Deutsche Bank 'giảm cổ phần ở HAG'

by finandlife04/12/2013 08:33

Như vậy, mục tiêu GW hướng đến là các cổ đông-những người bỏ tiền chủ yếu vào HAG để doanh nghiệp này có hoạt động kinh doanh mà theo GW là ảnh hưởng xấu đến môi trường. Nếu theo tin này, thì GW đã bắt đầu thu hoạch được những thành công ban đầu.

--------------------------------------------------------

Deutsche Bank hiện không còn giữ cổ phần đáng kể nào ở công ty Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), theo Global Witness, tổ chức đã tố cáo HAGL "phá rừng" và "cướp đất" của người dân ở Lào và Campuchia.

HAGL trước đó đã hoàn toàn bác bỏ các cáo buộc của Global Witness.

Tổ chức đặt ở Anh nói ngân hàng của Đức không tiết lộ quyết định giảm đầu tư vào HAGL có phải do lời kêu gọi giới đầu tư rút vốn khỏi tập đoàn này.

Global Witness đưa ra lời kêu gọi vì họ cho rằng HAGL đã không có hành động để chấm dứt tình trạng vi phạm nhân quyền và hủy hoại môi trường khi kinh doanh ở Lào và Campuchia.

"Deutsche Bank từ chối giải thích tại sao họ lại bỏ cổ phần ở HAGL nhưng chúng tôi được biết về quyết định của họ chỉ sáu ngày sau khi chúng tôi khuyến cáo họ ngưng đầu tư," đại diện của Global Witness, bà Megan MacInnes nói.

"Động thái này gửi thông điệp rất rõ cho HAGL và các công ty khác rằng chuyện không làm gì để loại bỏ sự lạm dụng [nhân quyền và môi trường] là không thể chấp nhận được và là rủi ro về tài chính và uy tín đối với các nhà đầu tư."

Deutsche Bank đã đầu tư vào HAGL trong nhiều năm qua và chi nhánh Deutsche Bank Trust Company Americas của họ từng là ngân hàng trung gian cho công ty này khi HAGL niêm yết tại Thị trường Chứng khoán London hồi năm 2011.

Hồi tháng Năm năm nay, Global Witness đã tố cáo HAGL thường xuyên lấy đất của người dân địa phương cũng như phá rừng khi kinh doanh.

Tổ chức này nói họ đã nhiều lần đề nghị HAGL hoạt động theo luật lệ của các địa phương, giải quyết tranh chấp với những cộng đồng bị ảnh hưởng và công khai tuyên bố về những vùng đất mà họ có được.

Nhưng Global Witness nói người dân tại những vùng bị mất đất vào tay của HAGL nói họ không thấy có cải thiện đáng kể nào.

Kiện ra tòa?

Trong thông cáo báo chí ra hôm 14/11, Global Witness nói HAGL đã trở thành rủi ro về tài chính và uy tín cho các nhà đầu tư và những người ủng hộ tài chính cho tập đoàn này cần tìm nơi đầu tư khác.

Vẫn theo Global Witness, Deutsche Bank đã xác nhận họ không còn giữ cổ phần lớn nào ở HAGL và chỉ còn "cổ phần nhỏ" qua email gửi cho tổ chức này hôm 27/11.

Đại diện của Global Witness, bà MacInnes bình luận:

"Quyết định của Deutsche Bank là điều tốt nhưng nó không mang lại công lý cho những người đã mất đất cho đồn điền của HAGL.

"HAGL cần chấm dứt vi phạm pháp luật, giải quyết các tranh chấp với các cộng đồng và công khai các hoạt động của họ.

"Chuyện thực hiện điều mà công ty gọi là 'các chương trình xã hội' hiện nay không giải quyết được vấn đề và có vẻ chỉ là cách làm PR rẻ tiền."

Cả Lào và Campuchia đều đang trải qua cuộc khủng hoảng cướp đất với hơn 3,7 triệu héc ta đất chuyển cho các công ty từ năm 2000 trong đó 40% cho đồn điền cao su, theo Global Witness.

Họ nói thêm tính bí mật của nhiều thương vụ đất và rừng đã tạo điều kiện để tầng lớp trên của hai nước kiếm lời trong khi người dân và môi trường bị ảnh hưởng xấu.

HAGL tuyên bố "không quan tâm" tới các cáo buộc mà Global Witness đưa ra và nói đó là những điều "vô căn cứ".

Trong phỏng vấn với BBC hôm 14/11, Chủ tịch tập đoàn Đoàn Nguyên Đức nói Global Witness "vô nhân đạo" khi kêu gọi các nhà đầu tư rút vốn khỏi HAGL và nhắc tới khả năng kiện ngược lại tổ chức này.

"Có khả năng chúng tôi sẽ kiện họ ra tòa vì lý do vu khống và phỉ báng doanh nghiệp lớn đang làm ăn chân chính, nuôi 30 ngàn lao động." 

Nguồn: BBC 3-12-13

Tags: ,

Economics | Stocks

Lựa chọn cổ phiếu

by finandlife03/12/2013 16:03

Dưới đây là một số phương pháp và lời khuyên nổi tiếng.

PHƯƠNG PHÁP CANSLIM

William J. O'NeilM, người đứng đầu Công ty nghiên cứu đầu tư William J. O'Neil & Company và được coi là một nhà “phù thuỷ của thị trường chứng khoán”, đã đưa ra mô hình lựa chọn cổ phiếu hiệu quả: C-A-N-S-L-I-M.

C: Current Quaterly Earnings Per Share

Cổ phiếu tốt đều có sự gia tăng lợi nhuận so với cùng quý năm trước đó và tỷ lệ tăng càng cao thì chứng tỏ cổ phiếu càng có nhiều triển vọng.

Phải tìm hiểu sự gia tăng lợi nhuận này ở đâu và như thế nào? báo cáo tài chính có kiểm toán của công ty niêm yết, báo chí…

A: Annual Earnings Increases

Cổ phiếu có mức gia tăng lợi nhuận đều đặn trong vòng 5 năm trước đó (the best: 25%)

Các thông tin này bao gồm lịch sử và đặc điểm của công ty, tình hình tài chính, các chi tiết của đợt phát hành cổ phiếu và tổ chức bảo lãnh phát hành cổ phiếu.

N: New Products, New Management, New Highs

Cổ phiếu tăng sẽ bắt nguồn từ một số nhân tố nội tại nào đó

S: Supply and Demand

Chính những cổ phiếu có số lượng lưu hành thấp trên thị trường mới có nhiều triển vọng và có khả năng tăng giá hơn so với các cổ phiếu có số lượng lưu hành lớn

William đặc biệt lưu ý tới các cổ phiếu được công ty mua lại và cổ phiếu của các công ty có tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn tự có vừa phải

L: Leader and Laggard 

Nên mua 2 hay 3 cổ phiếu tốt nhất trong nhóm những cổ phiếu đầu bảng hiện tại, còn lại nên dành tiền cho những cổ phiếu có khả năng sinh lời trong tương lai.

Tránh mua những cổ phiếu có mức tăng trưởng cao nhưng không bền vững, chẳng hạn như cổ phiếu lên giá theo trào lưu, theo sự kiện nổi bật…

I: Institutional Sponsorship

Nhà đầu tư sẽ an tâm hơn để đầu tư khi cổ phiếu mà mình đầu tư cũng được sự quan tâm và mua vào của các tổ chức lớn, các thiết chế tài chính lớn và có uy tín.

M: Market Direction 

Cho dù bạn hoàn toàn chính xác khi nhận định về cả 6 tiêu chí kể trên, nhưng đến tiêu chí định hướng thị trường bạn mắc phải sai lầm thì vẫn có thể khiến bạn thua lỗ

WARREN BUFFET

Lời khuyên số 34

Bạn không nhất thiết phải gỡ gạc lại giống cái cách mà bạn đã đánh mất tiền

2 yếu tố: chất lượng của công ty và giá mà bạn phải trả cho cổ phiếu trong mối tương quan với chất lượng.

Điều thú vị là thị trường chứng khoán không giống như sòng bạc, vì đôi khi nó cho bạn cơ hội thắng chắc. Warren là kiểu người luôn chờ đợi như vậy!

Lời khuyên số 20

Bạn nên đầu tư vào một công ty mà một stupid man cũng có thể điều hành

Vì thế nào đi nữa rồi cũng sẽ có một ngày một thằng ngu nào đó lên nắm quyền như.

Tập trung vào mô hình kinh doanh của doanh nghiệp

Lời khuyên số 13

“I don’t try to jump over seven-foot bars;

I look around for one-foot bars that I can step over.”

Việc ông làm là chờ đợi những cơ hội tuyệt hảo và chắc chắn: các công ty với những sản phẩm không phải thay đổi, những mô hình kinh doanh mà ông biết rằng nó sẽ tồn tại ít nhất trong 20 năm nữa

Lời khuyên số 1

“Rule No. 1: Never lose money.

Rule No. 2: Never forget Rule No. 1.”

Bí quyết hàng đầu của việc làm giàu là dùng tiền đẻ ra tiền. Ví dụ, nếu 100.000 USD gộp lãi với tốc độ 15%/ năm thì bạn sẽ có 1.636.653 USD sau 20 năm, nghĩa là bạn đã lời 1.536.653 USD . Nhưng nếu bạn để mất 90.000 USD và chỉ còn 10.000 USD để đầu tư, thì món đầu tư của bạn chỉ đạt giá trị 163.665 USD. 

---------------------------------------------------------------------

Nguồn: finandlife|VFPress

Tags: , ,

Economics | StockAdvisory

Ba nhân tố cho thấy vấn đề nhân khẩu học của Nhật đang xấu đi

by finandlife29/11/2013 08:57

Thứ 1, Số người trong độ tuổi lao động giảm mạnh kể từ đỉnh cao giai đoạn 1995. Theo ước lượng của IMF, dân số trong độ tuổi lao động giảm từ đỉnh 87 triệu người từ 1995 xuống còn 55 triệu năm 2050. Nếu điều này thực sự xảy ra sẽ ảnh hưởng xấu đến cả lực lượng lao động lẫn nhu cầu nội địa.

Thứ 2, dân số già đi quá nhanh, số người từ hơn 65 tuổi đã chiếm 25% dân số. Đây là con số kỷ lục trong lịch sử của Nhật, và nếu so với một số quốc gia khác, như Mỹ chẳng hạn, con số này chỉ là 14%. Đây sẽ là áp lực rất lớn đối với y tế và chăm sóc sức khỏe.

 

Thứ 3, cơ cấu dân số già đã phần nào dẫn đến xu hướng suất sinh lợi trái phiếu và lãi suất thấp. Người già thường thích tài sản an toàn, do vậy họ sẽ ưu tiên mua nhiều trái phiếu chính phủ và gởi tiết kiệm hơn.

Nguồn: finandlife|soberlook

Tags: ,

Economics

Tiền điện tử sẽ cứu nền kinh tế.

by finandlife23/11/2013 10:37

Một ý tưởng rất táo bạo của một trong những nhà kinh tế học hàng đầu thế giới, Larry Summers, đó là “hãy sử dụng tiền điện tử, hệ thống tiền tệ mới này cho phép ngân hàng trung ương thực thi chính sách lãi suất âm”. Theo đó, những người đi vay sẽ được trả phí giữ hộ tiền cho người đi gởi tiền. Dưới đây là bài dịch full của bài “There's An Electronic Currency That Could Save The Economy — And It's Not Bitcoin", đăng trên business insider, do finandlife dịch.

----------------------------------------------------------------------

Mỹ đang kẹt vào tình trạng tăng trưởng kinh tế thấp và phục hồi yếu trong năm nay. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao bất chấp những nỗ lực lớn của FED trong kích thích kinh tế. Giai đoạn kinh tế với lạm phát thấp và thất nghiệp cao làm ngày càng nhiều người nói đến sự “bình thường mới” của tăng trưởng kém.

Những nhà kinh tế học đã và đang tìm kiếm những cách thức để trao thêm quyền lực cho ngân hàng trung ương để chiến đấu với suy thoái và ngăn chặn quá trình trì trệ kéo dài, vẽ lại viễn cảnh phục hồi. Larry Summers đã đặt ra thách thức kinh tế lớn trong bài diễn văn gần đây tại IMF. Thông thường, khi một cuộc suy thoái diễn ra, ngân hàng trung ương sẽ cắt giảm lãi suất để khuyến khích những doanh nghiệp đầu tư và quay lại hỗ trợ kinh tế tăng trưởng. Nhưng khi lãi suất chạm mốc 0%, những ngân hàng mất một trong những công cụ quan trọng nhất để chiến đấu với suy thoái. Điều này được gọi là giới hạn thấp hơn 0 (zero lower bound).

Khi đã chạm giới hạn thấp hơn 0 nghĩa là lãi suất không thể đạt được trạng thái cân bằng tự nhiên nơi mà nhu cầu đầu tư bằng với nhu cầu tiết kiệm. Thay vào đó, thậm chí tại mốc 0, lãi suất vẫn là quá cao, dẫn đến quá nhiều tiết kiệm và thiếu nhu cầu. Kết quả chúng ta làm cho sự phục hồi trở nên chậm chạp.

Cho đến gần đây, chúng ta vẫn chưa chạm cái giới hạn đó. Nhưng kể từ cuộc đại khủng hoảng, chúng ta đã mắc kẹt với nó và FED đã bị áp lực sử dụng những công cụ chính sách độc đáo khác thay thế. Đó là những gì mà Summers cảnh báo đó có thể trở thành một chuyện bình thường mới (new normal). Khi cuộc suy thoái tiếp theo diễn ra, lãi suất dường như không cách xa mốc 0 bao nhiêu. FED sẽ cắt giảm lãi suất và chúng ta lại phải gặp giới hạn thấp hơn 0 và đối mặt với một sự phục hồi chậm chạp khác.

Vậy câu trả lời là gì?

Kinh tế gia Đại học Michigan, Miles Kimball đã phát triển một giải pháp lý thuyết để ứng phó với vấn đề này, đó là một loại tiền tệ điện tử, tiền tệ điện tự sẽ cho phép FED điều chỉnh lãi suất danh nghĩa xuống dưới mức 0 để chống lãi suy thoái. Ông ấy đã và đang thuyết trình kế hoạch của mình với nhiều nhà kinh tế và các ngân hàng trung ương khắp thế giới. Kimball cũng đã viết rất nhiều lần về nghiên cứu của mình vã đã được phỏng vấn bởi Wonkblog’s Dylan Matthews.

“Nếu bạn đối mặt với một cuộc suy thoái tồi tệ, hậu quả kéo theo sau đó là những doanh nghiệp sẽ ngại đầu tư,” ông ấy đã nói với Business Insider. “Bạn phải mang đến cho họ những giao dịch thật sự thú vị để đảm bảo rằng họ sẵn lòng đầu tư và những giao dịch tốt đó nghĩa là những người đi vay tiền thật sự phải được trả phí để giữ hộ (to tend the money for the savers) tiền cho những người gởi tiết kiệm”.

Nhưng tiền giấy không thể làm được điều này.

“Theo truyền thống, chính phủ đảm bảo cho tất cả những người gởi tiết kiểm là họ sẽ ít nhất được hưởng lãi suất bằng 0, điều này được ghi nhận trong luật theo nhiều cách khác nhau,” Kimball đã nói.

Nếu FED hạ lãi suất thấp hơn 0 trong hệ thống tài chính hiện hành, những người tiết kiệm đơn giản là sẽ rút tiền của họ khỏi ngân hàng và tự giữ tiền thay vì phải nhận một lợi suất âm.Chính tiền giấy còn mang tính vật lý để người dân có thể rút tiền ra khỏi hệ thống tài chính để chống lãi lãi suất âm.

Và điều này đã dẫn đến ý tưởng tiền điện tử của Kimball. Tuy nhiên, không giống Bitcoin, Bitcoin không được quản lý và không chính danh, tiền điện tử của Kimball sẽ tập trung và được sử dụng rộng rãi. Sẽ hiệu quả khi thiết lập hai loại tiền tệ: Dollars và e-dollars. Ngay lúc này, tờ 100 USD của bạn sẽ tương đương với 100 USD trong ngân hàng. Nếu tài khoản ngân hàng của bạn có mức lãi suất 5%, bạn sẽ kiếm được 5USD tiền lãi 1 năm và tờ 100 USD đó vẫn có giá là 100USD. Những chuyện gì xảy ra nếu lãi suất là -5%? Bạn sẽ mất 5USD sau 1 năm. Biết được điều này, bạn sẽ rút 100USD và giữ nó ngoài hệ thống ngân hàng. Đây chính là nơi mà 2 loại tiền tệ khác biệt gặp nhau.

“Bạn phải làm một số thứ để tạo ra một lãi suất âm trên đồng tiền giấy,” Kimball đã nói. “Bạn phải có tờ 100USD có giá trị 95USD một năm sau theo mức lãi suất âm 5%. Ý tưởng này sắp xếp lại một số vấn đề, hãy nói 100USD trong ngân hàng bằng với tờ 100USD giấy bây giờ, nhưng 1 năm sau, 95$ trong ngân hàng lại bằng với tờ 100USD tiền giấy. Bạn có một tỷ giá chuyển đổi giữa chúng.”

“Sau 1 năm, tôi có thể nhận 95$ khỏi ngân hàng và nhận tờ 100USD tiền giấy hoặc nếu tôi muốn gởi 100USD tiền giấy vào ngân hàng, họ sẽ ghi nhận tài khoản tôi với 95$.”

Sau một năm với lãi suất âm 5%, $100 dollars bằng giá với $95 e-dollars. Điều này đảm bảo rằng tiền giấy cũng đối mặt với lãi suất âm  để loại bỏ những ưu đãi cho người gởi tiền để họ tích trữ đồng tiền dollar giấy khi FED ban hành lãi suất âm. Rất nhanh! Vấn đề giới hạn thấp hơn 0 đã được giải quyết.

Những lợi ích của chính sách này thậm chí còn vượt xa hơn suy nghĩ: chúng ta có thể nói tạm biệt với lạm phát.

“Một khi bạn xóa bỏ những ràng buộc của giới hạn thấp hơn 0, không có một lý do mạnh thật sự để có lạm phát 2%,” Kimball đã nói. “Những ngân hàng trung ương chủ chốt trên thế giới có lạm phát 2% và Ben Bernanke đã giải thích rõ ràng tại sao lại thế. Tránh xa giới hạn thấp hơn 0.”

Nhưng nếu lãi suất danh nghĩa được cho phép thấp hơn 0, sau đó FED có một dư địa lớn để chống lại suy thoái thậm chí với lãi suất lúc bắt đầu là rất thấp. Đây là một lợi ích khác từ việc loại bỏ giới hạn thấp hơn 0.

“Nếu bạn quan tâm về tương lai của đất nước này, một trong những vấn đề bạn cần hiện thực hóa là chúng ta cần giải quyết vấn đề của bên cầu”. “Con đường để giải quyết vấn đề của phía cầu phù hợp nhất mà không làm đảo lộn phía cung là chính sách tiền tệ và để làm điều đó chúng ta có thể điều hành lãi suất âm.”

Tại lúc này đây, e-dollars vẫn là một khái niệm trên lý thuyết, nhưng Kimball hi vọng rằng chúng có thể được hiện thực hóa trong tương lai gần. Ông ấy tin rằng nếu một chính phủ muốn, tiền điện tử có thể được sử dụng trong 3 năm và sẽ thu hoạch những lợi ích sớm sau đó.

“Điều này sẽ xảy ra một ngày nào đó,” ông ấy kết luận. “Hãy để tôi cho bạn biết tại sao. Có nhiều quốc giá trên thế giới và một vài trong đó dự định sẽ làm điều này và sẽ dễ hơn cho những quốc gia khác làm theo một khi một số quốc gia đã hiện hiện thực hóa”.

-----------------------------------------------------------------------

English Version on Business Insider

There's An Electronic Currency That Could Save The Economy — And It's Not Bitcoin

The United States has been marred in slow economic growth and a weak recovery for years now. Unemployment remains high. This is despite extraordinary efforts by the Federal Reserve to stimulate the economy. This drawn out period of low inflation and high unemployment has gotten more and more people talking about a "new normal" of mediocre growth.

Economists have been looking for ways to give central banks more power to combat recessions and prevent these long, drawn out recoveries. Larry Summers laid out this major impending economic challenge in his recent speech at the IMF. Normally, when a recession hits, central banks cut interest rates to incentivize firms to invest and to spur economic growth. But when interest rates hit zero, those banks lose one of their most important tools to combat recessions. This is called the zero lower bound.

Hitting the zero-lower bound means that interest rates cannot reach their natural equilibrium where desired investment equals desired savings. Instead, even at zero, interest rates are too high, leading to too much saving and a lack of demand. Thus we get the slow recovery.

Until recently, we hadn't hit that bound. But since the Great Recession, we've been stuck up against it and the Fed has been forced to use unconventional policy tools instead. What Summers warned of is that this may become the new normal. When the next recession hits, interest rates are likely to be barely above zero. The Fed will cut them and we'll find ourselves up against the zero lower bound yet again and face yet another slow recovery.

So what's the answer?

University of Michigan economist Miles Kimball has developed a theoretical solution to this problem in the form of an electronic currency that would allow the Fed to bring nominal rates below zero to combat recessions. He's been presenting his plan to different economists and central bankers around the world. Kimball has also written repeatedlyabout it and was recently interviewed by Wonkblog's Dylan Matthews.

"If you have a bad recession, then firms are afraid to invest," he told Business Insider. "You have to give people a pretty good deal to make them willing to invest and that good deal means that the borrowers actually have to be paid to tend the money for the savers."

But paper currency makes this impossible. 

"You have this tradition that as it is now is enshrined in law in various ways that the government is going to guarantee to all savers that they will get [at least] a zero interest," Kimball said.

If the Fed lowered rates below zero in our current financial system, savers would simply withdraw their money from the bank and sit on it instead of letting it incur negative returns. The paper currency itself — because it's something that can be physically withdrawn from the financial system — prevents rates from going negative.

This is where Kimball's idea for an electronic currency comes in. However, unlike Bitcoin, which prides itself on its decentralization and anonymity, Kimball's digital currency would be centralized and widely used. He would effectively set up two different types of currencies: dollars and e-dollars. Right now, your $100 bill is equal to the $100 in the bank. If you're bank account has a 5% interest rate, you earn $5 of interest in a year and that $100 bill is still worth $100. But what would happen if that interest were -5%? Then you would lose $5 over the course of the year. Knowing this, you would rationally withdraw the $100 ahead of time and keep it out of the bank. This is where the separate currencies come in.

"You have to do something a little bit more to get the negative rate on the paper currency," Kimball said. "You have to have the $100 bill be worth $95 a year later in order to have a -5% interest rate. The idea is to arrange things so let’s say $100 in the bank equals $100 in paper currency now, but in a year, $95 in the bank is equal to $100 in paper currency. You have an exchange rate between them."

"After a year, I could take $95 out of the bank and get a $100 bill or if I wanted to put a $100 bill into the bank, they would credit my account with $95."

Got that? After a year of a -5% interest rate, $100 dollars are equal to $95 e-dollars. This ensures that paper currency also faces a negative interest rate as well and eliminates the incentive for savers to hoard dollar bills if the Fed implements a negative rate. Presto! The zero lower bound is solved.

The benefits of this policy go even further though: We can say goodbye to inflation as well.

"Once you take away the zero lower bound, there isn't a really strong reason to have 2% inflation at this point," Kimball said. "The major central banks around the world have 2% inflation and Ben Bernanke explained very clearly why that is. It's to steer away from the zero lower bound."

He's right. Back in March, Ryan Avent asked Bernanke why not have a zero percent inflation target. Bernanke answered, "[I]f you have zero inflation, you’re very close to the deflation zone and nominal interest rates will be so low that it would be very difficult to respond fully to recessions."

But if nominal interest rates are allowed to go below zero, then the Fed has ample room to respond to recessions even if rates start out low. This is another major benefit from eliminating the zero lower bound.

What Kimball, whose blog is titled Confessions of a Supply Side Liberal, is most excited about is moving beyond the demand shortfall the economy currently faces to the supply side issues that hold back long-term growth.

"If you care at all about the future of this country, one of the things you need to realize is we need to solve the demand side so we can get back to the supply side issues that are really the tricky thing for the long run," he said. "The way to solve the demand side issues that is the most consistent with not messing up our supply side is monetary policy and making it so we can have negative interest rates."

At the moment, e-dollars are still only a theoretical concept, but Kimball is hopeful that they could be put into action in the near future. He believes that if a government bought in, it could be using an electronic currency in three years and reap the benefits of it soon after. 

"This is going to happen some day," he concluded. "Let me tell you why. There are a lot of countries in the world and some country is going to do this and it's going to be a whole lot easier for other countries to do it once some country has stepped out." 

Nguồn: finandlife|businessinsider 

Tags: , ,

Economics

Đọc giúp bạn|Giấc mơ trở thành nhà phân tích tài chính

by finandlife21/11/2013 10:14

Dưới đây là một bài viết trên fgate, được dịch từ investopedia. Vì là một bài dịch trên trang đầu tư lớn, do vậy, nội dung của bài mô tả nghề nghiệp phân tích tài chính tại những thị trường phát triển như Mỹ, Châu Âu. Tại Việt Nam, một thị trường chỉ phát triển hơn 10 năm nay, nghề nghiệp này có nhiều sự khác biệt, và không hẳn giống như những mô tả mà các bạn đọc bên dưới.

Tôi hoàn toàn đồng ý những đòi hỏi về kiến thức và kỹ năng cho nghề nghiệp này, với nghề này bạn phải trang bị cho mình một nền tảng tốt, không dừng lại ở đó, bạn còn phải liên tục học tập và nâng cao vốn kiến thức của bạn. Nhưng có lẽ thị trường Việt Nam quá nhỏ bẻ, những định chế tài chính khác nhau sẽ có sự vận dụng khác nhau đối với những chuyên viên phân tích, và một số trong đó chưa hẳn đã làm đúng thế mạnh của họ, quyết định đầu tư ở Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào những “chủ trương”, lãnh đạo 2 bên gặp nhau và đưa ra quyết định đầu tư mà nhiều khi chưa phân tích chi tiết, công việc phân tích là một bước hợp thức hóa những quyết định đó. Ở góc độ sell-side analysis, nhiều phân tích buộc phải viết theo chỉ đạo và sự sắp xếp của cấp trên, khuyến nghị trái với nguyên tắc nghề nghiệp. Đó là một trong những góc khuất mà không phải là ít phổ biến ở thị trường chúng ta. Đứng ở góc độ làm nghề, tôi phản đối những hành động bẻ cong lý lẽ đó, đạo đức nghề nghiệp vẫn là quy tắc đầu tiên và quan trọng nhất cho người làm phân tích.

-----------------------------------------------------------------------

Trong ngành dịch vụ tài chính, một trong những nghề được mơ ước nhiều nhất là trở thành nhà phân tích tài chính. Những nhà phân tích tài chính có thể làm việc ở cấp độ trung và cao cấp trong các doanh nghiệp, và là bước đệm cho những ai theo đuổi nó đến với các cơ hội nghề nghiệp khác. Ngành dịch vụ tài chính cạnh tranh rất khốc liệt, vì thế, nếu bạn có ý định dấn thân vào lĩnh vực phân tích, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, nếu bạn biết chuẩn bị hành trang cho mình đúng cách, bạn sẽ thành công với nghề này.

Nhà phân tích tài chính làm gì?

Công việc của một nhà phân tích tài chính là nghiên cứu các điều kiện kinh tế vi mô và vĩ mô, các giá trị nền tảng (fundamentals) của doanh nghiệp để đưa ra các khuyến nghị kinh doanh, ngành hoặc nhóm ngành. Nhà phân tích tài chính còn tư vấn trong việc mua hay bán chứng khoán công ty dựa trên sức mạnh hiện tại hoặc tiên đoán về doanh nghiệp. Một nhà phân tích tài chính phải hiểu thấu đáo tình hình phát triển hiện tại của ngành mình đang phụ trách, tập trung vào việc chuẩn bị các mô hình tài chính (financial modeling) để dự báo các điều kiện kinh tế tương lai khi các đầu vào thay đổi.

Nền tảng nhà phân tích tài chính cần chuẩn bị

Nếu bạn còn đang là sinh viên và muốn trở thành nhà phân tích tài chính, cách tốt nhất là bạn tham gia các khóa học về kinh doanh, kinh tế học, kế toán và toán học. Những ngành học khác mà bạn có thể trau dồi thêm nên gồm có khoa học máy tính, sinh học, vật lý, thậm chí là kĩ sư. Nhiều nhà phân tích ở cấp độ thấp mà các doanh nghiệp tuyển dụng có nền tảng kiến thức ở các lĩnh vực trên, bởi bản chất khi phân tích doanh nghiệp, người phân tích cần phải hiểu công cuộc kinh doanh cốt lõi, ngành mà doanh nghiệp đó đang hoạt động, trong khi các ứng viên có tấm bằng MBA (Thạc sỹ Quản trị kinh doanh)  từ các trường kinh doanh thường được tuyển vào làm nhà phân tích ở cấp độ cao.

Bên cạnh đó, nhiều người còn theo học và lấy thêm các bằng cấp chuyên môn chuyên sâu như CFA Charter để trang bị thêm kiến thức tài chính đầu tư thực tế, phục vụ cho nghề nghiệp.

                                Nguồn: CFA Institute

Những nghề nghiệp mà nhà phân tích tài chính có thể theo đuổi 

Những nhà phân tích tài chính có xu hướng tập trung chuyên môn nghề nghiệp của mình tùy vào định chế, tổ chức mà họ làm việc. Các ngân hàng, các công ty đầu tư bên bán và bên mua (buy-side và sell-side), các công ty bảo hiểm, các ngân hàng đầu tư chính là các tổ chức tuyển các vị trí phân tích tài chính. Trong số đó, các công ty đầu tư “bên bán”, các công ty đầu tư “bên mua” và các ngân hàng đầu tư có nhu cầu tuyển dụng các chuyên viên phân tích nhiều nhất.

Những nhà phân tích tài chính làm việc cho các công ty đầu tư “bên mua” có nhiệm vụ nghiên cứu cổ phiếu phục vụ cho mục đích mua bán nội bộ của quỹ công ty, trong khi các nhà phân chính làm việc cho các công ty đầu tư “bên bán” có nhiệm vụ viết các báo cáo nghiên cứu về cổ phiếu để cung cấp cho các công ty “bên mua”.

Các công ty đầu tư “bên mua” là những tổ chức đầu tư quản lý quỹ đầu tư riêng của mình. Khi làm việc ở các công ty này, các nhà phân tích nghiên cứu các công ty tiềm năng, lựa chọn các cổ phiếu phù hợp với chiến lược đầu tư để bổ sung vào quỹ đầu tư của công ty. Họ còn theo dõi các cổ phiếu trong danh mục đầu tư của quỹ để xác định thời điểm và vị thế lời lỗ của quỹ đầu tư khi bán cổ phiếu đó.

Các nhà phân tích bên các công ty đầu tư “bên bán” có nhiệm vụ định giá và so sánh chất lượng các loại chứng khoán trong một ngành hoặc nhóm ngành. Dựa trên những phân tích này, nhà phân tích sẽ viết các báo cáo để đưa ra các khuyến nghị như: mua, bán, mua mạnh, bán mạnh hoặc nắm giữ chứng khoán đó. Những khuyến nghị này cung cấp một khối lượng lớn thông tin cho ngành đầu tư, khi các nhà phân tích làm việc với các công ty đầu tư “bên mua”.
Chuyên sâu hơn, có nhà phân tích được bổ nhiệm chuyên theo dõi và phân tích cổ phiếu công ty, trong khi các nhà phân tích khác sẽ nghiên cứu về các công cụ trái phiếu công ty và chính phủ. Nhiều nhà phân tích còn được phân ngành hoặc các nhóm ngành cụ thể mà mình sẽ phụ trách để nâng cao tính chuyên sâu khi phân tích. Chẳng hạn một nhà phân tích có thể chuyên phụ trách mảng đầu tư cổ phiếu trong ngành năng lượng hoặc công nghệ.

Tuy nhiên, các nhà phân tích làm việc cho các ngân hàng đầu tư lại chuyên sâu trình độ khác so với các nhà phân tích hoạt động ở các công ty bên mua hoặc bên bán nói trên, khi nhiệm vụ chính của họ là xác định tính khả thi nên hay không thực hiện các thương vụ chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), mua bán và sáp nhập (M&A), dựa trên các giá trị nền tảng của doanh nghiệp liên quan đến thương vụ đó. Những nhà phân tích này sẽ đánh giá tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp, cũng như lập các mô hình tài chính và dự báo để ra khuyến nghị cho các đối tác cấp cao quyết định có nên hay không sáp nhập doanh nghiệp cho một khách hàng của ngân hàng đầu tư, hoặc nên hay không đầu tư vốn mạo hiểm (venture capital) vào một công ty nhất định cho khách hàng khác.

Nghề phân tích tài chính đòi hỏi gì?

Những nhà phân tích tài chính cần thận trọng khi tổng hợp các thông tin tình hình kinh tế vĩ mô, cũng như các thông tin về một doanh nghiệp cụ thể và các giá trị nền tảng vi mô thể hiện trên các báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu  chuyển tiền tệ). Để nắm bắt các thông tin mới nhất, các nhà phân tích cần phải liên tục cập nhật các thông tin tài chính kinh tế mới nhất liên tục mỗi ngày, ở các ấn phẩm uy tín như The Wall Street JournalThe Financial Times hay The Economist, cũng như các website tài chính chuyên nghiệp khác.

Trở thành một nhà phân tích tài chính còn đòi hỏi người theo đuổi nó có một sức khỏe tốt, bởi công việc đòi hỏi phải di chuyển và công tác nhiều. Nhiều nhà phân tích có các chuyến thăm đến các công ty để có cái nhìn trực tiếp về hoạt động của doanh nghiệp ở cấp độ ban đầu, cũng như có các cuộc họp đối thoại với các đồng nghiệp để chia sẻ các thông tin công việc mình đang làm.

Khi ở văn phòng công ty, các nhà phân tích phải học hỏi để trở thành chuyên gia làm việc với các bảng tính (spreadsheet), cơ sở dữ liệu liên quan, các biểu đồ, các số liệu thống kê để có thể phát triển và đưa ra các khuyến nghị cho ban quản lý cấp cao, cũng như phát triển các bài thuyết trình chi tiết, lập các báo cáo tài chính để dự báo, phân tích chi phí lợi ích, phân tích các xu hướng và kết quả đầu tư. Những nhà phân tích còn phải giải thích các giao dịch tài chính và xác minh các tài liệu liên quan cho phù hợp với các quy định của chính phủ.

Cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến

Với tính chất năng động của công việc, các nhà phân tích tài chính phải giao tiếp và làm việc với nhau cũng như các đồng nghiệp khi lập các báo cáo trình lên nhà quản lý danh mục đầu tư hoặc các chuyên viên quản lý cấp cao khác. Một nhà phân tích cấp thấp như sinh viên mới ra trường có thể mất từ 3 đến 5 năm để trở thành một nhà phân tích cấp cao. Riêng đối với các nhà phân tích cấp cao đang tìm kiếm các cơ hội khác để mở mang nghề nghiệp, họ có thể chọn trở thành các nhà quản lý danh mục đầu tư, đối tác với các ngân hàng đầu tư hoặc trở thành thành viên quản lý cấp cao ở ngân hàng bán lẻ hoặc công ty bảo hiểm. Một vài nhà phân tích chọn con đường trở thành nhà tư vấn đầu tư hoặc nhà tư vấn tài chính để tiếp tục phát triển con đường nghề nghiệp của mình.

Những chia sẻ để thành công với nghề phân tích tài chính

Những nhà phân tích cấp thấp thành công nhất là những người thông thạo khi làm việc với các bảng tính, cơ sở dữ liệu, thành thạo khi thuyết trình PowerPoint và học, áp dụng các phần mềm ứng dụng khác trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Tuy nhiên, các nhà phân tích cấp cao không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực và làm việc miệt mài, họ còn phải mở rộng các mối quan hệ với các giám sát viên và chỉ bảo cho các nhà phân tích cấp thấp. Những nhà phân tích nhanh chóng thăng tiến với nghề này còn phải học cách phát triển kĩ năng giao tiếp và đối nhân xử thế, đặc biệt là kĩ năng viết và thuyết trình để gây ấn tượng với ban quản lý cấp cao.

Lời kết

Tuy nghề đầu tư tài chính đòi hỏi sự chuẩn bị kĩ càng và nỗ lực làm việc không ngừng nghỉ, “trái ngọt” mà nó mang lại không chỉ là các phần thưởng tài chính, mà khiến những ai theo đuổi nó cảm thấy vai trò to lớn vì những đóng góp không hề nhỏ của mình vào bức tranh tổng thể kinh doanh nói chung của doanh nghiệp. 

Nguồn: finandlife|Fgate  

Tags:

Economics | Psychology | StoriesofLife

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu