterprise Value (EV)'

by finandlife15/09/2016 08:15

Yara-Vfpress.vn, wallstreetprep

Giá trị doanh nghiệp (Enterprise value) & các chỉ số liên quan, ví dụ như EV/EBITDA là 1 chỉ số rất quen thuộc với dân Investment Bankers, Analysts & investors theo trường phái phân tích cơ bản. EV là số tiền phải bỏ ra để mua toàn bộ vốn cổ phần + nợ vay của doanh nghiệp. Thay vì dùng các chỉ số phổ thông như PE, phát biểu: “Công ty A có EV/EBITDA = 5, trong khi trung bình ngành là 7, quá rẻ” nghe có vẻ hoành tráng & trí tuệ hơn hẳn J (nhưng tiếc là phát biểu không đúng cho mọi trường hợp).

Về công thức tính,

Enterprise Value = giá thị trường của Equity + Vay ngắn hạn + Vay dài hạn + Lợi ích cổ đông thiểu số + Giá trị thị trường cổ phiếu ưu đãi - Tiền và tương đương tiền.

Nếu theo toán học thì càng tăng debt & giảm cash sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp lên. Nhưng như vậy có hợp logic không?

Hãy bỏ qua những thuật ngữ phứt tạp về minority interest, preferred stock, dùng công thức đơn giản EV= Equity value (QV) + Net Debt (ND). Giả sử bạn định mua 1 căn nhà giá 5 tỉ, trong đó bỏ ra 1 tỉ vốn & vay thêm 4 tỉ. Như vậy EV của căn nhà là 5 tỉ, còn QV là 1 tỉ. Equity value chỉ thể hiện giá trị của số vốn bạn bỏ vào kinh doanh. Lãi vay đang rẻ, bạn tranh thủ vay thêm 1 tỉ mông má lại căn nhà để bán được giá hơn. Ngay sau khi vay, debt tăng lên 1 tỉ & cash cũng tăng lên 1 tỉ, còn giá trị căn nhà có tăng lên không? Hiển nhiên là không, vì tiền vay vẫn nằm trong tài khoản ngân hàng, chưa ảnh hưởng gì đến giá trị căn nhà. Bây giờ bắt đầu rút tiền ra sơn sửa lại nhà, debt vẫn là 5 tỉ, trong khi đó cash đã ít đi, vì vậy net debt đã tăng lên và giá trị căn nhà bạn đã thay đổi. Câu hỏi ở đây là EV của căn nhà thay đổi như thế nào?

Trường hợp thứ nhất, bạn sửa nhà hết 1 tỉ và bán căn nhà được đúng 6 tỉ. Như vây EV căn nhà đã tăng 1 tỉ so với ban đầu, nhưng QV của bạn chẳng tăng đồng nào. Bán nhà 6 tỉ, trả nợ 5 tỉ, bỏ túi đúng bằng 1 tỉ vốn ban đầu. Tương tự, nếu bạn sửa 1 tỉ & bán được 6.5 tỉ, nghĩa là khoản vay 1 tỉ để sửa nhà đã giúp EV tăng 1.5 tỉ & QV tăng được 500 tr. Tệ nhất là sửa nhà hết 1 tỉ mà chỉ bán được 5.5 tỉ, vậy là lỗ mất 500tr.  

Enterprise value & equity value được sử dụng rất thường xuyên khi định giá doanh nghiệp. Khi bạn muốn chiết khấu dòng tiền để định giá doanh nghiệp, có thể định giá enterprise value bằng cách tính Free CF to Firm & chiết khấu bằng WACC, hoặc định giá trực tiếp equity bằng cách tính Free CF to Equity & chiết khấu bằng cost of equity. Hiểu rõ bản chất của EV & equity sẽ giúp bạn dùng đúng free cash flow & discount rate trong model của mình. Ngoài ra, khi so sánh các doanh nghiệp bằng các chỉ số EV/EBITA, PE… hiểu đúng bản chất của enterprise value & equity value sẽ giúp bài valuation logic & chặt chẽ hơn.

Tags:

Economics | StoriesofLife

Đi tìm triết lý đầu tư

by finandlife14/09/2016 09:20

Goodwill, VFPress

Chúng ta vẫn nói đến sự quan trọng của triết lý đầu tư và phương pháp lựa chọn cổ phiếu. Hy vọng những khái quát về sự đối lập trong tư duy của Benjamin Graham và Fisher và sự hòa hợp của chúng ở Warren Buffett sẽ giúp ích phần nào cho những ai đang tìm triết lý phù hợp hoặc đang tự làm mới mình.

Trước hết là với triết lý của BG. Ông cho rằng công ty tốt với mức giá cao không phải khoản đầu tư tốt. Mục tiêu là lợi dụng giao động của thị trường để tìm các cổ phiếu undervalue. Khoảng chênh lệch giữa giá mua và instrinsic value vừa là MoS để chống lại các sai lầm khi phân tích cũng như các blackswan. Có thể sử dụng BV, NWC hoặc P/E để xác định.

Dễ hiểu lầm rằng BG quay lưng với CP tăng trưởng nhưng ông cho rằng đó là vấn đề của sự lựa chọn. NĐT có thể trả mức giá phù hợp với phân tích dựa trên giả thiết về tương lai của mình và chấp nhận rủi ro hoặc không chịu trả thêm và chấp nhận cơ hội vuột mất. Tuy nhiên, ông lưu ý 3 cái bẫy đối với CP tăng trưởng: (1) có thể các yếu tố thuận lợi đã phản ánh và NĐT cá nhân khó có thể vượt quá tổ chức với bộ máy chuyên nghiệp và khả năng tiếp cận thông tin; (2) dù có dựa vào nhưng không thể đảm bảo thành tích trong quá khứ sẽ tiếp tục lặp lại, nhất là để giữ được mức tăng trưởng khi đã ở mức cao. BG dẫn chứng thống kê 50 năm cho thấy lần lượt chỉ có 10%, 3% và 0% công ty lớn Mỹ đạt được tốc độ tăng trưởng 20% trong 5 năm, 10 năm và 15 năm và hơn thế, đa số các công ty sẽ xấu hơn theo thời gian; (3) sự xa rời BV khi giá tăng sẽ làm tăng thêm rủi ro.

Ngược lại, Fisher cho rằng những công ty có ngành nghề tốt cùng với lịch sử tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận bền vững (giống BG), có những phẩm chất tốt về quản trị, R&D, marketing và bán hàng thì vẫn có thể đảm bảo tăng trưởng tốt trong dài hạn. Việc chấp nhận giá cao đối với những doanh nghiệp tốt, tương đương với P/E cao, sẽ được bù đắp bới tăng trưởng EPS và mức chấp nhận mặt bằng P/E cao hơn của thị trường. Ngược lại, ngồi đợi cổ phiếu undervalue đồng nghĩa với tự bó buộc mình.

WB, dù vượt ra khỏi sự ảnh hưởng về giá trị của BG và học hỏi tư duy về lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng của Fisher, nhưng vẫn kết hợp hài hòa với quan điểm về intrinsic value và MoS của BG. Nhưng quan điểm này không trói buộc WB trong giới hạn P/E hay BV, thậm chí còn vượt vài chục % giá trị thị trường của các công ty được mua (Gillette, Justin Industries, Benjamin Moore) nhờ cách xác định giá trị riêng của ông, cả theo định tính lẫn định lượng, dựa cả vào quá khứ lẫn tiềm năng tương lai.Thậm chí, trong mô hình định giá của WB, risk premium = 0 với lý luận công ty đã được lựa chọn kỹ lưỡng và việc mua vào cũng có áp dụng MoS.

Bên cạnh các phương pháp lựa chọn cổ phiếu undervalue, bao gồm cả netnet, arbitrages và workouts, BG cũng đưa ra gợi ý lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng một cách an toàn là các công ty bị quên lãng như: (1) các công ty tốt nhưng đang gặp bất lợi tạm thời và bị quên lãng dù khi đã cải thiện để có giá mua hợp lý. Sự quên lãng đó có thể được thể hiện ở hệ số P/E thấp (nhưng cũng cần lưu ý đến số liệu EPS trung bình nhiều năm để lọc nhiễu), đồng thời cũng cần lưu ý đến các yếu tố định tính và định lượng khác. Cách này chủ động hơn nhưng so với Fisher thì vẫn bị động hơn nhiều; (2) Các công ty hạng 2 tốt cũng có thể rơi vào dạng này vì tâm lý ưa thích BCs của thị trường và có thể đạt mức tăng trưởng cao hơn nhiều BCs. Nhưng theo Fisher thì tốc độ đó nếu cao hơn cũng chỉ vì do xuất phát điểm thấp (kiểu tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam) và sẽ kém hơn trong dài hạn, hơn nữa dễ tổn thương hơn trong khủng hoảng.

Ngoài ra, để phân tích cổ phiếu tăng trưởng, BG đã đưa ra mô hình định giá 2 phần gồm: (1) Định giá ban đầu – chú trọng phân tích nền tảng quá khứ nhiều năm và hiện tại , cả định tính lẫn định lượng, và tập trung nhiều vào các chỉ tiêu thể hiện sức mạnh tài chính, trong đó có cổ tức. (2) Định giá điều chỉnh: Đánh giá lại các tiêu chí trên cơ sở nhận định tương lai một cách cụ thể, thậm chí phải định lượng được, để có thể thuyết phục về một mức giá tăng thêm. Fisher cũng quan tâm đến nền tảng quá khứ, nhưng chủ yếu với tăng trưởng doanh số và biên lợi nhuận; Fisher có vẻ dễ tính hơn trong việc định giá nếu các phẩm chất mang tính định tính thỏa mãn được và sẽ chỉ bán cổ phiếu nếu thấy những phẩm chất này mai một. Ông cũng không đánh giá cao việc trả cổ tức mà quan tâm đến lợi nhuận giữ lại và năng lực sử dụng chúng.

* Có 1 điều hay là nếu sắp xếp và nhóm lại 15 tiêu chí đánh giá cổ phiếu của Fisher, chúng ta có thể thấy 2 nhóm với ý nghĩa tương tự như mô hình định giá hai phần của BG mà Fisher gọi là Khoản đầu tư an toàn và Khả năng sinh lợi trên trung bình trong tương lai. Ngoài ra, Fisher còn thêm 1 nhóm nữa ở giữa là Yếu tố con người – nói lên tầm quan trọng của các yếu tố quản trị, điều hành và là nền tảng cho việc đánh giá tương lai. Nhìn một cách tổng thể, triết lý và phương pháp của BG và Fisher có vẻ mâu thuẫn rất nhiều nhưng thực ra, họ đều có điểm chung là đòi hỏi sự tính nhất quán (consistency) của những thành tích trong quá khứ như một nền tảng và những yếu tố đảm bảo chắc chắn của những tiềm năng trong tương lai để xứng đáng với sự trả giá của họ.

Cuối cùng, ta có thể thấy sự thống nhất giữa 2 thái cực đối lập nói trên ở WB thể hiện ở câu nói: “first-class business with first-class management at a resonable price”. Ông không cảm tính nhưng cũng không cố lượng hóa những yếu tố định tính mà dùng chúng để support cho những biến số khi đưa vào mô hình định giá của mình để tìm ra mức giá tốt. Cuối cùng thì cũng ra một con số để trả giá.

Có thể thấy triết lý và phương pháp phân tích cổ phiếu phụ thuộc rất nhiều về sở trường và tính cách của từng người. Nghe nói BG yêu sổ sách và khá cô độc, đối lập với Fisher quảng giao, năng nổ, trong khi WB lại có đức tính của cả hai: sự thâm trầm của người đọc 500 trang sách/ngày và dễ giao tiếp, đôi khi thụ động vì người khác tự nghĩ và tự tìm đến với ông nhờ sự khả kính của mình.

-----------------

Đọc về quá trình đấu tranh chống thâu tóm của Mockler – CEO của Gillete thời kỳ 1975-1991 viết bởi Jim Collins trong Good to Great, có thể thấy nhãn quan của Fisher về phẩm chất lãnh đạo và chất lượng R&D tốt thế nào. Không hiểu sao ông có được những tố chất để có thể đúc kết ra những tiêu chí như vậy mà sau này Jim Collin phải bỏ ra 15 năm cũng như Chan Kim & Renee Mauborgne cũng phải tốn nhiều công sức nghiên cứu khi viết Chiến lược Đại dương xanh?

Thời kỳ này, Mockler và đồng nghiệp rất vất vả đấu tranh chống lại âm mưu thôn tính của Perelman và Coniston Partner với đề nghị trả thêm 44% premium mua để xả thịt. Lãnh đạo của Gillette đã phải sử dụng vốn vay để mua cổ phiếu quỹ chống thôn tính, thậm chí phải gọi điện thuyết phục hàng ngàn cổ đông với niềm tin vào các sản phẩm mới đang trong quá trình nghiên cứu. Nếu làm ngược lại, họ đã có thể bỏ túi rất nhiều tiền và nghỉ hưu hoặc bỏ qua đâu đó cho an nhàn. Sau này, các sản phẩm mới là Sensor và March 3 đã đem lại phần thưởng cho những người kiên định nắm giữ: MV gấp 3 lần nếu chấp nhận bán với premium đề xuất và đầu tư vào thị trường chung.

Ở đây, Mockler được miêu tả với những phẩm chất của một nhà lãnh đạo cấp độ 5 với cả ý chí sắt đá vì sự phát triển của doanh nghiệp lẫn sự khiêm nhường. Đề cao ý chí của lãnh đạo hướng đến đổi mới và tăng trưởng liên tục nhưng Fisher không đánh giá cao nếu yếu tố cá nhân bao trùm lên tập thể. Ông không viết nhiều về chuyện này nhưng Jim Collins giải thích rất rõ như thế nào và tại sao đức tính khiêm nhường của người đứng đầu lại quan trọng. Ông cho rằng đây là một trong những yếu tố tiên quyết để xây dựng được những doanh nghiệp kiểu Built to Last mà cả Fisher và WB đều tìm kiếm. Và Fisher cũng rất đề cao vai trò R&D để đưa ra được những sản phẩm giúp tăng trưởng doanh thu và biên lợi nhuận cao.

Nhìn từ góc độ khác thì có thể thấy việc lựa chọn thời điểm mua của WB. Ông chỉ ra nhiều NĐT thường sốt sắng với những DN đang trong quá trình tái cơ cấu hoặc thay đổi ngành nghề. Ngược lại, WB chỉ mua cổ phiếu của các DN khi các quá trình này đã đem lại hiệu quả rõ ràng. Liệu có muộn hoặc mất cơ hội không?

Nếu nhìn vào biểu đồ market value của Gillette thì không! Ông chỉ mua 600 triệu $ CP ưu đãi chuyển đổi vào tháng 7/1989 khi ROE của Gillette phục hồi từ mức thấp nhất của 1986 và có lẽ biết rõ Sensor - sản phẩm mới - sẽ được launch vào cuối năm đó. Với sản phẩm này, biên LN đã tăng từ 12% lên 15% và ROE đạt 40%, gấp đôi những năm 80 (Việc mua này có lẽ cũng mang tính chất giải cứu Gillette đang mắc trong nợ nần vì cuộc chiến chống thôn tính). Đến năm 1991, ông chuyển đối thành CP thường với giá trị 875 triệu $. Nếu xem biểu đồ market value thì thời điểm mua CP là chân sóng (4$) so với đỉnh của năm 1991 (12$) là năm chuyển đổi thành cổ phiếu thường. Và MV của Gillette còn tiếp tục dựng đứng cho đến tận 1996!!!

 

Hoặc với Coca-Cola, dù rất ưa thích nhưng WB cũng chỉ âm thầm theo dõi và mua CP vào năm 1989 sau khi công ty được Goizueta cứu ra khỏi khủng hoảng kéo dài. Tương tự như vậy với Justin Industries: công bố mua công ty 2 tháng sau khi chương trình tái cơ cấu từ 1999 đem lại kết quả vào tháng 4/2000.

Tags:

Economics | Stocks | StoriesofLife

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu