Việt Nam 2018

by finandlife11/02/2018 16:15

Tăng trưởng năng suất sản xuất thể hiện qua tốc độ tăng trưởng GDP cho thấy VN đang trong giai đoạn trẻ, có tốc độ tăng trưởng năng suất cao

Chu kỳ nợ ngắn hạn/chu kỳ kinh doanh doanh nghiệp đang cho thấy Việt Nam ở giữa chu kỳ tăng trưởng, với những dấu hiệu sau: tốc độ tăng trưởng cao, tăng trưởng tín dụng mạnh, tốc độ tăng trưởng thu nhập doanh nghiệp ở vùng đỉnh, chính sách kinh tế đang chuyển dàn từ easing sang neutral, tồn kho, tăng trưởng doanh số đạt cân bằng.

Chu kỳ nợ dài hạn: Việt Nam đang có cơ cấu dân số trẻ, tuổi đời trung bình hiện chỉ dưới 30 tuổi, lứa tuổi mới ra trường, kết hôn, chi tiêu nhiều, giải trí, dễ tiếp cận khoa học công nghệ các kiểu. Đây là giai đoạn dễ thở, vì sau giai đoạn dài phải gồng gánh nuôi đám trẻ lúc nhúc tiền ăn tiền học, tiền y tế, khám chữa bệnh, giờ nó đã lớn, ra trường, đi làm và có thu nhập, bắt đầu chi tiêu. Đây là giai đoạn rất tốt cho nền kinh tế.

Đặt lồng ghép 3 vấn đề này lại với nhau, time to VN là phải, cả về nhân khẩu học lẫn chu kỳ tín dụng và tăng trưởng.

FINANDLIFE

Tags:

Economics

Dự trữ ngoại hối đạt kỷ lục 57 tỷ USD, ngập lụt VND

by Technician08/02/2018 08:37

Bất chấp chu kỳ nhập siêu quay trở lại mạnh mẽ kể từ quý 4/2016 đến nay, dự trữ ngoại hối vẫn tăng trưởng ổn định. Nếu như con số này chỉ là 7 tỷ USD trong 2004, tăng mạnh lên 23.9 tỷ trong giai đoạn bùng nổ đầu tư WTO và hạ nhiệt nhanh chóng sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2009, dự trữ ngoại hối chỉ còn 12 tỷ năm 2010, đến tháng 10/2017 đạt kỷ lục 45 tỷ USD, thì đến nay, 8/2/2018 dự trữ ngoại hối đạt kỷ lục mới 57 tỷ USD.

FINANDLIFE

Tags:

Economics

[VCSC] Báo cáo chiến lược đầu tư 2018 - Vị thế tốt để tận dụng xu hướng tích cực trên toàn cầu

by finandlife29/01/2018 08:49

Có một câu nói rằng cơ hội chỉ đến với những ai may mắn và có sự chuẩn bị tốt. Và trường hợp này đã diễn ra cho thị trường Việt Nam trong năm 2017. Việt Nam đã may mắn được hưởng lợi từ mức tăng trưởng mạnh mẽ của GDP và tiêu dùng toàn cầu, cũng như rủi ro trên thị trường vốn thế giới khiến nhiều NĐT chuyển hướng sang các thị trường mới nổi. Trong khi đó, thị trường Việt Nam cũng được chuẩn bị tốt với nền tảng khu vực sản xuất phát triển, tầng lớp trung lưu gia tăng và môi trường vĩ mô thuận lợi tạo điều kiện đầu tư thuận lợi cho NĐT nước ngoài. Do đó, một vài công ty đã tận dung cơ hội để tăng vốn và giúp thị trường bùng nổ. Hướng đến năm 2018, trong khi định giá thị trường đã trở nên khá đắt, các nền tảng cơ bản dẫn dắt thị trường vẫn không thay đổi. Và chúng tôi cũng không ghi nhận bất kỳ sự biến động nào ảnh hưởng đáng kể đến xu hướng hiện tại.

Triển vọng vĩ mô: FDI tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng trong khi Chính phủ duy trì sự ổn định

GDP: Mức tăng mạnh của ngành Công nghiệp & Xây dựng, tiêu thụ gia tăng và sự phục hồi bền bỉ của ngành nông nghiệp đã hỗ trợ cho tăng trưởng GDP vượt mục tiêu của Chính phủ đạt 6,8%. Chúng tôi kỳ vọng GDP sẽ tăng trưởng 6,7% trong năm 2018 khi tiêu thụ toàn cầu gia tăng củng cố cho nhu cầu xuất khẩu của Việt Nam.

FDI: FDI vẫn tiếp tục là động lực cho tăng trưởng của Việt Nam. Vốn FDI giải ngân tăng 11% đạt 17 tỷ USD, trong khi vốn FDI đăng ký tăng ấn tượng 44% đạt 36 tỷ USD. Trong khi ngành sản xuất tiếp tục thu hút được lượng vốn FDI đáng kể, các dự án lớn  ngành điện được hưởng lợi chủ yếu khi Việt Nam hướng đến việc tăng công suất lắp đặt năm 2030 gấp 3 lần hiện nay.

Thương mại: Lo ngại về gia tăng chính sách bảo hộ trên toàn cầu hiện chưa có nhiều ảnh hưởng khi xuất khẩu của Việt Nam tăng 21% trong năm 2017 và ghi nhận thặng dự thương mại 2,7 tỷ USD. Các công ty FDI tiếp tục thống trị mảng xuất khẩu với 71% thị phần khi xuất khẩu chuyển từ các sản phẩm cơ bản sang sản phẩm điện tử có giá trị cao.

Tiêu dùng: Với chỉ số niềm tin tiêu dùng đạt mức cao kỷ lục 117 điểm, tổng doanh thu bán lẻ (loại trừ yếu tốt giá) tăng 9,5% trong năm 2017. Lạm phát thấp và mức tăng lương tối thiểu 6,5% sẽ hỗ trợ duy trì mức tăng trưởng tương đương trong năm 2018.

Tín dụng: Khu vực sản xuất và xuất khẩu tăng trưởng mạnh phần nào làm giảm áp lực đẩy nhanh tăng trưởng tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mức tăng trưởng tín dụng 19% là đủ cao để hỗ trợ cho sản xuất và thị trường BĐS, nhưng không phải quá cao để có ảnh hưởng lớn đến lạm phát.

Lạm phát: Giá thịt heo giảm làm ảnh hưởng đến giỏ lương thực, thực phẩm và dịch vụ ăn uống, trong khi Chính phủ tận dụng lạm phát thấp để nâng chi phí y tế và giáo dục và gia tăng giá điện bán lẻ, kết hợp các yếu tố, lạm phát cuối năm tăng 2,6% (lạm phát trung bình 3,5%). Khả năng giá thịt heo phục hồi và giá dầu cao hơn có thể tạo áp lực lạm phát cho năm 2018, nhưng chúng tôi cũng kỳ vọng Chính phủ sẽ giữ lạm phát trung bình dưới mức mục tiêu 4%.

Tỷ giá: Đồng VND tiếp tục duy trì sự ổn định nhiều năm qua so với đồng USD với tỷ giá ngoại hối liên ngân hàng đang tăng 0,2%. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tận dụng tỷ giá USD ở mức thấp để gia tăng dự trữ ngoại hối lên 52 tỷ USD (tương đương 3 tháng nhập khẩu) thay vì để đồng VND tăng mạnh hơn. Phần lớn các chuyên gia kinh tế đều dự báo cho sự tiếp tục suy yếu của đồng USD trong năm 2018, nhưng Việt Nam hiện tại đã lượng dự trữ ngoại hối đủ cao để bảo vệ tiền đồnng.

Diễn biến thị trường chứng khoán: Sự kết hợp hoàn hảo giữa tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ, nền tảng vĩ mô ổn định, các cổ phiếu mới niêm yết và các thương vụ thoái vốn

Diễn biến thị trường vượt mọi dự báo: VN-Index đã tăng 48% trong năm 2017 với tăng trưởng EPS 19,6% và trở thành một trong những chỉ số có mức tăng trưởng ấn tượng nhất thế giới trong năm 2017. Được dẫn dắt bởi các blue-chip như MSN (+86,8%), VNM (+71,9%) hay SAB (+26,1%) với hai thương vụ thoái vốn thành công của Chính phủ, ngành tiêu dùng cơ bản đã đóng góp nhiều điểm nhất cho kết quả của VN-Index trong năm 2017.

Các mã mới niêm yếu hỗ trợ cho đà tăng: Các cổ phiếu mới niêm yết trong năm 2017 đóng góp 15,6 điểm % cho mức tăng của VN-Index, đặc biệt các mã blue-chip VJC (+94,9%) và PLX (+60,9%).

Việt Nam được hưởng lợi từ xu hướng toàn cầu: Các nền kinh tế phát triển tại Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản đều tăng trưởng mạnh mẽ và giúp thúc đẩy nhập khẩu từ các quốc gia sản xuất. Do đó, nhiều thị trường trên toàn cầu có mức sinh lời tích cực. Chỉ số MSCI EM Asia, chịu ảnh hưởng lớn bởi Trung Quốc và Hàn Quốc, tăng 40%, cho thấy sức mạnh của các nền sản xuất Châu Á.

Thanh khoản gia tăng đáng kể: Giá trị giao dịch trung bình hàng ngày của thị trường Việt Nam đã tăng 66,4% từ 136 triệu USD năm 2016 lên 227 triệu USD năm 2017 một phần do các thương vụ thoái vốn, trong khi vốn mua ròng của khối ngoại đã đạt 1,1 tỷ USD trong năm 2017.

Định giá đạt mức cao nhất sau giai đoạn khủng hoảng: P/E của chỉ số VN-Index đã tăng từ 11,4 lần năm 2015 lên 16,4 lần năm 2016 và 19,3 lần năm 2017, vượt mức 17 lần của SET Index (Thái Lan), nhưng vẫn thấp hơn mức 23 lần của chỉ số PCOMP (Philippines).

Triển vọng thị trường chứng khoán: Chúng tôi kỳ vọng chỉ số VN-Index sẽ đạt 1.250 điểm

Tăng trưởng lợi nhuận sẽ tiếp tục duy trì mạnh mẽ: Chúng tôi dự báo mức tăng trưởng lợi nhuận 19% cho danh mục theo dõi hiện tại, được hỗ trợ bởi tiêu dùng ở mức cao, thị trường BĐS ổn định, dự phòng của khối ngân hàng giảm dần, xuất khẩu mạnh mẽ và đầu tư gia tăng vào năng lượng và dự án cơ sở hạ tầng.

Chúng tôi dự báo chỉ số VN-Index với các cổ phiếu hiện tại sẽ giao dịch với P/E 18 lần dựa theo trung bình các phương pháp tiếp cận từ trên xuống và dưới lên (top down và bottom up). Với mức P/E 19,3 lần, định giá của Việt Nam không còn rẻ so với các thị trường phát triển hơn trong khu vực. Tuy nhiên, tăng trưởng lợi nhuận tốt vẫn sẽ hỗ trợ cho mức định giá này, trong khi lạm phát thấp và đồng VND ổn định sẽ hỗ trợ cho tâm lý NĐT. Tuy nhiên, phân tích từ dưới lên (bottom up) của chúng tôi cho danh mục theo dõi ghi nhận kết quả thận trọng hơn với hệ số P/E giảm còn 17,3 lần.

Danh mục IPO, niêm yết, thoái vốn trong 2018 tạo tiền đề cho tăng trưởng của chỉ số. Sau những thành công năm 2017, danh sách các thương vụ IPO và niêm yết mới sẽ tiếp tục kéo dài trong 2018. Chúng tôi cũng kỳ vọng Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch thoái vốn. Cả hai yếu tố này đóng vai trò thu hút vốn và thúc đẩy tỷ lệ sinh lời của thị trường chứng khoán Việt Nam. Những cổ phiếu thuộc nhóm này sẽ giúp điểm số cũng như định giá của thị trường tiếp tục đi lên, thậm chị vượt mức mà chúng tôi hiện đang cho là hợp lý.

Chúng tôi kỳ vọng sẽ cần ít nhất 2 năm nữa để Việt Nam được đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi (EM). Dù về mặt định lượng, quy mô và thanh khoản thị trường Việt Nam hiện đã đủ tiêu chuẩn được nâng hạng lên thị trường EM, chúng tôi vẫn cho rằng tỷ lệ sở hữu nước ngoài, độ mở của thị trường ngoại hối, công bố thông tin bằng tiếng Anh và hạ tầng thị trường là những yếu tố cần được tiếp tục cải thiện. Được lọt vào danh sách theo dõi (watchlist) sẽ mang lại thêm tiềm năng tăng trưởng cho thị trường.

Các cổ phiếu được chúng tôi đánh giá tích cực trong danh mục theo dõi:

Bất động sản: Động thái tham gia vào mảng BĐS trung cấp của VIC với các dự án Vincity sẽ củng cố cho tăng trưởng lợi nhuận nhờ doanh thu hợp động mạnh mẽ ở các dự án hiện hữu. NLG cũng có vị thế tốt với thương hiệu dẫn đầu trong phân khúc trung cấp khi tận dụng sự hợp tác với các chủ đầu tư Nhật Bản.

Hàng không: Chúng tôi cho rằng năm 2018 sẽ là một năm có diễn biến tích cực nữa cho các cổ phiếu hàng không khi chúng tôi kỳ vọng ngành sẽ tiếp tục phát triển nhờ thế chân kiềng 3 chân thông qua bùng nổ du lịch của Việt Nam, gia tăng tầng lớp trung lưu và hoạt động sản xuất sôi nổi. VJC, SCS, và SGN là các cổ phiếu có vị thế tốt để hưởng lợi từ một hoặc cả sự kết hợp của ba yếu tố trên.

Tiêu dùng/CNTT: MWG vẫn duy trì là cổ phiếu tốt nhất để tận dụng sự phát triển thương mại hiện đại ở Việt Nam. 2018 sẽ đánh dấu là năm đầu tiên chuỗi siêu thị mini BachhoaXANH được triển khai trên diện rộng. FPT đã thu gọn các mảng kinh doanh khi thoái vốn khoảng một nửa cổ phần trong mảng Bán lẻ và Phân phối. Trong tương lai, tăng trưởng sẽ được tập trung vào mảng Phần mềm và Viễn thông, củng cố bởi mảng Giáo dục đang tăng trưởng nhanh chóng và có lợi nhuận cao.

Bảo hiểm: Tăng trưởng GDP mạnh mẽ sẽ dẫn dắt tăng trưởng phí bảo hiểm từ tỷ lệ thâm nhập thấp hiện tại trong khi phát triển của kênh bán hàng bancassurance (kết hợp ngân hàng – bảo hiểm) sẽ là yếu tố cải thiện chủ chốt cho phân phối. BVH sẽ có tăng trưởng LN mạnh mẽ trong ngành bảo hiểm nhân thọ trong BMI thuần tập trung vào bảo hiểm phi nhân thọ.

Điện: Chính phủ đã phê duyệt phương án cổ phần hóa cho PV Power và Genco 3, đánh dấu cho cột mốc trong quá trình tự do hóa ngành điện. REE là lựa chọn hàng đầu của chúng tôi được hưởng lợi từ danh mục đầu tư các nhà máy điện. NT2 cũng sẽ có tăng trưởng lợi nhuận tích cực trong năm nay sau khi đã bảo trì thành công trong năm 2017, giúp gia tăng công suất và tính sinh lời.

Ngân hàng: Cải thiện chất lượng tài sản tiếp tục được thực hiện trong khi tăng trưởng tín dụng dịch chuyển theo hướng mạnh mẽ nhưng ổn định. Các sản phẩm mới, như bancassurance và ngân hàng số, có thể thúc đẩy ROA với thu nhập phí, và tài chính tiêu dùng sẽ ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ với niềm tin tiêu dùng mạnh mẽ. VPB, ngân hàng dẫn đầu thị trường trong mảng tài chính tiêu dùng với mức sinh lời hấp dẫn, là lựa chọn hàng đầu của chúng tôi. Những cổ phiếu ngân hàng mới được niêm yết có thể mang lại cơ hội đầu tư tốt.

Lưu ý rằng chúng tôi cũng ghi nhận những cơ hội đầu tư khác có thể đến từ các cổ phiếu niêm yết mới sẽ được đưa vào danh mục theo dõi của chúng tôi trong năm 2018, như VRE, TCB, HDB, HVN, PV Power, BSR, FPT Retail, PVOil,…

 

VCSC Research

Tags:

Economics | StockAdvisory

Rongviet Research|Emerging Market effected on Stock Market

by finandlife26/12/2017 16:03

Tags:

Economics

Rongviet Research|Summarize Monetary Policy 2017

by finandlife26/12/2017 15:38

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu