Thống kê kết quả kinh doanh quý 1 năm 2014

by finandlife26/05/2014 09:33

Kết quả sản xuất kinh doanh quý 1 của các doanh nghiệp niêm yết cho thấy một bức tranh với nét vẽ mới từ chi phí bán hàng. Khoản mục chi phí này đã tăng gần 16% so với cùng kỳ, nhanh hơn khá nhiều so với tốc độ tăng trưởng 12.5% của doanh số làm lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ còn tăng trưởng 6.2%.

Ngoài ra, việc thiếu vắng những khoản lợi nhuận khác và lợi nhuận từ hoạt động tài chính đã góp phần làm lợi nhuận sau thuế quý 1 giảm 4.2% so với cùng kỳ.

Điểm đáng ghi nhận là tốc độ tăng trưởng doanh thu ở mức khá cao, cho thấy nhu cầu thị trường và đầu ra đang dần cải thiện. Thêm vào đó, chi phí đầu vàokhông có nhiều đột biến đã giúp lợi nhuận gộp tăng trưởng tương đồng với tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần.

Chúng tôi cho rằng, trong những quý tới khi nhu cầu tiếp tục cải thiện, những khoản đầu tư mạnh cho công tác bán hàng vào đầu năm sẽ giúp các doanh nghiệp tăng doanh thu và cải thiện lợi nhuận.

--------------------------------------

Tổng doanh thu thuần và lãi gộp của 615 doanh nghiệp niêm yết (không bao gồm ngân hàng) Quý 1/2014 tăng 12.5% so với cùng kỳ. Trong khi đó tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chỉ tăng 6.2%, tổng lợi nhuận sau thuế giảm 4.2%.

So sánh với quý 4/2013, trong khi tốc độ tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp niêm yết Quý 1/2014 so với cùng kỳ cao hơn nhưng tăng trưởng lợi nhuận lại giảm đi đáng kể.

 

Quý 1/2014, tổng doanh thu thuần và giá vốn hàng bán của các doanh nghiệp trong mẫu tăng 12.5% giúp lãi gộp tăng với tốc độ tương ứng. Lãi vay giảm giúp chi phí tài chính giảm 7.6% so với cùng kỳ (chi phí lãi vay giảm 12.6%). Chi phí quản lý cũng được kiểm soát khá tốt khi chỉ tăng 9.1%, thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu và lãi gộp.

Mặc dù vậy với việc chi phí bán hàng tăng đến 15.9%, thu nhập tài chính giảm đến 28.2%, tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của 615 doanh nghiệp trong mẫu chỉ tăng 6.1% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, với việc không còn những khoản lợi nhuận khác lớn như Quý 1/2013 (tiêu biểu trường hợp của GAS), lợi nhuận khác ròng Quý 1/2014 đã giảm 72.7%, góp phần làm lợi nhuận trước thuế giảm 0.9%, lợi nhuận sau thuế giảm 4.2% so với cùng kỳ, thấp hơn nhiều so với kết quả đạt được trong Quý 4 và cả năm 2013.

Phân tích chi tiết chi phí bán hàng có thể thấy, tổng chi phí bán hàng Quý 1 năm nay tăng mạnh hơn tốc độ tăng của doanh thu chủ yếu là do các doanh nghiệp đẩy mạnh quảng cáo, khuyến mãi nhằm giữ thị phần trong bối cảnh cạnh tranh cao hơn (tiêu biểu như VNM). Trong khi đó, thu nhập tài chính giảm do lãi tiền gửi giảm và một số doanh nghiệp không còn ghi nhận các khoản doanh thu tài chính bất thường như VIC (thanh lý công ty con & liên kết), PPC (lãi chênh lệch tỷ giá)… 

Như vậy, thống kê cho thấy kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết Quý 1/2014 không cao như kì vọng. Tăng trưởng lợi nhuận không theo kịp tăng trưởng doanh thu. Tuy vậy, nguyên nhân chủ yếu là do các yếu tố biến động bất thường như thu nhập tài chính, thu nhập khác… Doanh thu và lãi gộp của doanh nghiệp vẫn tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Việc chi phí bán hàng tăng mạnh hơn doanh thu cũng cho thấy áp lực cạnh tranh cao hơn trong bối cảnh nhu cầu ngày một cải thiện.

 

Để có cái nhìn đầy đủ hơn về bức tranh hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết, chúng tôi loại bỏ các doanh nghiệp ngành Bảo hiểm, Dịch vụ tài chính, Bất Động Sản và Xây dựng ra khỏi mẫu. Chúng tôi cũng điều chỉnh một số yếu tố bất thường có thể ảnh hưởng lớn tới kết quả thống kê như khoản lợi nhuận khác trong Quý 1/2013 của GAS, khoản lợi nhuận từ chênh lệch tỷ giá Quý 1/2013 của PPC… Kết quả thống kê cho kết quả như sau:

Doanh thu thuần tăng trưởng 11.2% so với cùng kỳ, trong khi đó giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn với mức tăng 12.2% dẫn đến lợi nhuận gộp chỉ tăng 6.3% so với cùng kỳ. Điều này khá phù hợp với kết quả khảo sát của HSBC thông qua các báo cáo PMI các tháng trong Quý 1/2014: Sản lượng và giá cả đầu vào tăng trong khi giá bán đầu ra không tăng tương ứng.

Thu nhập tài chính sau khi điều chỉnh khoản thu nhập từ chênh lệch tỷ giá của PPC giảm 20.7% so với cùng kỳ. Mặc dù lãi vay giảm giúp chi phí lãi vay giảm đến 13.3% nhưng tổng chi phí tài chính hầu như không giảm so với cùng kỳ. Trong khi đó chi phí bán hàng tăng đến 20% là nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm 3.9% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế sau khi điều chỉnh khoản lợi nhuận khác của GAS trong Quý 1/2013 giảm 3.4%, lợi nhuận sau thuế giảm 3.6% so với cùng kỳ.

 

Quý 1/2014 có 515 trên tổng số 615 doanh nghiệp báo lãi, cao hơn so với 508 doanh nghiệp báo lãi của Quý 1/2013. Số doanh nghiệp báo lỗ cũng giảm với chỉ 99 doanh nghiệp báo lỗ so với 107 doanh nghiệp cùng kỳ.

Tuy vậy, tổng lãi của các doanh nghiệp có lãi lại sụt giảm so với cùng kỳ, trong khi tổng lỗ của các doanh nghiệp báo lỗ lại phình to ra.

 

Mặc dù tổng lợi nhuận sụt giảm, tuy nhiên số lượng doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tăng trưởng so với cùng kỳ lại tăng. Quý 1/2014, có 362 trên tổng số 615 doanh nghiệp trong mẫu có lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ, chiếm tỷ lệ 59%, cao hơn so với tỷ lệ 47% và 54% của Quý 1/2013 và Quý 4/2013.

 

Tại thời điểm cuối quý 1 năm 2014, tổng tài sản của các doanh nghiệp niêm yết tăng 7.7%, Vốn chủ sở hữu tăng 7.3%, Tổng vay nợ tăng 1.6%, Hàng tồn kho tăng 3.6% so với cùng thời điểm năm trước.

 

Bất động sản là ngành có giá trị tồn kho cao nhất hiện nay, chiếm 33.8% tổng giá trị hàng tồn kho. Tiếp theo là ngành Xây dựng & vật liệu. Giá trị tồn kho 2 ngành này lần lượt giảm 4.8% và 1.4% so với cùng thời điểm năm trước.

Một số ngành có giá trị tồn kho tăng cao so với cùng thời điểm năm trước là Bán lẻ (+102%); Điện, nước, xăng dầu, khí đốt (+39%); Dầu khí (+28%), Y tế (+21%)…

 

Phân tích chi tiết cho thấy, kết quả kinh doanh có sự phân hoá theo nhóm ngành. Ngành truyền thông(chủ yếu là các doanh nghiệp sách & sản phẩm văn hoá) có kết quả lợi nhuận Q1/2014 sụt giảm mạnh nhất (-130.4%), chủ yếu do chi phí giá vốn tăng. Các ngành Du lịch & giải trí, Hoá chất, Thực phẩm & Đồ uống, Bán lẻ… cũng có lợi nhuận giảm do nhu cầu sụt giảm.

Trong khi đó, một số ngành mang tính phòng thủ như Y tế, dầu khívẫn có được kết quả tăng trưởng lợi nhuận khả quan. Một số ngành hưởng lợi nhờ chi phí đầu vào giảm như Lốp xe tiếp tục có kết quả tăng trưởng lợi nhuận ổn định.

Ngành bất động sản có sự cải thiện lợi nhuận mạnh mẽ nhất (+256%) phần nào thể hiện sự cải thiện của hoạt động kinh doanh bất động sản trong nước. Ngành dịch vụ tài chính (chủ yếu là môi giới chứng khoán) cũng có kết quả lợi nhuận tăng trưởng mạnh nhờ thị trường chứng khoán sôi động.

Kết quả trên mặc dù có thể còn tồn tại một số đột biến do hạn chế về số liệu quan sát. Tuy nhiên, nhìn chung, kết quả phản ánh khá chính xác tình hình hoạt động của các nhóm ngành, lĩnh vực trong Quý 1 năm 2014.

 

Số liệu thống kê kết quả kinh doanh Quý 1/2014 của VN 30 và GAS cũng cho kết quả tương đồng với tổng thể. Doanh thu thuần và lãi gộp tăng trưởng tốt, lần lượt đạt 24.8% và 20.4%. Tuy nhiên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh lại chỉ tăng 6%, lợi nhuận ròng giảm đến 6.6% so với cùng kỳ.

 

Doanh thu tài chính, lợi nhuận khác của VN 30 và GAS sụt giảm mạnh hơn tổng thể , trong khi đó, chi phí bán hàng và chi phí quản lý gia tăng mạnh hơn. Tổng chi phí tài chính Quý 1/2014 của VN 30 và GAS tăng 12.4% so với cùng kỳ

 

Tổng tài sản của VN 30 và GAS tại thời điểm cuối quý 1/2014 tăng 15.2%, vốn chủ sở hữu tăng 12%, tổng vay nợ tăng 13.2% và tổng tồn kho tăng 0.9% so với cùng thời điểm năm trước. 

Nguồn: finandlife|VFS Research

Tags: ,

Economics | VietnamData | Quarter

Dữ liệu vĩ mô tháng 3 năm 2014

by finandlife11/04/2014 13:25

Số liệu vĩ mô Tháng 3/2014 tiếp tục cho thấy những dấu hiệu tích cực chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam có thể đang dần phục hồi từ đáy, mặc dù tốc độ phục hồi còn tỏ ra khá chậm chạp.

Chỉ số PMI ngành Sản xuất Việt Nam tháng 3/2014 tăng 0.3 điểm so với tháng trước lên mức 51.3 điểm. Đây là tháng thứ 7 liên tiếp lĩnh vực sản xuất trong nước ghi nhận sự cải thiện.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2014 ước tính tăng 4.96% so với cùng kỳ năm 2013, cao hơn mức tăng cùng kỳ của 2 năm trở lại đây (năm 2013 là 4.76%, năm 2012 là 4.75%).

Nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất tiếp tục xu hướng tăng kể từ tháng 9/2013. Trong khi xuất khẩu tiếp tục là động lực cho tăng trưởng, giúp cho cán cân thanh toán thặng dư (Quý 1 xuất siêu 1 tỷ USD). Tỷ giá và thị trường ngoại hối cơ bản ổn định.

Môi trường kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp khi chỉ số CPI tháng 3 giảm0.44% so với tháng trước, tăng 0.8% so với tháng 12/2013 và tăng 4.39% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2005 trở lại đây.

Thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào tạo điều kiện giảm mặt bằng lãi suất điều hành, lãi suất huy động và cho vay, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nhìn chung tổng cầu vẫn chậm cải thiện, doanh thu bán lẻ không cải thiện nhiều so với cùng kỳ, tăng trưởng tín dụng ở mức thấp… khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao. Động lực tăng trưởng kinh tế trong nước vẫn phụ thuộc nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

----------------------

Chỉ số PMI việt nam và một số vùng lãnh thổ

Chỉ số PMI ngành Sản xuất Việt Nam tháng 3/2014 đạt 51.3 điểm tăng 0.3 điểm so với tháng trước. Đây là tháng thứ 7 liên tiếp lĩnh vực sản xuất trong nước ghi nhận sự cải thiện.

Nhu cầu cải thiện tiếp tục giúp số lượng đơn đặt hàng mới tháng này tăng mạnh với tốc độ tăng nhanh nhất 5 tháng trở lại đây. Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng tăng trong tháng 3 sau khi giảm nhẹ trong tháng trước.

Số lượng đơn đặt hàng mới tăng giúp các công ty gia tăng sản lượng trong suốt 6 tháng qua, tốc độ gia tăng liên tiếp cải thiện qua từng tháng.

Lượng tồn kho hàng mua tháng này tiếp tục giảm nhẹ mặc dù hoạt động mua hàng hoá đầu vào tăng  bảy tháng liên tục. Tồn kho thành phẩm tháng này cũng giảm mặc dù các thành viên tham gia khảo sát cho biết hàng hoá vẫn chủ yếu được giữ trong kho.

Giá đầu vào tiếp tục tăng trong tháng 3 tuy nhiên tốc độ tăng đã chậm lại (do giá thế giới giảm). Các nhà sản xuất đã giảm nhẹ giá cả đầu ra trước áp lực cạnh tranh mạnh mẽ.

 

Chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất của Mỹ, khu vực EuroZone và chỉ số tổng hợp toàn cầu tháng này tiếp tục cho thấy sự cải thiện. Trong khi đó, chỉ số PMI tại Trung Quốc tháng này tiếp tục giảm về mức 48 điểm so với mức 48.5 điểm của tháng trước cho thấy tình trạng suy giảm của lĩnh vực sản xuất nước này.

Tăng trưởng GDP theo quý (so với cùng kỳ)

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2014 ước tính tăng 4.96% so với cùng kỳ năm 2013, cao hơn mức tăng cùng kỳ của 2 năm trở lại đây (năm 2013 là 4.76%, năm 2012 là 4.75%). Trong đó Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.37% (quý 1/2013 tăng 2.24%), đóng góp 0.32 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4.69% (quý 1/2013 tăng 4.61%), đóng góp 1.88 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5.95% (quý 1/2013 tăng 5.65%), đóng góp 2.76 điểm phần trăm.

Số liệu trên cho thấy khu vực dịch vụ tiếp tục đóng góp nhiều nhất vào mức tăng trưởng chung. Một số ngành chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực dịch vụ có mức tăng khá so với cùng kỳ năm 2013 là: Bán buôn và bán lẻ tăng 5.61%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 7.58%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 5.91%

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, tuy mức tăng của cả khu vực không cao, nhưng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng khá với 7.3%, cao hơn nhiều mức tăng cùng kỳ một số năm trước

Xuất khẩu theo tháng (Triệu usd)

Xuất khẩu tháng 3 ước tính đạt 12 tỷ USD, tăng 25.8% so với tháng trước và tăng 14.6% so với cùng kỳ. Tính chung Quý 1, xuất khẩu đạt 33.3 tỷ USD, tăng 14.1% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 67.4% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 16.3% so với cùng kỳ. Khu vực kinh tế trong nước chiếm 32.6%, tăng 9.8% so với cùng kỳ.

Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch Quý 1 tăng cao là: Điện thoại các loại và linh kiện (+22.7%); dệt may (+21.9%); phương tiện vận tải và phụ tùng (+24.8%); giày dép (+25.9%); thuỷ sản (+35.3%); gỗ và sản phẩm gỗ (+23.3%)…

Nhập khẩu tháng 3 ước tính đạt 12.3 tỷ USD, tăng 21.9% so với tháng trước và tăng 12.2% so với cùng kỳ. Tính chung Quý 1, nhập khẩu ước tính đạt 32.3 tỷ USD, tăng 12.4% so với cùng kỳ.

Một số mặt hàng nhập khẩu lớn có kim ngạch tăng cao 2 tháng đâu năm là máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng (+28.7%), điện thoại các loại và linh kiện (+23.9%), xăng dầu (+21.6%), vải (+13.3%)…

Xuất siêu Quý 1 ước tính đạt 1 tỷ USD bằng 3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất siêu chủ yếu nhờ đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Thu hút vốn FDI (tỷ usd)

FDI đăng ký tháng 3 ước tính đạt 1.22 tỷ USD, nâng tổng mức FDI đăng kí Quý 1 lên 2.047 tỷ USD, giảm 38.6% so với cùng kỳ. FDI đăng ký thời gian qua chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (69.9% tổng vốn đăng ký) và kinh doanh bất động sản (8.6%).

FDI giải ngân đến 20/03/2014 ước tính đạt 2.85 tỷ USD, tăng 5.6% so với cùng kỳ năm 2013.

Tăng trưởng tín dụng so với cuối năm trước

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, sau 3 tháng huy động vốn vào hệ thống vẫn đang tăng mạnh. Tínhđến ngày 31/3, tín dụng đã tăng 1% so với cuối tháng 2 và tăng 0.01% so với cuối năm 2013.

Dự báo tốc độ tăng tín dụng sẽ mạnh dần trong các tháng tiếp theo, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho rằng, tăng trưởng tín dụng không đáng lo ngại và có thể đảm bảo mục tiêu đề ra là 12-14%.

Tồn kho so với cùng thời điểm năm trước

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/03/2014 tăng 13.4% so với cùng thời điểm năm trước, thấp hơn mức tăng cùng thời điểm một số năm trước.

Những ngành có chỉ số tồn kho cao so với cùng thời điểm năm trước gồm: Sản xuất thuốc lá và dược liệu (+61.4%), sản xuất kim loại (+126%), sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (+59.4%), sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất (+54.2%)…

Tăng trưởng doanh thu bán lẻ so với cùng kỳ

Tổng doanh thu bán lẻ tháng 3 ước tính đạt 233.1 ngàn tỷ, tăng 2% so với tháng trước và tăng 10.1% so với cùng kỳ. Tính chung 3 tháng đầu năm, doanh thu bán lẻ tăng 10,2% so với cùng kỳ, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 5.1%, cao hơn mức tăng của cùng kỳ 2 năm trước nhưng vẫn ở mức thấp

Trong các ngành kinh doanh, doanh thu bán lẻ ngành thương nghiệp chiếm 75.5%, tăng 8.1%; khách sạn nhà hàng chiếm 12.2%, tăng 12.1%; dịch vụ chiếm 11.3% tăng 23.5%; du lịch chiếm 1%, tăng 20.3%.

Tăng trưởng CPI so với tháng trước

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2014giảm0.44% so với tháng trước. Chỉ số giá tiêu dùng tháng này giảm sâu một mặt do nhu cầu tiêu dùng sau Tết Nguyên Đán giảm và giá các mặt hàng nhanh trở về mặt bằng trước Tết. Mặt khác, do kinh tế trong nước gặp khó khăn nên người dân có xu hướng tập trung mua sắm những mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống, sinh hoạt hàng ngày.

Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ, hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm mạnh nhất với 0.96%; nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0.74%; nhóm giao thông và nhóm bưu chính viễn thông cùng giảm 0.03%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại tăng nhẹ.

Tăng trưởng CPI so với cùng kỳ (theo tháng)

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2014 tăng 0.8% so với tháng 12/2013 và tăng 4.39% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân Quý 1 năm nay tăng 4.83% so với bình quân cùng kỳ năm 2013. Đây là mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây

Diễn biến lãi suất

Ngày 17/3, Ngân hàng Nhà nước đã họp báo công bố các quyết định điều chính các mức lãi suất chủ chốt. Theo đó, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm 1% xuống còn 6%/năm. Lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấugiảm 0.5% xuống còn 6.5%/năm và 4.5%/năm. Lãi suất huy động ngoại tệ USD cũng giảm 0.25% xuống còn 1%/năm.

Như vậy, sau gần 9 tháng và cũng là lần đầu tiên trong năm 2014, Ngân hàng Nhà nước đã giảm các lãi suất điều hành. Bước giảm 1%/năm ở trần lãi suất huy động VND là khá mạnh, nhưng phù hợp với diễn biến trên thị trường hiện nay.

Lãi suất trái phiếu chính phủ kì hạn 5 năm

Tháng 3/2014 thị trường trái phiếu sơ cấp huy động được gần 35 ngàn tỷ đồng tăng 40% so với tháng 2. Lãi suất huy động của trái phiếu kỳ hạn 2 năm dao động trong khoảng 5.59-6.10%/năm, trái phiếu 3 năm trong khoảng 6.05-7.30%/năm, 5 năm trong khoảng 7.08-7.80%/năm, 10 năm là 8.70%/nămNhìn chung lãi suất giảm 0.56%/năm so với lãi suất huy động tháng 2.

Tỷ giá

Tỷ giá và thị trường ngoại hối tháng này tiếp tục ổn định.

Dự trữ ngoại hối

Nguồn: finandlife|VFS Research

Tags:

Economics

Đọc giúp bạn|Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3 năm 2014 của HSBC

by finandlife03/04/2014 08:51

 Trong báo cáo Vietnam at a glance ra đầu tháng 4/2014 của HSBC, dưới đây là một số lưu ý đặc biệt:

v  Chỉ số PMI sản xuất tăng từ mức 51 của tháng 2 lên 51.3 của tháng 3 nhờ sản lượng và đơn đặt hàng mới gia tăng

v  Nhưng GDP và diễn biến chỉ số giá CPI chững lại quá nhanh, từ mức 6% và 5.9% của quý 4/2013 xuống còn 5% và 4.8%.

v  Ngân hàng nhà nước vừa giảm 50 điểm phần trăm lãi suất OMO, nhưng tốc độ cải cách hệ thống vẫn quá chậm dẫn đến lòng tin tiêu dùng người dân chưa cải thiện.

Báo cáo chi tiết về chỉ số PMI sản xuất tháng 03/2014 cho thấy:

v  Sản lượng và đơn đặt hàng mới tăng mạnh, đặc biệt là đơn đặt hàng xuất khẩu.

v  Tốc độ tăng giá đầu vào đã chậm lại so với tháng 02/2014. Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp điều chỉnh giá bán theo hướng có lợi hơn cho khách hàng, và điều đó có thể giúp doanh số doanh nghiệp tăng hơn. 

Nguồn: finandlife|HSBC

Tags: ,

Economics

Thống kê kết quả kinh doanh quý 4 năm 2013

by finandlife03/03/2014 10:25

Như trong nhiều báo cáo vĩ mô gần đây chúng tôi đã nhận định: Nền kinh tế Việt Nam năm 2013 dường như đã đi qua đáy, tuy nhiên tốc độ phục hồi còn chậm và mong manh.

Thống kê kết quả kinh doanh năm 2013 của 617 doanh nghiệp niêm yết đã công bố báo cáo tài chính cũng thấy bức tranh tương tự.

q  Doanh thu tăng 7.1%, trong khi đó, giá vốn tăng với tốc độ chậm hơn làm lãi gộp tăng đến 11.5%. Ngoài ra, việc doanh nghiệp hạn chế sử dụng nợ vay cùng với lãi suất thấp đã giúp chi phí tài chính giảm mạnh trong năm 2013, và điều đó góp phần đẩy tăng trưởng lợi nhuận ròng lên gần 20% so với năm liền trước.

q  Những ngành có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong năm vừa qua gồm có Bất động sản, Dịch vụ tài chính, Tài nguyên cơ bản; Điện, nước, xăng dầu, khí đốt… Trong khi đó, ngành xây dựng và vật liệu vẫn tỏ ra vô cùng khó khăn, kế đến là các ngành Hoá chất, Du lịch & giải trí, bảo hiểm, Thực phẩm & Đồ uống, Bán lẻ…

----------------------------------------------

Tổng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của 617 doanh nghiệp quan sát Quý 4/2013 tăng 9.2% và 14.8% so với cùng kỳ. Luỹ kế cả năm 2013, tổng doanh thu thuần tăng 7.1%, tổng lợi nhuận tăng 19.5% so với cùng kỳ năm trước

Năm 2013, ổng doanh thu thuần của các doanh nghiệp niêm yết tăng 7.1%, trong khi tổng giá vốn hàng bán chỉ tăng 6.2% giúp tổng lợi nhuận gộp tăng 11.5%. Biên lãi gộp trung bình đạt 17.7% cao hơn so với mức 17% năm 2012.Bên cạnh đó, lãi vay giảm giúp tổng chi phí tài chính giảm 3.3%, chiếm 3.4% doanh thu thuần (năm 2012 là 3.7%). Chi phí bán hàng và chi phí quản lý mặc dù tăng 11.6%, chiếm 8.6% doanh thu thuần (năm 2012 là 8.3%) nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn tăng 19.5%. Biên lãi ròng trung bình đạt 7.2% cải thiện so với mức 6.5% cùng kỳ năm trước.

Như vậy, thống kê cho thấy bức tranh tổng thể kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết đang dần trở nên sáng sủa hơn. Giá cả đầu ra tăng nhanh hơn đầu vào cùng với việc kiểm soát tốt các chi phí ngoài sản xuất giúp các doanh nghiệp niêm yết cải thiện phần nào hiệu quả hoạt động so với năm trước.

Sự cải thiện trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết còn thể hiện ở chỗ: Năm 2013 có 83 doanh nghiệp trong mẫu báo lỗ (chiếm 13.5% tổng số doanh nghiệp khảo sát), giảm so với 103 doanh nghiệp của năm 2012 (16.7% tổng số doanh nghiệp khảo sát). Đáng chú ý, trong số 83 doanh nghiệp này có 13 doanh nghiệp lỗ 3 năm liên tiếp và 39 doanh nghiệp lỗ 2 năm liên tiếp.

Kết quả thống kê cũng cho thấy: năm 2013 có 52% số doanh nghiệp trong mẫu khảo sát cho kết quả lợi nhuận sau thuế tăng trưởng so với cùng kỳ. Trong khi đó, tỷ lệ này năm 2012 chỉ là 39.5%.

Tổng lợi nhuận lẫn tổng thua lỗ của các doanh nghiệp báo lãi và báo lỗ năm 2013 trong mẫu khảo sát đều phình to ra so với năm 2012

Kết quả thống kê trên 563 doanh nghiệp có đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2013 cho thấy: năm 2013, có 261 doanh nghiệp hoàn thành vượt kế hoạch lợi nhuận (chiếm tỷ lệ 46.4%). 119 doanh nghiệp hoàn thành từ 50 – 100% kế hoạch lợi nhuận (chiếm tỷ lệ 21%) và 183 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 33%) có kết quả thực hiện đạt thấp so với kế hoạch (dưới 50%).

Tại thời điểm cuối quý năm 2013, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp trong mẫu khảo sát tăng 4.6% và 8% so cùng thời điểm năm trước. Trong khi đó, tổng vay nợ của các doanh nghiệp này giảm 2.8%.

Phân tích chi tiết cho thấy, kết quả kinh doanh có sự phân hoá theo nhóm ngành. Ngành Xây dựng và vật liệu có kết quả lợi nhuận năm 2013 sụt giảm mạnh nhất (–79%). Các ngành Hoá chất, Du lịch & giải trí, bảo hiểm, Thực phẩm & Đồ uống, Bán lẻ… cũng có lợi nhuận giảm do kinh tế suy thoái, nhu cầu sụt giảm.

Trong khi đó, một số ngành mang tính phòng thủ như Điện, nước & xăng dầu khí đốt, dầu khí, tài nguyên cơ bản, y tế vẫn có được kết quả tăng trưởng lợi nhuận khả quan. Một số ngành hưởng lợi nhờ chi phí đầu vào giảm như Lốp xe tiếp tục có kết quả tăng trưởng lợi nhuận ổn định.

Ngành bất động sản có sự cải thiện lợi nhuận mạnh mẽ nhất (+244%*) phần nào thể hiện sự cải thiện của hoạt động kinh doanh bất động sản trong nước. Ngành dịch vụ tài chính (chủ yếu là môi giới chứng khoán) cũng có kết quả lợi nhuận tăng trưởng khá nhờ thị trường chứng khoán năm qua sôi động.

Kết quả trên mặc dù có thể còn tồn tại một số đột biến do hạn chế về số liệu quan sát. Tuy nhiên, nhìn chung, kết quả phản ánh khá chính xác tình hình hoạt động của các nhóm ngành, lĩnh vực 6 tháng đầu năm 2013.

(*Loại trừ sự đột biến của VIC thì tăng 85%)

 

Nguồn: finandlife|VFS Research

Tags: ,

Economics

Dữ liệu vĩ mô tháng 12 năm 2013

by finandlife07/01/2014 21:44

1.        Chỉ số kinh tế vĩ mô một số nước lớn

Nền kinh tế Mỹ, Châu Âu, Nhật và Trung Quốc tiếp tục cho thấy sự phục hồi.

Mỹ

Niềm tin tiêu dùng

Tháng 12/2013 tăng mạnh so với những tháng trước

PMI

Tháng 12/2013 tiếp tục tăng so với những tháng trước, và duy trì ở mức trên 50, cho thấy tình hình kinh tế đang được cải thiện và mở rộng.

Chỉ số sản xuất công nghiệp

Tháng 12/2013 tiếp tục duy trì ở mức cao.

Khu vực Châu Âu

Niềm tin tiêu dùng

Mặc dầu chỉ số niềm tin tiêu dùng tháng 12/2013 tiếp tục âm, nhưng mức độ âm đã giảm so với những tháng trước đó. Cho thấy cái xấu ngày càng bớt đi.

PMI

Tháng 12/2013 tiếp tục tăng so với những tháng trước, và duy trì ở mức trên 50, cho thấy tình hình kinh tế đang được cải thiện và mở rộng.

Chỉ số sản xuất công nghiệp

Tháng 12/2013 duy trì tăng trưởng dương tháng thứ 2 liên tiếp.

Nhật Bản

Niềm tin tiêu dùng

Tháng 12/2013 tăng so với tháng 11, nhưng lại thấp hơn so với những tháng giữa năm 2013.

PMI

Tháng 12/2013 tiếp tục tăng so với những tháng trước, và duy trì ở mức trên 50, cho thấy tình hình kinh tế đang được cải thiện và mở rộng.

Chỉ số sản xuất công nghiệp

Tháng 12/2013 duy trì tăng trưởng dương tháng thứ 3 liên tiếp. Đây là bước cải thiện rất đáng kể trong sản xuất của Nhật, quốc gia liên tục tăng trưởng âm trong nhiều tháng trước đó.

Trung Quốc

Dữ liệu sản xuất công nghiệp và niêm tin tiêu dùng tháng 12 chưa có, chỉ có dữ liệu PMI. PMI tuy vẫn duy trì trên mức 50, cho thấy nền kinh tế vẫn đang mở rộng, nhưng chỉ số này hiện ở mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua.

2.        Chỉ số kinh tế vĩ mô Việt Nam

Số liệu vĩ mô năm 2013 cho thấy tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam đã từng bước ổn định. Lĩnh vực sản xuất có dấu hiệu đi lên từ cuối Quý 3, lạm phát cơ bản được kiềm chế, thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định… Tuy nhiên, tăng trưởng ở mức thấp, tổng cầu yếu vẫn đã và đang là thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. 

Nguồn: finandlife

Tags:

Economics | VietnamData | Month

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu