Giải thưởng Nobel kinh tế năm 2013 cho phân tích thực nghiệm trong định giá tài sản.

by finandlife15/10/2013 10:21

Trào lưu trong thị trường tài sản

Không cách nào để dự đoán giá chứng khoán và trái phiếu trong một vài ngày hoặc một vài tuần tới. Nhưng hoàn toàn có thể nhìn nhận giá cả những tài sản này trong một giai đoạn dài hơn, chẳng hạn như 3 đến 5 năm tới. Những phát hiện này (có vẻ vừa ngạc nhiên mà cũng vừa mâu thuẫn) đã được thực hiện và phân tích bởi Eugene Fama, Lars Peter Hansen và Robert Shiller, trong năm nay.

Bắt đầu trong những năm 1960, Eugene Fama và nhiều cộng sự đã mô tả rằng giá chứng khoán vô cùng khó để dự đoán trong ngắn hạn, và thông tin mới nhanh chóng phản ánh vào giá. Những tìm hiểu này không chỉ có một tác động sâu sắc đến các nghiên cứu tiếp theo mà còn thay đổi ứng xử trên thị trường. Sự xuất hiện cái gọi là những quỹ chỉ số trên thị trường chứng khoán trên toàn cầu là ví dụ nổi bật cho vấn đề này.

Nếu giá cả gần như không thể dự báo trong vài ngày hay vài tuần tới, thì không phải sẽ khó dự báo hơn trong nhiều năm tiếp theo sao? Câu trả lời là không phải thế, Robert Shiller đã khám phá ra vào những năm đầu của thập niên 80 thế kỷ 20. Ông ấy đã phát hiện rằng giá chứng khoán biến động nhiều hơn cổ tức của doanh nghiệp, và chỉ số giá cả trên cổ tức có xu hướng giảm khi cổ tức cao và tăng khi cổ tức thấp. Mẫu hình này tồn tại không chỉ cho chứng khoán, mà còn cho cả trái phiếu và những tài sản khác.

Một tiếp cận có thể giải thích những phát hiện này là, vì phản ứng của những nhà đầu tư hợp lý đối với sự bất ổn giá cả. Một suất sinh lợi cao trong tương lai được nhìn nhận như một phần bù đắp cho việc giữ những tài sản rủi ro trong suốt thời gian mà họ không biết trước sẽ như thế nào.

Lars Peter Hansen đã phát triển một phương pháp thống kê đặc biệt thích hợp để kiểm tra những lý thuyết hợp lý của định giá tài sản. Sử dụng phương pháp này, Hansen và những nhà nghiên cứu khác đã phát hiện những chỉnh sửa của những giả thuyết đó là một bước tiến dài để giải thích giá cả các tài sản.

Cách tiếp cận khác tập trung vào xuất phát điểm của hành vi hợp lý. Gọi là tài chính hành vi xét đến những hạn chế của tổ chức, chẳng hạn như giới hạn về vay mượn, cái ngăn cản những nhà đầu tư khôn ngoan trong giao dịch đối với bất kỳ việc định giá bất hợp lý nào trong thị trường.

Những người đoạt giải đã đặt nền móng cho sự hiểu biết gần đây về định giá tài sản. Nó dựa một phần vào những sự biến động trong rủi ro và thái độ đối với rủi ro, và một phần dựa vào những thiên hướng hành vi và những rào cản thị trường.

Bài liên quan: Nobel kinh tế 2013

Nguồn: finandlife|Nobelprize.org

Tags:

Economics

Giải Nobel kinh tế năm 2013

by finandlife15/10/2013 08:56

Như vậy giải Nobel kinh tế năm nay đã có chủ, giải thuộc về ba nhà kinh tế học: Fama, Hansen và Shiller. Trong ba nhà kinh tế học đoạt giải năm nay, chúng ta khá quen thuộc với Fama và Shiller. Fama khá nổi tiếng với lý thuyết thị trường hiệu quả, khá nhiều nghiên cứu của Ông được biên tập và giảng dạy chính thức trong những môn học về tài chính như mô hình 3 nhân tố, CAPM mở rộng… Trong khi đó, Shiller lại đi tìm những luận chứng cho thấy thị trường hiệu quả là điều không tưởng.

Dưới đây là một số nhận xét về giải năm nay của một số nhà kinh tế và nhà báo.

“Giải Nobel cho Fama người đã dẫn dắt hàng triệu người tin rằng thị trường tài chính là hoàn hảo và giải Nobel trao cho Shiller người đã cho thấy điều ngược lại. Thật mâu thuẫn”

Tim Harford

“Đó là một chế diễu (jibe/gibe) chống lại kinh tế học, đó là lĩnh vực duy nhất nơi mà hai người cùng dành giải Nobel có suy nghĩ và quan điểm rõ ràng trái ngược nhau”

Krugman

“Trong ba nhà kinh tế đoạt giải Nobel năm nay, hai ông Eugene F. Fama và Robert J. Shiller có quan điểm trái ngược nhau. Fama là cha đẻ cái lý thuyết “thị trường hiệu quả” (đại khái nói giá chứng khoán trên thị trường đã phản ánh hết mọi thông tin nên không có cách gì đánh bạc với thị trường). Chính vì lý thuyết này mà thị trường Mỹ trong nhiều năm dài đã nới lỏng các quy định, giới tài chính cũng xây dựng các mô hình rủi ro một cách chủ quan. 

Shiller đã phải thốt lên rằng giả thuyết thị trường hiệu quả (efficient market hypothesis) là “một trong những sai lầm đáng kể nhất trong lịch sử tư duy kinh tế học” (one of the most remarkable errors in the history of economic thought). Còn Warren Buffett thì dí dỏm bảo: “Tớ đã thành kẻ du thủ du thực ngoài đường cầm ca nước [xin tiền] nếu thị trường luôn hiệu quả”. Trong khi Shiller nhiều lần cảnh báo về các bong bóng chứng khoán, bong bóng bất động sản, Fama thì không tin có cái gọi là bong bóng. Ông cho rằng thị trường tài chính là nạn nhân của suy thoái kinh tế chứ không phải là kẻ gây ra suy thoái.

Ghép hai ông này lại trao chung một giải với một ông nữa không liên quan gì nhiều lắm là chuyện lạ.

Nguyễn Vạn Phú 

Nguồn: finandlife

 

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu