Thống kê kết quả kinh doanh quý 4 năm 2013

by finandlife03/03/2014 10:25

Như trong nhiều báo cáo vĩ mô gần đây chúng tôi đã nhận định: Nền kinh tế Việt Nam năm 2013 dường như đã đi qua đáy, tuy nhiên tốc độ phục hồi còn chậm và mong manh.

Thống kê kết quả kinh doanh năm 2013 của 617 doanh nghiệp niêm yết đã công bố báo cáo tài chính cũng thấy bức tranh tương tự.

q  Doanh thu tăng 7.1%, trong khi đó, giá vốn tăng với tốc độ chậm hơn làm lãi gộp tăng đến 11.5%. Ngoài ra, việc doanh nghiệp hạn chế sử dụng nợ vay cùng với lãi suất thấp đã giúp chi phí tài chính giảm mạnh trong năm 2013, và điều đó góp phần đẩy tăng trưởng lợi nhuận ròng lên gần 20% so với năm liền trước.

q  Những ngành có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong năm vừa qua gồm có Bất động sản, Dịch vụ tài chính, Tài nguyên cơ bản; Điện, nước, xăng dầu, khí đốt… Trong khi đó, ngành xây dựng và vật liệu vẫn tỏ ra vô cùng khó khăn, kế đến là các ngành Hoá chất, Du lịch & giải trí, bảo hiểm, Thực phẩm & Đồ uống, Bán lẻ…

----------------------------------------------

Tổng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của 617 doanh nghiệp quan sát Quý 4/2013 tăng 9.2% và 14.8% so với cùng kỳ. Luỹ kế cả năm 2013, tổng doanh thu thuần tăng 7.1%, tổng lợi nhuận tăng 19.5% so với cùng kỳ năm trước

Năm 2013, ổng doanh thu thuần của các doanh nghiệp niêm yết tăng 7.1%, trong khi tổng giá vốn hàng bán chỉ tăng 6.2% giúp tổng lợi nhuận gộp tăng 11.5%. Biên lãi gộp trung bình đạt 17.7% cao hơn so với mức 17% năm 2012.Bên cạnh đó, lãi vay giảm giúp tổng chi phí tài chính giảm 3.3%, chiếm 3.4% doanh thu thuần (năm 2012 là 3.7%). Chi phí bán hàng và chi phí quản lý mặc dù tăng 11.6%, chiếm 8.6% doanh thu thuần (năm 2012 là 8.3%) nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn tăng 19.5%. Biên lãi ròng trung bình đạt 7.2% cải thiện so với mức 6.5% cùng kỳ năm trước.

Như vậy, thống kê cho thấy bức tranh tổng thể kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết đang dần trở nên sáng sủa hơn. Giá cả đầu ra tăng nhanh hơn đầu vào cùng với việc kiểm soát tốt các chi phí ngoài sản xuất giúp các doanh nghiệp niêm yết cải thiện phần nào hiệu quả hoạt động so với năm trước.

Sự cải thiện trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết còn thể hiện ở chỗ: Năm 2013 có 83 doanh nghiệp trong mẫu báo lỗ (chiếm 13.5% tổng số doanh nghiệp khảo sát), giảm so với 103 doanh nghiệp của năm 2012 (16.7% tổng số doanh nghiệp khảo sát). Đáng chú ý, trong số 83 doanh nghiệp này có 13 doanh nghiệp lỗ 3 năm liên tiếp và 39 doanh nghiệp lỗ 2 năm liên tiếp.

Kết quả thống kê cũng cho thấy: năm 2013 có 52% số doanh nghiệp trong mẫu khảo sát cho kết quả lợi nhuận sau thuế tăng trưởng so với cùng kỳ. Trong khi đó, tỷ lệ này năm 2012 chỉ là 39.5%.

Tổng lợi nhuận lẫn tổng thua lỗ của các doanh nghiệp báo lãi và báo lỗ năm 2013 trong mẫu khảo sát đều phình to ra so với năm 2012

Kết quả thống kê trên 563 doanh nghiệp có đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2013 cho thấy: năm 2013, có 261 doanh nghiệp hoàn thành vượt kế hoạch lợi nhuận (chiếm tỷ lệ 46.4%). 119 doanh nghiệp hoàn thành từ 50 – 100% kế hoạch lợi nhuận (chiếm tỷ lệ 21%) và 183 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 33%) có kết quả thực hiện đạt thấp so với kế hoạch (dưới 50%).

Tại thời điểm cuối quý năm 2013, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp trong mẫu khảo sát tăng 4.6% và 8% so cùng thời điểm năm trước. Trong khi đó, tổng vay nợ của các doanh nghiệp này giảm 2.8%.

Phân tích chi tiết cho thấy, kết quả kinh doanh có sự phân hoá theo nhóm ngành. Ngành Xây dựng và vật liệu có kết quả lợi nhuận năm 2013 sụt giảm mạnh nhất (–79%). Các ngành Hoá chất, Du lịch & giải trí, bảo hiểm, Thực phẩm & Đồ uống, Bán lẻ… cũng có lợi nhuận giảm do kinh tế suy thoái, nhu cầu sụt giảm.

Trong khi đó, một số ngành mang tính phòng thủ như Điện, nước & xăng dầu khí đốt, dầu khí, tài nguyên cơ bản, y tế vẫn có được kết quả tăng trưởng lợi nhuận khả quan. Một số ngành hưởng lợi nhờ chi phí đầu vào giảm như Lốp xe tiếp tục có kết quả tăng trưởng lợi nhuận ổn định.

Ngành bất động sản có sự cải thiện lợi nhuận mạnh mẽ nhất (+244%*) phần nào thể hiện sự cải thiện của hoạt động kinh doanh bất động sản trong nước. Ngành dịch vụ tài chính (chủ yếu là môi giới chứng khoán) cũng có kết quả lợi nhuận tăng trưởng khá nhờ thị trường chứng khoán năm qua sôi động.

Kết quả trên mặc dù có thể còn tồn tại một số đột biến do hạn chế về số liệu quan sát. Tuy nhiên, nhìn chung, kết quả phản ánh khá chính xác tình hình hoạt động của các nhóm ngành, lĩnh vực 6 tháng đầu năm 2013.

(*Loại trừ sự đột biến của VIC thì tăng 85%)

 

Nguồn: finandlife|VFS Research

Tags: ,

Economics

Facebook mua Whatsapp 19 tỷ USD: Qua góc nhìn định giá

by finandlife24/02/2014 14:31


Dưới đây là bài dịch của finandlife đối với bài “Facebook buys Whatsapp for $19 billion: Value and Pricing Perspectives”, trên blog Damodaran.

-----------------------------------------------

Sự khác nhau giữa giá và giá trị xoay quanh 2 vấn đề. Thứ nhất là quá trình định giá, khi mà giá một tài sản như chứng khoán, trái phiếu hay bất động sản được thành lập bởi sự gặp nhau của cung và cầu, với tất cả những yếu tố từ hợp lý đến bất hợp lý, ngay cả tâm lý hành vi. Thứ hai là quá trình của giá trị nơi giá trị của tài sản dựa trên những yếu tố cơ bản như dòng tiền, tăng trưởng và rủi ro. Nói ngắn gọn, những người chơi trò định giá sẽ là những nhà giao dịch và những người chơi trò giá trị sẽ là những nhà đầu tư, và không có phán quyết đạo đức nào cho cả 2. Thật nguy hiểm nếu bạn nghĩ mình có thể kiểm soát hay lý giải cách mà nửa kia hoạt động. Khi bạn mặc vào chiếc áo của nhà đầu tư, bạn có thể hoan mang những gì mà những nhà giao dịch làm và phản ứng, và khi bạn mặc vào chiếc áo của nhà giao dịch, bạn có vẻ như bị lừa bởi cách tiếp cận của những nhà đầu tư. Hãy thử nhìn lại thương vụ thâu tóm Whatsapp với mức giá 19 tỷ USD của Facebook, trong đó 15 tỷ USD đến từ cổ phiếu Facebook và 4 tỷ USD tiền mặt.

Cách nhìn của nhà đầu tư giá trị

Tôi sẽ bắt đầu với việc mặc vào cho mình bộ áo của nhà đầu tư, đơn giản vì tôi thấy thoải mái và hiểu nó tốt hơn. Hãy nhìn cơ bản doanh nghiệp để lý giải cho cái giá được trả, thật sự thì tôi không chỉ cảm thấy phù phiếm mà còn khó chịu, dưới đây là tại sao. Để biện minh cho cái giá 19 tỷ USD cho một công ty trên thị trường chứng khoán hiện nay, bạn sẽ cần công ty đó thu về khoảng 1.5 tỷ USD lợi nhuận sau thuế trong kịch bản tăng trưởng ổn định.

Giá trị vốn cổ phần = 19 tỷ USD

ROE được sử dụng để định giá vào ngày 01/01/2014 là 8% (đồng nghĩa với phần bù rủi ro vốn cổ phần sẽ là 5%, lấy ROE trừ đi 3% lãi suất phi rủi ro)

Thu nhập yêu cầu để có mức giá trên sẽ là 1.52 tỷ USD (19 tỷ USD * 8%)

Thuế suất thu nhập doanh nghiệp ổn định ở mức 30%, khi đó, lãi trước thuế sẽ là 2.17 tỷ USD.

Rõ ràng đây là kịch bản khá tích cực, trong trường hợp tỷ suất sinh lời yêu cầu lên 10% và bạn phải mất 5 năm để có thể đạt tới thời kỳ tăng trưởng ổn định thì lợi nhuận trước thuế tại năm thứ 5 phải lên đến 4.37 tỷ USD

Dưới đây là 3 con đường để dẫn đến những điểm thu nhập hòa vốn:

1.  Nếu công ty tiếp tục với mô hình kinh doanh hiện tại, cho phép người dùng dứng dụng tải về miễn phí và thu phí 1 USD mỗi năm và không tốn chi phí quản lý (điều nãy rõ ràng là không thực tế, nhưng hãy tạm chấp nhận thế), bạn sẽ cần 2.5 tỷ người dùng ứng dụng này.

2.  Có thể là ứng dụng này xuất chúng tới nỗi bạn có thể phải trả thêm phí mà khách hàng vẫn chập nhận sử dụng. Với lượng người dụng hiện tại, 450 triệu người, chi phí phả trả cho mỗi người dụng phải tăng từ 1 USD lên 5 USD một năm, và điều kiện không tốn bất kỳ chi phí quản lý nào khác vẫn giữ như ở trên.

3.  Giá trị có thể đến từ doanh thu quảng cáo từ cộng đồng Whatsapp, nhưng đây là điều khó khăn. Vì trên trang chính của ứng dụng này, người phát triển ứng dụng đã lý giải tại sao họ không quảng cáo. Tuy nhiên, có một cửa khác, Facebook tích hợp Whatsapp vào hệ thống của Facebook và quảng cáo chúng ở đó. Cứ cho là đi theo kịch bản đó, bạn vẫn phải tạo được ít nhất 2.2 tỷ USD lợi nhuận sau thuế từ quảng cáo đến những người dùng Whatsapp mới đạt điểm hòa vốn.

Như vậy, trong bộ đồ của nhà đầu tư giá trị, bạn có hai sự lựa chọn. Một là chấp nhận rằng đầu tư vào truyền thông xã hội không phải là trò chơi của bạn, hãy chuyển đến phần khác của thị trường, nơi bạn có thể ứng dụng những phân tích cơ bản. Hai là hãy chấp nhận những khó khăn trong việc lý giải giá cả hoặc phẫn nộ về bong bóng, không hợp lý và những nhà giao dịch ngắn hạn bán khống vì những tức giận đó. Tôi khuyên bạn đừng làm thế, nó không chỉ làm hại đến sức khỏe thể chất của bạn mà thậm chí còn làm hại đến sức khỏe tài chính của bạn.

Cách nhìn nhận của nhà giao dịch

Mặc vào chiếc áo của nhà giao dịch, Thương vụ Facebook thâu tóm Whatsapp không chỉ tạo hứng thú mà còn thật sự được nhìn nhận tích cực. Để hiểu tại sao, tôi phải thay đổi cách suy nghĩ từ những yếu tố cơ bản sang tập trung vào những yếu tố liên quan đến giá cả. Để tìm kiếm biến số định giá, tôi đã nhìn giá cả của những công ty truyền thông trên thị trường, những thước đo định giá so sánh.

Những công ty này có mô hình kinh doanh khác nhau và tôi còn phải nhìn nó dưới con mắt nhà đầu tư nữa, hãy nhìn nó bằn con mắt của nhà giao dịch thôi. Đơn giản là nhìn vào mối tương quan giữa đánh giá giá trị doanh nghiệp của thị trường với những thước đó khác.

Dựa trên ma trận tương quan này, tôi có những đúc kết sau:

1.    Số lượng người dùng là nhân tố tuyên quyết: Nhân tố chủ chốt giải thích sự khác nhau trong giá trị những công ty là số lượng người dụng.

2.    Những vấn đề về cam kết của người sử dụng

3.    Doanh thu dự phóng được định cao hơn so với doanh thu trên diện rộng.

4.    Tạo ra tiền là một vấn đề khác.

Vậy tiếp theo sẽ là gì?

1.    Nếu bạn là một nhà đầu tư, hãy dừng việc cố gắng lý giải những dịch chuyển trong giá cả của các công ty truyền thông xã hội, bằng các sử dụng những ma trận truyền thống – doanh thu, biên hoạt động và rủi ro. Bạn sẽ làm mình bị điên đấy. Quan trọng hơn, đừng bán khống để chờ đợi thị trường nhận ra rằng bạn đúng, vì rất có thể đến lúc thị trường cho thấy bạn đúng thì bạn đã phá sản mất rồi.

2.    Nếu bạn là một nhà giao dịch, hãy chơi trò định giá và dừng việc lừa dối chính mình bằng cách tin rằng đó là những yếu tố cơ bản. Tốt hơn hết bạn đừng kể lể về thu nhập tương lai của Facebook/Twitter/Linkedin, hãy tập trung những khuyến nghị mua/bán của bạn vào số lượng người dùng.

3.    Nếu bạn là một công ty và bạn muốn chơi trò định giá, tôi nghĩ rằng quan trọng nhất là tìm kiếm những biến số định giá những nhân tố gây ảnh hưởng và cố hiểu rõ những nhân tố đó.

Trở lại thương vụ Facebook và Whatsapp, dường như Facebook đang chơi trò định giá, và dấu hiệu nhận biết đó là thị trường sẽ trả tiền cho bạn nếu bạn có nhiều hơn thành viên. Đơn giản là thế này, Facebook đang có giá trị 170 tỷ USD, với 1.25 tỷ người dùng, tương đương 1 người dùng có giá trị 130 USD. Nếu Whatsapp có 450 triệu người dùng thì facebook sẽ có thêm 450 triệu người dùng (tất nhiên là sẽ có những người vừa dùng facebook vừa dùng whatsapp, nhưng đành chấp nhận vậy), khi đó giá trị của Whatsapp sẽ là 20.8 tỷ USD, lớn hơn con số 19 tỷ USD mà Facebook bỏ ra để mua Whatsapp. Đây là cách lý giải đơn giản nhất.

Thương vụ này có nguy hiểm không? Tất nhiên! Trước hết, rất có thể thị trường đang định giá cao giá trị của những thành viên tham gia mạng xã hội. Tuy nhiên, Facebook đã bảo hiểm bằng cách trả bằng một lượng lớn bằng cổ phiếu. Vì vậy, nếu một vài năm tới cổ phiếu mạng xã hội có về mặt đất thì Facebook đã trả giá cao cho Whatsapp nhưng cổ phần nó sử dụng để trả cho Whatsapp cũng đang bị định giá cao. Thứ hai, khi những công ty mạng xã hội di chuyển lên một chu kỳ mới, những biến mà những người giao dịch dùng để định giá chuyển thành tiền, những công ty này sẽ được đánh giá cao hơn.

Tóm lại

Với những nhà đầu tư nhìn nhận thương vụ Whatsapp như chứng cứ của sự phấn khích bất hợp lý, hãy nhớ rằng vẫn có những nhà giao dịch đang cười lớn với khoản lợi nhuận đang chảy về tài khoản ngân hàng của họ. Đơn gian, những nhà giao dịch nhìn những yếu tố cơ bản và định giá như những trò chơi được chơi bởi những người xa rời thực tế (eggheads) và học thuật, nhận thấy rằng cảm xúc và động lực tăng giá là những nhân tố chính dẫn dắt các công ty tryền thông xã hội hiện nay.

Đọc thêm bài: Facebook took over Whatsapp at 19 billion Dollars

 

Nguồn: finandlife|Dịch từ Blog Damodaran

Tags: ,

Economics | Psychology

Facebook took over Whatsapp at 19 billion Dollars

by finandlife20/02/2014 09:34

Oh my god! This is the biggest deal in the mobile chat apps. One week ago, we have heard about Viber which was bought by Rakuten at 900 million Dollars. But now, we are also more surprising when Facebook take over Whatsapp at 19 billion Dollars.

This is the message from Mark Zuckerberg, he wrote on his facebook entry.

---------------------------------------------

I’m excited to announce that we’ve agreed to acquire WhatsApp and that their entire team will be joining us at Facebook.

Our mission is to make the world more open and connected. We do this by building services that help people share any type of content with any group of people they want. WhatsApp will help us do this by continuing to develop a service that people around the world love to use every day.

WhatsApp is a simple, fast and reliable mobile messaging service that is used by over 450 million people on every major mobile platform. More than 1 million people sign up for WhatsApp every day and it is on its way to connecting one billion people. More and more people rely on WhatsApp to communicate with all of their contacts every day.

WhatsApp will continue to operate independently within Facebook. The product roadmap will remain unchanged and the team is going to stay in Mountain View. Over the next few years, we're going to work hard to help WhatsApp grow and connect the whole world. We also expect that WhatsApp will add to our efforts forInternet.org, our partnership to make basic internet services affordable for everyone. 

WhatsApp will complement our existing chat and messaging services to provide new tools for our community. Facebook Messenger is widely used for chatting with your Facebook friends, and WhatsApp for communicating with all of your contacts and small groups of people. Since WhatsApp and Messenger serve such different and important uses, we will continue investing in both and making them each great products for everyone.

WhatsApp had every option in the world, so I’m thrilled that they chose to work with us. I’m looking forward to what Facebook and WhatsApp can do together, and to developing great new mobile services that give people even more options for connecting.

I've also known Jan for a long time, and I know that we both share the vision of making the world more open and connected. I'm particularly happy that Jan has agreed to join the Facebook board and partner with me to shape Facebook's future as well as WhatsApp's.

Jan and the WhatsApp team have done some amazing work to connect almost half a billion people. I can’t wait for them to join Facebook and help us connect the rest of the world.

 

Nguồn: finandlife|Mark Zuckerberg

Tags: ,

Economics

Sự giảm giá đồng tiền tại thị trường mới nổi sẽ đánh dấu kết thúc của chương trình Taper

by finandlife18/02/2014 09:02

Tin thức thú vị những ngày này là về sự mất giá đồng tiền ở thị trường mới nổi. Tiền rẻ được cung ứng bởi Cục dự trữ liên ban Mỹ trong suốt thời kỳ nới lỏng định lượng để vực dậy kinh tế nước này đã chạy đến những thị trường mới nổi để tìm kiếm lợi nhuận, và khi sự nới lỏng kết thúc, dòng tiền này phải quay trở lại Mỹ. Một số quốc gia mới nổi đang cảm thấy áp lực trước việc rút vốn này (currency outflows). Hệ quả tất yếu của việc rút vốn nhanh kia là các quốc gia mới nổi đang phải tăng lãi suất nhanh và điều đó ảnh hưởng xấu đến chính nền kinh tế của họ. Bất chấp định giá cổ phiếu thị trường mới nổi hấp dẫn hơn so với các nước phát triển, nhưng chúng ta vẫn phải chứng kiến một con số khổng lồ bị rút ra trong tháng qua, 12 tỷ USD. Tất cả tiền này đang được chảy vào trái phiếu Mỹ và kim loại quý.

Dưới đây là một tổng hợp tất cả sự mất giá đồng tiền tại những thị trường mới nổi.

Kazakhstan 

Turkey

Venezuela 

Argentina

Nigeria

 

Nguồn: finandlife|seekingalpha.com

Tags: ,

Economics

Lý giải sự dịch chuyển các dòng FDI vào Việt Nam

by finandlife27/01/2014 09:47

Dưới đây là một số điểm đáng lưu ý nhất dưới góc nhìn của TS Alan Phan

Nguyên nhân FDI dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam:

Hàn Quốc và Nhật Bản, hiện họ cũng xem xét trong mối tương quan chung giữa quan hệ chính trị, kinh tế của nước họ với Trung Quốc

Giá cả sản xuất ở Trung Quốc bắt đầu lên cao, lạm phát cũng bước vào thời kỳ cao và lương ở Trung Quốc cũng bắt đầu tăng lên

Việt Nam có những triển vọng phát triển hơn nên đã đầu tư sang Việt Nam.

Việt Nam đang có chính sách khuyến mại để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), bù vào phần suy thoái kinh tế. 

Samsung, lợi nhuận của họ có thể đạt được 6 tỷ USD theo phép tính, nhưng đóng thuế của họ chỉ mất 50 triệu USD. 

Nhà đầu tư nước ngoài họ nhìn thấy được tiềm năng ở thị trường Việt Nam.

Chi phí cho nhân công không chiếm nhiều trong chi phí sản xuất của các doanh nghiệp nên nhân công giá rẻ không phải là yếu tố quan trọng. Quan trọng là vấn đề thị trường, thuế quan ưu đãi.

Nhưng cú hích mạnh nhất là từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc…với chủ trương đón đầu các lợi điểm về thuế quan do TPP mang lại. Riêng Trung Quốc, có rất nhiều nhà đầu tư nhỏ núp bóng qua các thoả hiệp ngầm với những công ty nội. 

Nguồn: finandlife|gocnhinalan

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu