Thống kê kết quả kinh doanh quý 2 năm 2014

by finandlife24/08/2014 07:39

Kết quả sản xuất kinh doanh Quý 2 của các doanh nghiệp niêm yết nhìn chung cho thấy bức tranh sáng sủa hơn so với Quý 1. Trong đó, đáng chú ý nhất là sự cải thiện của tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần. Điều này cho thấy sự tích cực đến từ nhu cầu thị trường và đầu ra của các doanh nghiệp niêm yết.

Mặc dù vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh trong Quý 2 vẫn tồn tại những khó khăn như Quý 1. Chi phí đầu vào và chi phí bán hàng tăng cao hơn tốc độ tăng của doanh thu khiến biên lợi nhuận sụt giảm. Các chỉ tiêu tăng trưởng lợi nhuận vì thế không theo kịp tăng trưởng doanh thu. Điều này khá tương đồng với các báo cáo PMI của HSBC theo đó, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng và quy định hạn chế tải trọng mới của chính phủ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chi phí đầu vào và chi phí bán hàng tăng. Trong khi đó, áp lực cạnh tranh cao khiến doanh nghiệp chưa thể tăng giá bán tương ứng.

Chúng tôi cho rằng, trong các quý tới, khi nhu cầu tiếp tục cải thiện, giá cả đầu ra sẽ tăng bù đắp mức tăng của giá đầu vào, qua đó giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và cải thiện các chỉ tiêu biên lợi nhuận.

 

Tổng doanh thu thuần và lãi gộp của 579* doanh nghiệp niêm yết Quý 2/2014 tăng 15.2% so với cùng kỳ. Trong khi đó tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chỉ tăng 8.7%, tổng lợi nhuận sau thuế tăng 6.5% so với Quý 2 năm trước.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần tăng 12.5%, Lợi nhuận gộp tăng 7.0%, Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế lần lượt tăng 4.9% và 4.4% so với cùng kỳ năm trước.

*Thống kê của chúng tôi không bao gồm các doanh nghiệp ngành Ngân hàng. Chúng tôi cũng loại bỏ VIC (cùng kỳ có khoản doanh thu tài chính cao đột biến) và khoản lợi nhuận khác đột biến của GAS trong Quý 1/2013 

Quý 2/2014 doanh thu thuần tăng 15.2% so với cùng kỳ trong khi giá vốn tăng nhanh hơn khiến lãi gộp chỉ tăng 7.8%. Biên lãi gộp trong kì chỉ đạt 16.3% giảm khá so với mức 17.4% cùng kỳ và 16.8% trong Quý 1.

Chi phí tài chính tiếp tục giảm so với cùng kỳ nhờ chi phí lãi vay giảm. Chi phí quản lý doanh nghiệp được kiểm soát tương đối tốt, tăng chậm hơn tốc độ tăng doanh thu. Đáng chú ý là khoản chi phí bán hàng tiếp tục tăng mạnh so với cùng kỳ. Mặc dù vậy nhờ tăng trưởng doanh thu cao nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh vẫn tăng 8.7%, cao hơn nhiều so với mức tăng 1% trong Quý 1.

Các khoản lợi nhuận khác trong Quý 2 giảm 10.1% so với cùng kỳ. Tuy nhiên khoản lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết tăng 191.2% giúp lợi nhuận trước thuế tăng 9.2% (Quý 1 tăng 0.5%), lợi nhuận sau thuế tăng 6.5% so với cùng kỳ (Quý 1 tăng 2.3%).

Phân tích chi tiết chi phí bán hàng có thể thấy, chi phí bán hàng tăng mạnh trong Quý 2 do các doanh nghiệp đẩy mạnh quảng cáo, khuyến mãi nhằm giữ thị phần trong bối cảnh cạnh tranh cao hơn (tiêu biểu như VNM) hoặc nhằm mở rộng thị phần (tiêu biểu như MSN). Bên cạnh đó, việc chi phí vận chuyển tăng do quy định tải trọng mới cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí bán hàng của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. 

Quý 2/2014 có 493 trên tổng số 579 doanh nghiệp báo lãi, cao hơn so với 448 doanh nghiệp báo lãi của Quý 2/2013. Tổng lãi của các doanh nghiệp báo lãi cũng lớn hơn cùng kỳ. Số doanh nghiệp báo lỗ cũng giảm với chỉ 85 doanh nghiệp báo lỗ so với 106 doanh nghiệp cùng kỳ. Tuy vậy, tổng lỗ của các doanh nghiệp báo lỗ lại tăng so với cùng kỳ.

Luỹ kế 6 tháng, tổng số doanh nghiệp báo lãi là 497 doanh nghiệp, cao hơn so với 473 doanh nghiệp báo lãi 6 tháng cùng kỳ.

 

Quý 2/2014 có 347/579 doanh nghiệp có kết quả lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ, cao hơn so với tỷ lệ 341/579 của Quý 1/2014.

Luỹ kế 6 tháng, có 341/579 doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận. 

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, có 211/514* doanh nghiệp thực hiện trên 50% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Trong đó có 28 doanh nghiệp đã hoàn thành vượt kế hoạch và 49 doanh nghiệp thực hiện từ 75 – 100% kế hoạch lợi nhuận.

 

Tại thời điểm 30/6/2014, tổng tài sản của các doanh nghiệp niêm yết tăng 8.6%, Vốn chủ sở hữu tăng 8%, tổng vay nợ tăng 2.2% và tổng Hàng tồn kho tăng 8.2% so với cùng thời điểm năm trước.

 

Phân tích chi tiết cho thấy, kết quả kinh doanh có sự phân hoá theo nhóm ngành. Ngành Du lịch & giải trí có kết quả sụt giảm lợi nhuận mạnh nhất trong Quý 2 và luỹ kế 6 tháng đầu năm. Tiếp theo là các doanh nghiệp ngành hoá chất (phân bón; nhựa, cao su & sợi…).

Ngành bảo hiểm và Dịch vụ tài chính (chủ yếu là môi giới chứng khoán) sau khi có kết quả tăng trưởng tương đối khả quan trong Quý 1 lại có lợi nhuận sụt giảm trong Quý 2 do diễn biến thị trường tài chính, chứng khoán không thuận lợi. Mặc dù vậy kết quả lợi nhuận luỹ kế 6 tháng của các doanh nghiệp này vẫn tăng trưởng ở mức khá cao.

Trong khi đó, một số ngành như y tế, bán lẻ, hàng cá nhân & gia dụng, Xây dựng & vật liệu, Dầu khí, Tài nguyên cơ bản… tiếp tục có kết quả lợi nhuận tăng trưởng khả quan trong Quý 2.

Ngành bất động sản có sự cải thiện lợi nhuận mạnh mẽ nhất (+390%) phần nào thể hiện sự cải thiện của hoạt động kinh doanh bất động sản trong nước.

 

Số liệu thống kê kết quả kinh doanh Quý 2/2014 của 21 doanh nghiệp trong VN 30 (không bao gồm các Ngân hàng và VIC) đã công bố BCTC Quý 2 và GAS cũng cho kết quả khá tương đồng với tổng thể. Doanh thu thuần tăng trưởng mạnh 23% so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận gộp chỉ tăng 7.6%. Chi phí bán hàng tăng đến 40% khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế giảm lần lượt 6.4% và 5.2% so với cùng kỳ.

Nguồn: VFS Research

Tags: ,

Economics | VietnamData | Quarter

Đọc giúp bạn|Goodnight Vietnam

by finandlife01/08/2014 11:08

Một bài viết với lối kể chuyện và lồng ghép khá hay về triển vọng kinh tế toàn cầu. Đáng đọc!

------------------------------

It was a matter of happenstance (coincidence) I suppose – certainly not serendipity (the occurrence and development of events by chance in a happy or beneficial way). Our meeting may have been an inevitable coming together, but it was certainly not initially welcomed by me. Happenstance is the better word. Fateful happenstance.

Serendipity rarely happens in a cab and it was in a San Francisco cab – not an Uber – where I confronted (face) my ancient past. Sue and I were headed back to the Four Seasons after a brief glimpse of the city at dusk from the “Top of the Mark.” The driver appeared to be Vietnamese, and having had a margarita or two, I unfortunately stumbled into the emotional jungles of Vietnam to which I had come, and from which I had safely departed nearly a half century ago. “You’re Vietnamese,” I said, “how old are you?” “53,” he said. “I grew up in Da Nang and escaped when I was 8 with my mother, after my father and older brother were killed.” I subtracted 8 from 53 and quickly placed him in Vietnam at the same time I had been, in 1969. “Have you ever been there?” he queried. “Well yes,” I stuttered (lắp bắp), “about the time you left, but I was in the Navy (the part of a country's military forces that fights at sea)” – an excuse that supposedly cleared me of direct involvement, but in reality was not the case. An awkward (difficult) silence followed. I wanted to say, “I’m sorry for what we did. I/we shouldn’t have been there.” I desperately wanted to say that. But I didn’t. I missed my moment of atonement and we continued on to the hotel. Getting out I gave him a $20 bill for an $8 fare – a weak apology to be sure, and he knew it. “No,” he said, “that is too much, take back 5 dollars.” I did – apology accepted – flawed (fault, mistake) as it was. He and his mother had survived and moved on. Perhaps I have too. “Goodnight,” I said. Goodnight Vietnam ....

Don’t say “goodnight,” but say “good evening” to the prospect of future capital gains in asset markets. Investors won’t be getting much of them. Financial markets have had nearly a half century of peaceful (sometimes volatile) asset appreciation fueled particularly by the decline in real and nominal interest rates from 1981 onward (continuing). We know that bond prices go up when interest rates go down, but somehow have to be reminded of a similar effect on stocks, real estate and commodities. Almost all commonsensical and historical financial models tell us interest rates are a key asset price driver. But now – and since 2012 – we have reached the beginning of the end just as I did in 1969 – the dusk of asset appreciation – because it has lost its primary interest rate driver. And after nearly 5 years of U.S. near-zero percent policy rates and global quantitative easing, which have seen the Fed’s balance sheet – to name one – expand by nearly 4 trillion dollars, and those of the BOJ and the BOE increase proportionately more, the global economy is left to depend on economic growth for further advances, and it is growth that is now and has recently been historically deficient. At PIMCO, Paul McCulley recently reminded us that structural global growth rates have come down due to a yawning (describes a difference or amount that is extremely large and difficult to reduce) gap of aggregate demand relative to aggregate supply. Economist speak, I suppose (and he’s a good one), for not enough willing or able consumers: 1) they have too much debt, 2) Boomers are getting older, 3) workers are outdated and outjobbed by technology, and 4) labor is overwhelmed by corporations with the power to contain wages at a lower rate than topline increases. Demand is deficient because consumers are experiencing their own Vietnam from a multitude of directions.

So as yields have bottomed and are now expected by the markets to gradually rise, it’s down to growth, and growth is a question mark. The U.S. for sure is near the top of the “more certain” list, but 2% real growth since the Great Recession is nothing to brag (show up) about. It would have been a bare minimum expectation back in 2010. Elsewhere, an investor not only has to wonder, but perhaps retreat from the lack of growth sunshine. South America is in virtual recession with its big three – Brazil, Argentina, and Venezuela – approaching lockjaw conditions of one sort or another. Euroland is above water, but floating on water wings with peripheral country unemployment (Spain, Portugal, Italy) averaging close to 20% – unprecedented except for the 1930s. Russia is retreating for geopolitical reasons. And Japan/China are supported only by credit creation of a magnitude that reminds one of Minsky, or Ponzi, or Potemkin with his mythical villages of growth due to paper, not productivity. Where is the growth? The world as McCulley correctly analyzes it, is demand deficient and supply rich.

Asset price growth therefore – capital gains in market speak – will be harder to come by. Without the tailwind of declining interest rates which have increased profit margins as well as decreased cap rates, they will instead face structural headwinds. Let me be clearer though – clearer than I was to my Vietnamese friend. PIMCO is not saying that asset prices will go down – they just won’t go up as much as many expect. And income – not capital gains – will be the dominant driver of future returns. “Good evening,” capital gains. “Good morning,” more dependable income – even in this age of artificially low interest rates.

Our reasoning for the continuation of an artificially (unnatural) priced global asset market that may be neither bear nor bull rests with our New Neutral interest rate template. If global policy rates eventually rise, but go up less than currently expected, then asset prices and P/Es can be better supported. PIMCO believes “Old Neutral” policy rates of 2% real and 4% nominal are out. The New Neutral policy rates (U.S.) of 0% real and 2% nominal are likely to be in. The Taylor Rule – is out. PIMCO’s Clarida (Rich) Rule – is in. How so? Because a levered global economy can only stand so much. Because a demand deficient global economy requires an extended period of low interest rates in order to maintain minimum levels of consumption. Because a low growth global economy in many cases is closer to deflation than inflation. Because, because, because.

What to do as an investor? First of all, reduce expectations. Second of all, do not reach for assets outside of your risk universe. Most of all, recognize that alpha generation in a capital gains deficient, income-oriented, low total return environment is more critical than ever. 100 basis points of excess return with near similar Sharpe/information ratios is all the more valuable in a 4–5% low-returning asset world. This is where PIMCO shines. Look to our bottom-up credit analysis. Check out our selected income diversifiers in strategic asset categories. Follow our top-down macro template à la McCulley/Clarida/and our revitalized PIMCO Investment Committee. Not a promise, but a decent bet. We’ve done it for 40 years, and we’re doing it in 2014. Just check the numbers, not the headlines.

As to specific strategies, we believe high quality Treasury and corporate bonds are fairly priced, but not cheap. Our typical durations are at index levels. We believe the yield curve will gradually flatten, but not in historical cyclical proportions. We believe credit spreads are tight, but may stay there. We still believe the Fed will be on hold until mid-2015 and will hike only gradually to our New Neutral 2% by 2017. We think investors should own bonds, and an average proportion of stocks too.

As we exited our cab at the Four Seasons, my Vietnamese friend seemed to want our conversation to go on and on. “How is it that we have come to this place 45 years on,” he seemed to be asking? “Why is it that we are now at peace, instead of war? And why did you come in the first place?” Happenstance, I suppose, not serendipity. I never responded to the quizzical look on his face; a missed opportunity. Ours was not necessarily a happy goodbye nor was the extra tip an appropriate apology. But there seemed to be an acceptance and a mutual hope for a peaceful future. A new epoch (a period of history), just like the one for global investment markets.

Goodnight Vietnam Speed Read

1) Global growth rates will stay low due to a lack of aggregate demand and a continuing surfeit of supply.

2) Capital gains from almost all asset classes are approaching dusk. Low but relatively dependable income will be the market’s future driver.

3) PIMCO currently has indexed durations, a belief in a flattening but still historically steeper global curve, and credit positions that are mildly overweight.

William H. Gross 

Managing Director

 

www.pimco.com

Tags:

Economics

Báo cáo vĩ mô tháng 6 năm 2014

by finandlife05/07/2014 01:28

Số liệu vĩ mô Tháng 6/2014 tiếp tục cho thấy những dấu hiệu chứng tỏ nền kinh tế trong nước đang phục hồi mặc dù với tốc độ chậm.

Thế giới mặc dù với những bất ổn chính trị tại Châu Á, Trung Đông và Ucraina nhưng vẫn cho thấy xu hướng duy trì đà hồi phục trong tháng 6, khi chỉ số PMI đạt 52.7, cao hơn con số 52.1 của tháng trước.

Các số liệu thống kê cuối tháng cho thấy tình hình kinh tế trong nước vẫn duy trì ổn định và nhiều dấu hiệu tích cực.

  • GDP 6 tháng đầu năm 2014 ước tính tăng 5.18% so với cùng kỳ (cao hơn mức tăng 4.93% và 4.90% của cùng kỳ năm 2012, 2013) trong đó quý I tăng 5.09%; quý II tăng 5.25%.
  •  Sản xuất tiếp tục xu hướng cải thiện. Chỉ số PMI Việt Nam đạt mức 52.3 điểm, đây là tháng thứ 10 liên tiếp điều kiện hoạt động của lĩnh vực sản xuất trong nước ghi nhận sự tích cực.
  • Cán cân thương mại thặng dư, nhập khẩu tăng trưởng khá vẫn duy trì mức tăng trưởng cao vào các mặt hàng phục vụ cho sản xuất so với cùng kỳ.
  • Thị trường ngoại hối mặc dù có biến động trong tháng 5 và tháng 6 nhưng vẫn ổn định so với năm 2013. Ngân hàng nhà nước chủ động điều chỉnh tỷ giá (tăng 1% kể từ 19/6), chênh lệch tỷ giá tỷ giá liên ngân hàng và thị trường tự do được thu hẹp.
  • Lạm phát giảm, thị trường tiền tệ ổn định, thanh khoản hệ thống ngân hàng tiếp tục duy trì tốt. Lãi suất VNĐ tiếp tục xu hướng giảm, lãi suất liên ngân hàng ổn định trở lại sau những biến động tăng trong tháng 5.

Tuy nhiên, tốc độ phục hồi của nền kinh tế trong nước vẫn chưa thực sự mạnh mẽ:

  • Tín dụng tăng chậm, Chi phí đầu vào tăng nhanh trong khi giá cả đầu ra không tăng tương ứng (theo khảo sát của HSBC chi phí đầu vào tăng liên tục kể từ tháng 7/2013 trong khi giá đầu ra mới tăng trở lại trong tháng 6/2014) cho thấy tổng cầu còn yếu.
  • Thu hút  đầu tư trực tiếp nước ngoài có dấu hiệu chững lại, một phần do sự cố ở một số khu công nghiệp trong tháng 5.
  • Xuất khẩu tăng trưởng chủ yếu dựa vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài…

----------------------------------------------

CHỈ SỐ PMI LĨNH VỰC SẢN XUẤT THẾ GIỚI

Theo báo cáo J.P.Morgan Global Manufacturing PMTTM  và Makit, chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất toàn cầu tháng 6 tiếp tục cho thấy khuynh hướng cải thiện điều kiện hoạt động sản xuất, đơn đặt hàng mới và việc làm. Chỉ số này tăng lên 52.7 so với mức 52.1 điểm của tháng 5, tiếp tục duy trì tháng thứ 19 liên tiếp trên ngưỡng 50 điểm và là mức cao nhất trong 4 tháng trở lại đây.

PMI sản xuất ở Mỹ tiếp tục xu hướng cải thiện với tốc độ cao. Sự phục hồi của khu vực Châu Âu Eurozone vẫn tiếp tục, nhưng có dấu hiệu chậm lại thể hiện ở việc chỉ số PMI tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong 9 tháng trở lại đây. Trung Quốc, Nhật Bản và Nga tăng trưởng trở lạitrong khi sản xuất ở Ấn Độ, Đài Loan, Indonesia và Việt Nam tiếp tục mở rộng. Ngược lại, sản xuất tại Hàn Quốc và Brazil giảm mạnh nhất kể từ tháng 8 năm 2013.

Cuộc khảo sát cũng ghi nhận tăng lên trong cả cho phí đầu vào và giá đầu ra, là hệ quả lạm phát giá đầu vào trong 3 tháng đầu năm.

Việc làm tăng hầu hết ở các quốc gia như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và đa số các nước châu Á (Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam), ngoại trừ Trung Quốc. Lạm phát chi phí tăng lên mức cao nhất trong 5 tháng qua, tỷ lệ này tăng nhanh ở Bắc Mỹ, châu Á, Brazil, và ở EU – tăng lần đầu tên sau 5 tháng giảm phát gần đây.

 

Theo David Hensley – Giám đốc Global Economics Coordination tại J.P.Morgan: "Chỉ số PMI toàn cầu cho thấy sự tăng trưởng hơn nữa của sản xuất, nửa năm qua đã tăng 4.5% so với năm trước.Đơn đặt hàng mới tăng lên và hàng tồn kho thành phẩm giảm xuống từ kết quả cuộc khảo sát là yếu tố báo trước cho sự tăng trưởng sản lượng mạnh mẽ trong những tháng tới."

ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CHỈ SỐ PMI VIỆT NAM

Chỉ số PMI Việt Nam tháng 6/2014 đạt mức 52.3, tuy giảm nhẹ 0.2 điểm so với tháng trước nhưng vẫn cho thấy sự cải thiện về điều kiện hoạt động của các công ty sản xuất tháng thứ 10 liên tiếp.

Số lượng đơn đặt hàng mới trong tháng 6 đã tăng trong 7 tháng liên tiếp. Nhu cầu của khách hàng được cải thiện là nguyên nhân chính. Tốc độ tăng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm nhẹ trong tháng. Tăng số lượng đơn hàng mới cũng làm tăng sản xuất. Các vụ tấn công nhà máy trong tháng 5 làm cho tốc độ tăng trưởng chậm lại. Nhưng sản lượng vẫn tăng suốt 9 tháng qua.

Việc thực thi quy định hạn chế tải trọng xe đã làm tăng gánh nặng chi phí trong tháng 6. Giá cả đầu vào tăng mạnh, dù tốc độ chậm hơn tháng 5. Hạn chế trọng tải cũng làm hiệu suất hoạt động bán hàng suy giảm. Các thành viên nhóm khảo sát đối phó việc tăng mạnh chi phí đầu vào bằng cách tăng giá cả đầu ra trong tháng 6. Mức tăng tuy thấp nhưng là lần đầu tiên kể từ tháng 1 và là mạnh nhất trong 15 tháng qua.

Lượng đơn đặt hàng mới cao hơn làm một số công ty tăng nhân công. Hoạt động mua hàng tiếp tục tăng, mặc dù tốc độ tăng chậm lại (thấp nhất kể từ tháng 9/2013) nhưng lượng tồn kho hàng mua tăng nhanh nhất kể từ 7/2011. Trong khi đó, tồn kho hàng thành phẩm đã giảm trở lại.

 

(nguồn VFS tổng hợp)

Những đặc điểm chính:

       Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng. Tốc độ tạo việc làm chậm lại

       Lạm phát chi phí vẫn tăng mạnh

       Các công ty tăng giá đầu ra

TĂNG TRƯỞNG GDP THEO QUÝ (SO VỚI CÙNG KỲ)

GDP 6 tháng đầu năm 2014 ước tính tăng 5.18% so với cùng kỳ năm 2013, cao hơn mức tăng 4.9% so với cùng kỳ của 2 năm gần đây. Trong đó quý I tăng 5.09%, quý II tăng 5.25%.

Trong mức tăng 5.18% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.96% (cùng kỳ 2013 tăng 2.07%), đóng góp 0.55 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5.33% (cùng kỳ 2013 tăng 5.18%), đóng góp 2.06 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6.01% (cùng kỳ 2013 tăng 5.92%) đóng góp 2.57 điểm phần trăm. Đây là những dấu hiệu tích cực, toàn diện về tăng trưởng của nền kinh tế.

TĂNG TRƯỞNG GDP 6 THÁNG 2014 (SO VỚI CÙNG KỲ)

Số liệu trên cho thấy khu vực dịch vụ tiếp tục đóng góp nhiều nhất vào mức tăng trưởng chung. Một số ngành chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực dịch vụ có mức tăng khá so với cùng kỳ là: Bán buôn bán lẻ +5.7%; dịch vụ lưu trú và ăn uống +8.5%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm +5.51%. Đặc biệt, hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 2.65%, cao hơn mức 1.8% của cùng kỳ năm trước.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, tuy mức tăng của cả khu vực không cao, nhưng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng khá với 7.89%, cao hơn nhiều mức tăng cùng kỳ một số năm trước

XUẤT KHẨU THEO THÁNG (TRIỆU USD)

Xuất khẩu tháng 6 ước tính đạt 12.1 tỷ USD, giảm 2.5% so với tháng trước, tăng 10.2% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng, xuất khẩu ước tính đạt 70.9 tỷ USD, tăng 14.9% so với cùng kỳ. Trong đó khu vực kinh tế trong nước chiếm 32.5%, tăng 11.5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) chiếm 67.5% tổng kim ngạch và tăng 16.6%.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 6 tháng đầu năm tăng cao chủ yếu ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài như: Điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, giày dép, máy móc thiết bị và phụ tùng, phương tiện vận tải và phụ tùng, máy vi tính và linh kiện

NHẬP KHẨU THEO THÁNG (TRIỆU USD)

Nhập khẩu tháng 6 ước ước tính đạt 12.3 tỷ USD, giảm 3.7% so với tháng trước, tăng 14.1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 69.6 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.

Một số mặt hàng nhập khẩu lớn có kim ngạch tăng cao 6 tháng đầu năm là máy  móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (22.2%); vải (17.9%); xăng dầu (15.1%); chất dẻo (10.1%); nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép (28.5%)…

Tháng 6 ước tính nhập siêu 200 triệu USD. Tính chung 6 tháng, xuất siêu 1.3 tỷ USD, bằng 1.9% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.

THU HÚT VỐN FDI (TỶ USD)

FDI đăng ký từ đầu năm đến thời điểm 20/6/2014 thu hút 656 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 4,858.3 triệu USD, giảm 5.1% về số dự án và giảm 6.8% về số vốn so với cùng kỳ. FDI đăng ký 6 tháng đầu năm chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 70.2%; ngành xây dựng chiếm 6.8%; ngành kinh doanh bất động sản chiếm 10.1% tổng vốn đăng ký.

 

FDI thực hiện 6 tháng đầu năm ước tính đạt 5.75 tỷ USD, tăng 0.9% so với cùng kỳ năm 2013.

HUY ĐỘNG & TÍN DỤNG SO VỚI CUỐI NĂM TRƯỚC

Tính tới cuối tháng 6/2014, tăng trưởng tín dụng mới đạt 2.3%, thấp hơn so với mức tăng 6% của tổng phương tiện thanh toán và huy động vốn.

Theo Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia, tỷ lệ cho vay/tiền gửi đã giảm từ 82.4% cuối năm 2013 xuống còn 79% trong tháng 5/2014 do cho vay nội tệ tăng chậm hơn huy động nội tệ.

Bên cạnh đó 6 tháng vừa qua,có tới 87 – 90% dòng vốn tín dụng từ các Ngân hàng thương mại tập trung đầu tư vào trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước.

TỒN KHO SO VỚI CÙNG THỜI ĐIỂM NĂM TRƯỚC

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/06/2014 tăng 12.8% so với cùng thời điểm năm trước, cao hơn mức tăng 9.7% của cùng thời điểm năm trước và mức tăng 12.6% của cùng thời điểm tháng trước.

Những ngành có chỉ số tồn kho tăng cao hơn nhiều so với mức tăng chung: Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 138%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 62.1%; sản xuất trang phục tăng 32.6%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 30.4%; sản xuất kim loại tăng 25.3%.

TĂNG TRƯỞNG DOANH THU BÁN LẺ SO VỚI CÙNG KỲ

Tổng doanh thu bán lẻ tháng 5 ước tính đạt 248.6 ngàn tỷ, tăng 1.7% so với tháng trước và tăng 19% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm, doanh thu bán lẻ tăng 10.7% so với cùng kỳ, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 5.7%.

Trong tổng mức hàng hoá bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng, khu vực thương nghiệp, chiếm 75.6% tổng mức, tăng 12.2%; nhà hàng khách sạn chiếm 12%, tăng 13.1%; dịch vụ khác chiếm 11.4%, tăng 22.2%; du lịch chiếm 1%, tăng 20.5%.

TĂNG TRƯỞNG CPI SO VỚI THÁNG TRƯỚC

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2014 tăng 0.3% so với tháng trước, trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0.74%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0.61%; hàng thực phẩm tăng 0.54%; đồ uống và thuốc lá tăng 0.30%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác có chỉ số giá tăng dưới mức tăng chung hoặc giảm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0.28%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0.27%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0.22%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0.20%; giao thông tăng 0.18%; giáo dục tăng 0.01%; bưu chính viễn thông giảm 0.13%.

Một số mặt hàng như đồ uống ngoài gia đình, quần áo hè may sẵn và giá các tua du lịch trong nước cũng như nước ngoài đều tăng do đang vào mùa nắng nóng và du lịch; Việc điều chỉnh giá xăng dầu, giá dầu diesel và giá dầu hỏa vào ngày 22/4/2014 tác động làm chỉ số giá tiêu dùng tháng Sáu cả nước tăng 0.15% so với tháng trước; Giá dịch vụ y tế tại thành phố Hồ Chí Minh được điều chỉnh tăng từ ngày 01/6/2014 theo quyết định số 1365/QĐ-SYT ngày 27/5/2014 làm chỉ số giá dịch vụ y tế cả nước tăng 0.87%.

TĂNG TRƯỞNG CPI SO VỚI CÙNG KỲ (THEO THÁNG)

CPI tháng 6/2014 tăng 4.98% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 4.77% so với bình quân cùng kỳ năm trước. Nếu so với tháng 12/2013, CPI cả nước trong 6 tháng qua mới tăng 1.38%, khá thấp so với cùng kỳ năm trước và so với mục tiêu lạm phát.

DIỄN BIẾN LÃI SUẤT

Thị trường tiền tệ tiếp tục ổn định trong tháng 6, lạm phát ổn định tạo điều kiện giảm mặt bằng lãi suất (đến hết tháng 5/2014, lãi suất huy động giảm 0.8 điểm % so với đầu năm). Thanh khoản của các tổ chức tín dụng duy trì tốt (tốc độ tăng trưởng vốn huy động cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng). Lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng sau khi có dấu hiệu tăng trong tháng 5 đã giảm trở lại trong tháng 6.

LÃI SUẤT TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ KÌ HẠN 5 NĂM

Tháng 6/2014, thị trường trái phiếu sơ cấp huy động được 20,000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành, tăng 27.3% so với tháng 5. Lãi suất huy động của trái phiếu kỳ hạn 2 năm dao động trong khoảng 5.64-5.75%/năm, trái phiếu 3 năm trong khoảng 6.1-6.25%/năm, 5 năm trong khoảng 7.15-7.23%/năm, 10 năm là 8.70%/năm…

 

Nhìn chung lãi suất kỳ hạn 2 năm, 3 năm tăng 0.05%/năm so với tháng 5; lãi suất kỳ hạn 5 năm giảm 0.3%/năm so với tháng 5, lãi suất kỳ hạn 10 năm giữ nguyên so với tháng 5.

TỶ GIÁ

Tháng 6/2014 thị trường ngoại hối tiếp diễn biến động như trong tháng 5. Mặc dù vậy Biến động tỷ giá trên thị trường tự do trong hai tháng 5 và 6 là do phản ứng tâm lý của thị trường, vốn nhạy cảm với những tin tức không thuận lợi. Sau khi Ngân hàng nhà nước chủ động điều chỉnh tỷ giá (tăng 1% kể từ 19/6) chênh lệch tỷ giá liên ngân hàng và thị trường tự do đã được thu hẹp.

Nguồn: VFS Research

Tags:

Economics | VietnamData | Month

ECB hạ lãi suất tiền gửi về mức âm 0.1%

by finandlife06/06/2014 08:54

Source: European Central Bank

Less Than Zero

When Interest Rates Go Negative

Imagine a bank that pays negative interest. Depositors are actually charged to keep their money in an account. Crazy as it sounds, the European Central Bank has cut a key interest rate below zero, the first major central bank to venture into negative territory. It’s one way to try to reinvigorate (/in·vig·o·rate/ if something invigorates you, it makes you feel healthier, stronger and have more energy)an economy with other options exhausted. It’s an un’orthodox (/un·or·tho·dox/ unorthodox opinions or methods are different from what is usual or accepted by most people) choice that the U.S. Federal Reserve and other peers have so far rejected.

Cảm giác khùng điên khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu cắt giảm lãi suất chủ chốt xuống mức dưới 0. Đây là động thái ngược đời nhằm giúp nền kinh tế khỏe mạnh hơn.

ECB officials say more stimulus is needed to prevent a slide into deflation, or a spiral (a line in the form of a curve that winds around a central point, moving further away from the centre all the time) of falling prices that could de’rail (làm chệch hướng)the recovery. The bank cut its deposit rate to minus 0.1 percent from zero and reduced its benchmark interest rate to a record-low 0.15 percent. A negative deposit rate helps the economy by pushing the euro lower. There’s also sluggish demand for loans in the euro zone, where unemployment is stuck near its highest level since the currency bloc was formed in 1999. The bank’s president, Mario Draghi, has been floating the idea of charging lenders to park their excess reserves at the ECB for almost two years. Cutting the deposit rate below zero effectively punishes banks that have extra cash but are reluctant to extend credit to weaker lenders. The ECB has particular reason to use negative interest rates. The Fed and the Bank of Japan have turned to large-scale asset purchases, known as quantitative easing, that create new money to fuel the recovery. European Union rules make it politically difficult for the ECB to buy large volumes of government bonds, though it is offering more liquidity to banks and will start work on plans to purchase asset-backed securities.

Việc làm này nhằm giúp nền kinh tế không rơi vào trạng thái giảm phát, tình trạng có thể làm chệch hướng phục hồi kinh tế. Lãi suất tiền gửi đã về mức âm 0.1% và lãi suất tham chiếu về mức thấp kỷ lục (0.15%). Có những lý do đặc biệt để thực thi chính sách này. Việc FED và Ngân hàng Nhật Bản liên tục mua vào tải sản với khối lượng lớn, chính sách được biết đến như là QE, đã giúp tạo tiền mới để tài trợ sự phục hồi kinh tế. Trong khi đó, Khối Châu Âu lại có những quy định khó làm việc đó, do vậy ngân hàng ECB chỉ còn cách tạo thanh khoản cao cho các ngân hàng.

The Background

With interest rates at all of the world’s major central banks effectively at bottom, officials are looking again at what’s sometimes called the sacred “lower bound” of their main monetary policy tool. Negative deposit rates have been used by a handful of smaller central banks in recent years, including Sweden’s, which conducted a 14-month experiment in 2009-2010. Denmark moved below zero in July 2012 — though the cut was aimed more at protecting its currency than stimulating growth — and ended the policy in April. There is no guarantee that negative rates will be able to revive (hồi sinh)an entire economy or work in one as large as the euro area. During the height of Europe’s sovereign debt crisis almost two years ago, Draghi pledged to do “whatever it takes” to save the area’s common currency, signaling the ECB’s willingness to experiment with monetary policy.

Đây chỉ là giải pháp ngắn hạn, và không lấy gì làm đảm bảo sẽ giúp hồi sinh toàn bộ nền kinh tế. Trong lịch sử, đã có một số quốc gia từng sử dụng chính sách này như Thụy Điển năm 2009-2010; Đan Mạnh năm 2012

The Argument

In theory, an interest rate below zero should lower all market rates, thus also reducing borrowing costs for companies and households. In practice, though, there’s a risk that the policy might do more harm than good. Janet Yellen, the Fed chair, said at her confirmation hearing Nov. 14 that the closer the deposit rate is to zero, the bigger the risk of disruption (/dis·rup·tion/ a situation in which something is prevented from continuing in its usual way) to the money markets that help fund banks. (The Fed pays 0.25 percent on excess reserves.)  In Denmark, commercial banks didn’t pass on the negative rates to depositors for fear of losing customers.  When banks absorb the costs themselves, it squeezes the profit margin between their lending and deposit rates, and might make them even less willing to lend.

Về lý thuyết, lãi suất bé hơn không có thể giúp giảm chi phí đi vay cho doanh nghiệp và cho người mua nhà. Trong thực tế, có một rủi ro mà chính sách có thể gây hại hơn là tốt, đó là có thể dòng tiền dành cho ngân hàng sẽ bị gián đoạn.

 

Nguồn: finandlife dịch|Jana Randow, Bloomberg

Tags: ,

Economics

VEPR|Viễn cảnh kinh tế 2014 “những ràng buộc đối với tăng trưởng”

by finandlife01/06/2014 09:20

Bên cạnh những giải pháp ngay lập tức như điều chỉnh tỷ giá; xúc tiến đối tác chiến lược như Nhật, Hàn, Asian, hạn chế Trung Quốc… vẫn còn nhiều chuyện phải làm mang tính chiến lược như cải thiện năng suất lao động, tạo cơ chế khuyến khích sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp.

Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2014 sau những căng thẳng trên biển đông chỉ còn 4.88%, thấp hơn mục tiêu 5.8%.

-------------------------

Bên cạnh những chính sách trong trung hạn mang tính tổng hợp các quan điểm chính sách được đề xuất trong các chương chuyên đề của Báo cáo, Chương 7 cung cấp hai kịch bản dự báo về viễn cảnh kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm 2014 và một số thảo luận chi tiết về các chính sách ngắn hạn đang được áp dụng hiện nay. Cũng tương tự như năm 2013, năm 2014 tiếp tục có thêm dự địa chính sách nhờ lạm phát tương đối thấp, nhưng các vấn đề của nền kinh tế thực vẫn là điều đáng lo ngại nhất. Doanh nghiệp tiếp tục suy yếu, các giải pháp chính sách không đủ mạnh và môi trường truyền dẫn chính sách kém hiệu quả, làm biến dạng mục tiêu mong muốn, đều là những nhân tố cản trở sự phục hồi kinh tế. Đặc biệt trong năm 2014 xuất hiện mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc trên biển Đông, đe dọa quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước. Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế Trung Quốc với tư cách nước nhập khẩu ròng về nguyên vật liệu, thiết bị xây dưng, máy móc và dịch vụ xây dựng nhiều công trình năng lượng và hạ tầng, đồng thời là nhà xuất khẩu ròng nhiều mặt hàng nông nghiệp quan trọng như cao su, gạo, hoa quả… nên quan hệ xấu đi giữa hai nước sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam. Hai kịch bản dự báo được xây dựng cho thấy tăng trưởng của năm 2014 có nhiều khả năng sụt giảm so với năm 2013 thì chịu ảnh hưởng trong mối quan hệ kinh tế-chính trị với Trung Quốc. Kịch bản thấp dự báo mức tăng trưởng GDP đạt khoảng 4,15%, trong khi kịch bản cao hơn cũng chỉ đạt mức là 4,88% (theo giá cố định năm 2010). Lạm phát của cả năm 2014 được dự báo tiếp tục hạ thấp hơn so với năm trước, tương đối ổn định, trong vùng dự kiến từ 4,76% đến 5,51%.

Một loạt vấn đề ngắn và trung hạn được đặt ra cho Việt Nam, bao gồm lựa chọn ưu tiên giữa chính sách giữa phục hồi tăng trưởng, hồi sinh doanh nghiệp và chính sách tiền tệ thích hợp, kiểm soát ổn định vĩ mô. Trong đó ổn định vĩ mô vẫn là tiền đề vững chắc cho các chính sách căn bản khác.

Do kỳ vọng lạm phát có thể thấp dưới 6%, cùng với sự dư thừa thanh khoản trong ngân hàng, nên sức ép hạ lãi suất huy động vẫn còn mạnh, nhưng cần chú ý để không gây xáo trộn trên thị trường vốn nếu lãi suất huy động thực tiến sang trạng thái âm. Đối với thị trường bất động sản, không nên kéo dài thời gian điều chỉnh bằng những gói hỗ trợ hoặc các giải pháp trên giấy, tạo kỳ vọng sai lạc về thị trường này. Cách tốt nhất là để thị trường tiếp tục tự điều chỉnh (xuống giá).

Định hướng của chính sách tỷ giá, không chỉ là điều chỉnh ngắn hạn trong nửa cuối năm (tăng khoảng 2-3%) mà là một tầm nhìn ổn định trong tương lai nhằm tác động tích cực đến sản xuất trong nước. Sau giai đoạn căng thẳng trên biển với Trung Quốc, nên có sự điều chỉnh tỷ giá vì điều kiện vĩ mô thuận lợi như hiện nay không có nhiều. Trên phương diện giải quyết nợ xấu, cần tiến thêm một bước cụ thể là tạo dựng thị trường mua bán nợ và cơ chế khơi thông nguồn lực mua nợ từ nhà đầu tư trong nước và quốc tế; Về cải cách doanh nghiệp nhà nước, cần duy trì tiến trình cổ phần hóa DNNN như Thông điệp đầu năm của Thủ tướng để vừa cải thiện ngân sách, vừa thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế; Bên cạnh những thuận lợi từ xuất khẩu, giới hoạch định chính sách cần xác định những nguy cơ về quỹ đạo phát triển khi Việt Nam hội nhập sâu hơn vào các liên kết quốc tế có mức độ tư do cao (ACFTA, TPP, các FTAs khác). Trong đó, cải cách thể chế và nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh là chìa khóa để hội nhập thành công.

Trước sự bành trướng rất nhanh của chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách, Việt Nam cần có một lộ trình tinh giản biên chế cả ở cấp trung ương và địa phương nhằm kiểm soát quy mô của khoản chi này; Trong giai đoạn đứng trước thử thách khó khăn với Trung Quốc, Việt Nam càng cần thực hiện quyết tâm thay đổi mô hình kinh tế, con đường phát triển và thay đổi tư duy điều hành nền kinh tế. Giai đoạn kinh tế suy giảm vừa qua cho thấy nhiều bài học lớn, cùng với những tranh chấp với Trung Quốc hiện nay, nhu cầu cải cách, giảm phụ thuộc càng rõ ràng hơn.

Song song với quá trình này, cần xác định các đối tác kinh tế và chiến lược như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ và ASEAN để xây dựng cơ sở hợp tác dài hạn, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Cần thúc đẩy tăng năng suất của nền kinh tế trong trung và dài hạn thông qua quyết tâm cải cách thể chế theo hướng thị trường để tạo động lực phân bổ nguồn lực hữu hiệu hơn; Chủ động định hướng thị trường lao động tái cơ cấu theo hướng nâng cao chất lượng, khuyến khích lao động kỹ năng cao.

Chúng ta cũng cần chú trọng phân bổ nguồn lực, tạo dựng cơ chế khơi thông đầu tư sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Đặc biệt với kinh tế biển, cần hỗ trợ trực tiếp (sửa chữa, nguyên liệu) để người dân bám biển. Bổ sung các tàu lớn của quốc gia để hỗ trợ về hậu cần cho các đội tàu cá.

------------------------------------------

Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2014: Cần căn cứ thực tế hơn là lý thuyết!

02/06/2014

(Thời báo Kinh Doanh) - Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2014, vừa được Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) công bố, nhận được nhiều phản biện từ các chuyên gia kinh tế: "Các nhà nghiên cứu cần gia tăng nhiệt huyết hơn. Đất nước đang cần độ "nóng". Trong khi đó, các nhà học thuật vẫn ngồi, thỉnh thoảng phẩy quạt lông đưa ra một vài câu chuẩn mực về nguyên lý là không ổn".

Liên tục những năm gần đây, tăng trưởng sụt giảm mạnh. Đã có rất nhiều nghiên cứu, phân tích nguyên nhân được đưa ra. Nhưng tại Báo cáo 2014, VEPR đã chỉ những ràng buộc đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Trong đó, những cản trở cho đầu tư dài hạn là bất ổn kinh tế vĩ mô, sự xói mòn niềm tin của các chủ thể kinh tế vào tương lai và định hướng điều hành.

Hai kịch bản chưa thuyết phục

Theo Ts. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc VEPR, mặc dù nền kinh tế đã có sự phục hồi nhưng vẫn rất mong manh, khả năng chống đỡ với các cú sốc khá yếu. Vì thế, trong Báo cáo kinh tế thường niên 2014 của VEPR đã đưa ra 2 kịch bản: Kịch bản thấp, dự báo tăng trưởng GDP đạt khoảng 4,15% và kịch bản cao là 4,88%. Lạm phát được dự báo sẽ thấp hơn năm 2013 và ở trong vùng dự kiến từ 4,76% đến 5,51%.

Những cản trở của tăng trưởng là môi trường kinh doanh thấp, quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm và tình trạng tham nhũng. Những cản trở dài hạn là hạ tầng, cả hạ tầng giao thông và hạ tầng năng lượng. Hiệu quả kém của các trung gian tài chính và đầu tư công quá mức sẽ trở thành ràng buộc chặt nếu nền kinh tế quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao hơn.

Bên cạnh đó là những ràng buộc khác như thừa lao động nhưng thiếu hụt nguồn nhân lực có đào tạo, có kỹ năng; khả năng đổi mới sáng tạo của nền kinh tế hầu như không có; thiếu môi trường khuyến khích tự do nghiên cứu và chấp nhận rủi ro…; thể chế kinh tế thị trường chưa hoàn thiện và thủ tục hành chính chưa hỗ trợ cho DN và tinh thần khởi nghiệp. Những ràng buộc nội bộ này cũng là rào cản tiềm tàng trong quá trình hội nhập của Việt Nam.

Những nhận định đưa ra trong Báo cáo của VEPR về "sức khỏe" nền kinh tế Việt Nam, Ts. Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, cho rằng đánh giá 2 kịch bản về tăng trưởng (tăng GDP năm 2014 mức thấp là 4,15%, cao là 4,88%) mà Báo cáo nêu chưa thuyết phục. Bởi vì Báo cáo không dẫn ra được các căn cứ cụ thể để chứng minh. "Tôi không bi quan về tăng trưởng như nhóm tác giả đã nêu trong báo cáo", Ts. Ngoạn nhấn mạnh.

Ts. Ngoạn đặc biệt lưu ý, báo cáo này có đánh giá nền kinh tế đang phục hồi, nhưng chưa chỉ ra được yếu tố nào tạo nên sự phục hồi đó do sự đúng đắn của chính sách hay do yếu tố ngoại sinh tác động vào nền kinh tế. Nhìn chung, đến thời điểm gần hết tháng 5, báo cáo này mới xuất hiện và đưa ra những gợi ý chính sách cho năm 2014 là quá chậm".

Còn theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, cần có những phân tích, đánh giá rõ nét hơn về khả năng ứng phó của nền kinh tế với các cú sốc để có những kịch bản hành động phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro nếu có những cú sốc xảy ra.

Thực tế có rất nhiều mô hình làm kinh tế rất hiệu quả

Ví dụ, tình trạng DN phá sản đang nghiêm trọng hơn. Nếu năm 2009 - 2010, DN phá sản là những DN làm ăn chụp giật thì 2 năm gần đây, trong số DN phải phá sản, ngừng hoạt động là những DN đã gồng mình chống đỡ suốt thời gian qua.

Hơn nữa, bên cạnh số DN ngừng hoạt động hay phá sản còn là những DN đã không thể cầm cự tiếp, phải chấp nhận bán và sáp nhập. Theo ông Doanh, cần tìm hiểu kỹ vấn đề này và ông cũng đặt câu hỏi: như vậy, bao nhiêu DN có tiềm năng của Việt Nam đã không tự sống được và đã rơi vào tay NĐT nước ngoài?

Cần có cách tiếp cận khác

Đánh giá và chất lượng báo cáo lần này của VEPR, Gs. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, thẳng thắn: Các số liệu trong Báo cáo vẫn rơi vào tình trạng không có cái mới, những kiến nghị đưa ra vẫn chung chung. Báo cáo cần đề cập đến những chủ trương Nhà nước đã làm thì cái nào đúng, cái nào chưa đúng; những việc đặt ra thì đã triển khai vào thực tế được như thế nào, chẳng hạn về xử lý nợ xấu, tái cơ cấu kinh tế...

"Các nghiên cứu kinh tế vĩ mô như thế này, cần có cách tiếp cận khác. Đó phải là tiếp cận đi từ thực tế thay vì cứ xuất phát từ lý thuyết. Bởi thực tế có rất nhiều mô hình làm kinh tế rất hiệu quả. Rất cần có nghiên cứu áp dụng vào nền kinh tế để thoát khỏi khó khăn", ông Mại kiến nghị.

Ts. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng cho rằng những liệt kê về ràng buộc đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam như VEPR đưa ra chưa ổn. Đó không chỉ đơn thuần là những chi tiết xếp cạnh nhau trong nền kinh tế. Các ràng buộc này đã thành một hệ thống, giờ muốn đục chỗ nào để thoát ra cũng khó. Vì sao chúng ta cố đột phá mãi mà không được.

Ông Thiên phân tích: Đơn cử, nhìn vào chỉ số lạc quan của sản xuất công nghiệp là thấy cần phải tính lại cho kỹ. Bởi vì, báo cáo gần đây nhất của Bộ KH&ĐT, DN đóng cửa 5 tháng qua cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái tới 20%, trong khi đó, chỉ số công nghiệp vẫn tốt lên. Đây là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, cần nhìn nhận rõ ràng, sự tốt lên thực chất là của DN nào. Nếu nhìn vào điều này, phân tích kỹ ra, sẽ thấy có thêm ràng buộc.

Không nên nhìn chỉ số chung trong các báo cáo tốt lên mà bỏ qua những yếu tố thành phần đang có vấn đề. Ngay như sản xuất công nghiệp tốt lên thật, nhưng không phải nhờ ở DN nội mà do khối DN FDI. Xuất khẩu cũng vậy. Trong khi DN nội suy yếu mạnh thì FDI đang lớn lên và lớn theo cách không bình thường. Vậy, liệu có quyết liệt đổi mới để tháo gỡ được không. Tính khốc liệt của vấn đề là ở chỗ đó.

"Nếu cứ theo các báo cáo, lấy các chỉ số chung tốt lên sẽ dễ bị che đi sự thực trong cơ cấu kinh tế. Đây là vấn đề cực kỳ nguy hiểm, cần phải nhìn nhận nghiêm túc để tránh ảo tưởng khi đọc báo cáo", ông Thiên nói.

-------------------------------------------

Rạch ròi việc dự báo

Ts. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

------------------------------------

Cần rạch ròi việc dự báo. Một mặt khẳng định sự phục hồi kinh tế từ giữa năm 2013 có vẻ mong manh nhưng mặt khác, dự báo lại cho kết quả, tăng trưởng vẫn tiếp tục thụt lùi. Vậy thì đà phục hồi ở đây là như thế nào? Ngay cả mức dự báo 5,5% của các tổ chức quốc tế cũng là một mức tăng trưởng yếu ớt. Trước ta chưa có cú sốc ở bên ngoài. Giờ, nếu có cú sốc từ bên ngoài thì sẽ tác động bao nhiêu phần trăm đến nền kinh tế Việt Nam. Đây là điều cần phải được tính toán, nghiên cứu sâu hơn trong báo cáo kinh tế.

Sức chịu đựng của nền kinh tế đến đâu

Ts. Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia

------------------------------------

Câu hỏi mở ra trong đầu tôi là đánh giá sức chịu đựng của nền kinh tế đến đâu.

Có hai câu hỏi đặt ra trong bối cảnh hiện nay, thứ nhất là mức tăng trưởng tối thiểu cần thiết cho Việt Nam để giải quyết công ăn việc làm là bao nhiêu? Thứ hai là trong 2-3 năm tới, liệu Việt Nam có vượt qua bẫy thu nhập trung bình hay không hay vẫn cứ tăng trưởng thấp như hiện nay.

Hiện nay, năng suất lao động thấp, chỉ 2% chưa đủ bù đắp cho cắt giảm đầu tư và suy giảm kinh tế. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu, không bù đắp được sụt giảm vừa qua, dẫn đến thất nghiệp do không giải quyết được việc làm. Kèm theo đó, giảm tiêu dùng..., dẫn đến bất ổn xã hội, suy giảm niềm tin, càng dẫn đến tăng trưởng thấp.

Mong muốn chỉ ra những ràng buộc trong nhiều lĩnh vực

Ts. Nguyễn Đức Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội)

------------------------------------

Báo cáo thường niên năm nay mong muốn chỉ ra những ràng buộc trong nhiều lĩnh vực đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Để tháo gỡ những ràng buộc này, đòi hỏi Việt Nam phải có quyết tâm mạnh mẽ trong việc tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, và trên hết, hình dung rõ ràng một mô hình kinh tế - xã hội tổng thể cho tương lai Việt Nam.

 

Việt Nguyễn|Thoibaokinhdoanh.vn

Nguồn: finandlife|Trích Báo Cáo Thường Niên 2014 “Những ràng buộc đối với tăng trưởng”

Tags: ,

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu