Quy định vay và cho vay chứng khoán SBL

by finandlife28/09/2018 10:02

b. Hỗ trợ thành viên lập quỹ ETF có đủ chứng khoán để góp vốn và thực hiện giao dịch hoán đổi danh mục với quỹ ETF theo quy định hiện hành.

a. Thành viên lập quỹ ETF, VSD

Điều 5. Giá trị chứng khoán cho vay và lãi suất vay/cho vay

1. Giá trị chứng khoán cho vay được xác định theo công thức sau:

             VL  =  QL x P

Trong đó:

Vl là giá trị chứng khoán cho vay

QLlà số lượng chứng khoán cho vay

P xác định như sau:

+ Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư: giá đóng cửa tại ngày giao dịch liền kề trước ngày vay hoặc ngày được yêu cầu bổ sung tài sản thế chấp.

2. Giá trị chứng khoán cho vay được định giá lại vào 16h00 hàng ngày theo công thức trên để làm cơ sở xác định mức tài sản thế chấp tương ứng theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Quy chế này.

3. Lãi suất cho vay được xác định theo thỏa thuận giữa người vay và người cho vay nhưng không được vượt quá 120% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố.

4. Lãi khoản vay được xác định như sau:

L=

Trong đó:

L: là lãi khoản vay

            I : là lãi suất cho vay năm.

 

1. Thời hạn vay/cho vay tối đa là 05 ngày làm việc đối với thỏa thuận vay/cho vay để hỗ trợ thanh toán và tối đa không quá 90 ngày đối với thỏa thuận vay/cho vay để góp vốn hoặc hoán đổi danh mục quỹ ETF.

 

4. Trình tự, thủ tục hoàn trả khoản vay:

a. Hoàn trả toàn bộ bằng chứng khoán cho vay:

Bên vay gửi VSD hồ sơ hoàn trả chứng khoán vay bao gồm các tài liệu sau:

i. Giấy đề nghị chuyển trả chứng khoán cho bên cho vay (Mẫu 03A/SBL, 03B/SBL của Quy chế này);

ii. Biên bản thanh lý hợp đồng giữa các bên vay và cho vay và TVLK đại diện cho bên cho vay (nếu có)

iii. Yêu cầu chuyển khoản chứng khoán (Mẫu 04/SBL của Quy chế này)  (03 liên)

Đồng thời, bên vay đăng nhập thông tin hoàn trả và/hoặc tất toán hợp đồng vay, cho vay trên hệ thống SBL (Mẫu 05/SBL của Quy chế này).

b. Hoàn trả toàn bộ hoặc một phần bằng tiền :

i. Các bên tự thỏa thuận trong biên bản thanh lý hợp đồng vay/cho vay giá trị bằng tiền quy đổi từ chứng khoán cho vay nhưng không được thấp hơn giá trị chứng khoán cho vay tại ngày hoàn trả được xác định theo công thức quy định tại Khoản 1 Điều 5.

ii. Biên bản thanh lý hợp đồng vay/cho vay chứng khoán được gửi tới VSD trong vòng 01 ngày làm việc kể từ ngày các bên ký Biên bản. Trường hợp hoàn trả một phần bằng tiền, bên vay gửi kèm theo Biên bản thanh lý hợp đồng vay/cho vay chứng khoán các tài liệu quy định tại Tiết i, iii Điểm a Khoản này.

Đồng thời, bên vay đăng nhập thông tin hoàn trả và/hoặc tất toán hợp đồng vay, cho vay trên hệ thống SBL (Mẫu 05/SBL của Quy chế này).

c. Trong vòng 01 ngày làm việc, VSD xử lý hồ sơ hoàn trả chứng khoán cho vay và hạch toán theo quy định tại Điều 20 Quy chế này.

 

 

2. Tài sản thế chấp để vay chứng khoán hỗ trợ thanh toán là tiền. Tài sản thế chấp để vay chứng khoán hỗ trợ cho việc để góp vốn hoặc hoán đổi danh mục quỹ ETF là tiền và/hoặc chứng khoán đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 3 Điều này bao gồm:

a. Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh ngoại trừ trái phiếu chuyển đổi, tín phiếu Kho bạc;

b. Chứng khoán niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư ngoại trừ chứng chỉ quỹ ETF).  

 

 

Điều 10. Định giá giá trị tài sản thế chấp

1.      Giá trị tài sản thế chấp được xác định theo công thức sau đây:

VTC=  C + QTC x P x (100% - H)

Trong đó

VTC  là giá trị tài sản thế chấp

C là tiền thế chấp (nếu có)

QTC  là số lượng chứng khoán thế chấp

P là giá chứng khoán áp dụng để định giá:

 + Đối với trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh: là giá tính toán theo mô hình Đường cong Lợi suất Trái phiếu Chính phủ của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội tại ngày giao dịch liền kề trước ngày vay hoặc ngày được yêu cầu bổ sung tài sản thế chấp.

+ Đối với cổ phiếu/chứng chỉ quỹ niêm yết tại các Sở Giao dịch chứng khoán: giá đóng cửa tại ngày giao dịch liền kề trước ngày vay hoặc ngày được yêu cầu bổ sung tài sản thế chấp.

H là tỷ lệ chiết khấu tài sản theo quy định tại Điều 13 của Quy chế này.

2. Giá trị tài sản thế chấp được định giá lại vào 16h00 hàng ngày theo công thức quy định tại Khoản 1 Điều này làm căn cứ xác định việc duy trì giá trị tài sản thế chấp của bên vay theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

3. Bên vay phải đảm bảo giá trị tài sản thế chấp ban đầu bằng 115% giá trị chứng khoán vay. Bên vay phải nộp bổ sung tài sản thế chấp trong trường hợp giá trị tài sản thế chấp thấp hơn mức nêu trên theo quy định tại Điều 12 Quy chế này và được quyền rút tài sản thế chấp khi giá trị tài sản thế chấp lớn hơn mức quy định.

 

 

Điều 13. Tỷ lệ chiết khấu tài sản

1. Tỷ lệ chiết khấu tài sản áp dụng đối với từng loại chứng khoán khi xác định giá trị tài sản thế chấp, trừ trường hợp tài sản thế chấp là tiền là:

b. 30% đối với chứng khoán nằm trong danh mục chứng khoán cấu thành chỉ số VN30/HNX30 và 40% đối với chứng khoán còn lại.

CHƯƠNG IV

HỆ THỐNG THỎA THUẬN VAY VÀ CHO VAY

 

              1. Các bên vay và cho vay phải ký hợp đồng vay và cho vay (Phụ lục 02 của Quy chế này) trước khi chuyển thông tin vào hệ thống SBL đối với giao dịch vay và cho vay theo phương thức thoả thuận trực tiếp hoặc sau khi xác lập được thoả thuận vay và cho vay đối với giao dịch vay và cho vay theo phương thức thoả thuận qua hệ thống.

2. Các bên tham gia hệ thống SBL cần đáp ứng các điều kiện sau:

a. Bên vay phải nộp đủ tài sản thế chấp đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 9 của Quy chế này và có yêu cầu vay hợp lệ được nhập vào hệ thống SBL.

  b. Bên cho vay có đủ chứng khoán đủ điều kiện cho vay tại tài khoản chứng khoán giao dịch và đã xác nhận yêu cầu vay do bên vay nhập vào hệ thống SBL thông qua TVLK nơi  bên cho vay mở tài khoản giao dịch chứng khoán.

 3. Chỉ TVLK của VSD mới được tham gia đăng nhập yêu cầu vay/cho vay, chào vay/chào cho vay vào hệ thống SBL.

2. Được vay cho chính mình để lập, hoán đổi danh mục quỹ ETF trong trường hợp đủ điều kiện là thành viên lập quỹ (AP) theo quy định hiện hành hoặc để hỗ trợ thanh toán trong trường hợp tạm thời thiếu chứng khoán thanh toán.  

3. Phải ký hợp đồng cung cấp/ nhận dịch vụ với/ từ VSD và thông báo thông tin tài khoản quản lý tài sản thế chấp bằng tiền với VSD (Phụ lục 03,04 của Quy chế này)

4. Kiểm tra và đảm bảo khách hàng có đủ chứng khoán cho vay hợp lệ  theo quy định tại Điều 4 Quy chế này.

 

Điều 18. Trình tự, thủ tục xác lập thỏa thuận vay/cho vay

1. Trường hợp thỏa thuận trực tiếp

a. Sau khi thống nhất các điều kiện vay và cho vay bao gồm loại và số lượng chứng khoán, lãi suất khoản vay, loại và số lượng tài sản thế chấp, ... TVLK bên vay sẽ đăng nhập Yêu cầu vay vào hệ thống SBL.

b. Thỏa thuận vay/cho vay sẽ được xác lập trên hệ thống SBL (Mẫu 10/SBL của Quy chế này) khi TVLK bên cho vay/ đại diện cho bên cho vay thực hiện xác nhận đồng ý các nội dung trong Yêu cầu vay mà TVLK bên vay đã nhập vào hệ thống và TVLK bên vay nộp đủ tài sản thế chấp.

c. Trong vòng 01 ngày làm việc sau khi nhận được thông báo thỏa thuận vay/cho vay đã được xác lập trên hệ thống SBL thông qua cổng giao tiếp điện tử, TVLK bên cho vay phải chuyển tới VSD hồ sơ vay chứng khoán bao gồm các tài liệu sau:

i. Giấy đề nghị cho vay chứng khoán của người đầu tư có chứng khoán cho vay (Mẫu 11/SBL của Quy chế này);

ii. Giấy ủy quyền của người đầu tư có chứng khoán cho vay cho TVLK nơi mở tài khoản lưu ký chứng khoán (Mẫu 12/SBL của Quy chế này);

iii. Hợp đồng vay/cho vay chứng khoán giữa bên vay, bên cho vay và TVLK nơi bên cho vay mở tài khoản lưu ký chứng khoán (nếu có).

d. Trường hợp TVLK là bên cho vay, hồ sơ gửi tới VSD chỉ bao gồm tài liệu quy định tại Điểm iii Khoản 1 Điều này.

2. Trường hợp thỏa thuận qua hệ thống:

               a. TVLK bên vay/TVLK bên cho vay nhập Chào vay/Chào cho vay vào hệ thống SBL để tìm đối tác cho vay/vay.

b. Sau khi thống nhất được các điều kiện vay, cho vay với đối tác tương ứng, TVLK bên vay/TVLK bên cho vay thực hiện các quy trình, thủ tục tương tự như trường hợp thỏa thuận trực tiếp quy định tại Khoản 1 Điều này.

 

---

Trích TT229 quy định:

Điều 11. Thành viên lập quỹ, tổ chức tạo lập thị trường

1. Thành viên lập quỹ đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

a) Là công ty chứng khoán có nghiệp vụ môi giới và tự doanh chứng khoán; ngân hàng lưu ký;

b) Trong vòng mười hai (12) tháng gần nhất, trước tháng nộp hồ sơ đăng ký thành lập quỹ ETF, duy trì tỷ lệ vốn khả dụng tối thiểu đạt hai trăm hai mươi phần trăm (220%), hoặc một tỷ lệ khác cao hơn theo yêu cầu của công ty quản lý quỹ. Ngân hàng lưu ký phải đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của pháp luật về ngân hàng;

c) Đã ký hợp đồng lập quỹ ETF với công ty quản lý quỹ;

d) Đáp ứng các điều kiện khác (nếu có) tại hợp đồng lập quỹ.

2. Quyền của thành viên lập quỹ:

a) Được cung cấp dịch vụ môi giới cho nhà đầu tư trong hoạt động hoán đổi danh mục theo quy định tại Điều 12 Thông tư này. Quy định này chỉ áp dụng đối với thành viên lập quỹ là công ty chứng khoán;

b) Được thực hiện các giao dịch tự doanh với quỹ ETF, thông qua công ty quản lý quỹ, theo cơ chế hoán đổi danh mục chứng khoán cơ cấu của mình lấy các lô chứng chỉ quỹ ETF và ngược lại;

c) Được vay chứng khoán cơ cấu để hoán đổi lấy các lô chứng chỉ quỹ ETF; hoặc vay các lô chứng chỉ quỹ ETF để hoán đổi lấy danh mục chứng khoán cơ cấu. Hoạt động vay chứng khoán, chứng chỉ quỹ ETF này phải được thực hiện trên hệ thống và theo hướng dẫn của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán;

 

Điều 13. Giao dịch chứng chỉ quỹ ETF trên Sở Giao dịch Chứng khoán (giao dịch thứ cấp)

1. Nhà đầu tư, thành viên lập quỹ giao dịch chứng chỉ quỹ ETF đã niêm yết thông qua hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán theo nguyên tắc sau:

a) Nhà đầu tư, thành viên lập quỹ đặt lệnh giao dịch trên các tài khoản giao dịch chứng khoán của mình. Hoạt động giao dịch và thanh toán giao dịch thực hiện theo quy định về giao dịch chứng khoán của Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán;

b) Đơn vị giao dịch thực hiện theo quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán nơi chứng chỉ quỹ ETF niêm yết;

c) Chứng chỉ quỹ ETF có thể được sử dụng trong hoạt động cho vay mua ký quỹ và các hoạt động khác phù hợp với quy định của pháp luật về chứng khoán.

2. Thành viên lập quỹ chỉ được bán chứng chỉ quỹ ETF (bán chứng khoán cơ cấu) trên hệ thống của Sở Giao dịch Chứng khoán khi bảo đảm có đủ chứng chỉ quỹ ETF (chứng khoán cơ cấu) để bán vào ngày thanh toán theo quy định của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán. Số chứng chỉ quỹ ETF (chứng khoán cơ cấu) này bao gồm số chứng chỉ quỹ ETF (số chứng khoán cơ cấu) đã có sẵn trên tài khoản của thành viên lập quỹ tại ngày thực hiện giao dịch, số chứng chỉ quỹ ETF (số chứng khoán cơ cấu) nhận được trước hoặc vào ngày thanh toán từ giao dịch hoán đổi trên cơ sở danh mục chứng khoán cơ cấu (số chứng chỉ quỹ ETF) có được trong các giao dịch mua trên thị trường hoặc giao dịch vay trên hệ thống của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán đã thực hiện thành công trước đó.

 

Trích quy chế VSD quy định:

2. Hoạt động vay và cho vay chứng khoán quy định tại Quy chế này nhằm thực hiện:

a. Hỗ trợ thanh toán giao dịch chứng khoán trong trường hợp TVLK của VSD do sửa lỗi dẫn đến tạm thời thiếu hụt chứng khoán để thanh toán, hoặc

b. Hỗ trợ thành viên lập quỹ ETF có đủ chứng khoán để góp vốn và thực hiện giao dịch hoán đổi danh mục với quỹ ETF theo quy định hiện hành.

3. Đối tượng áp dụng của Quy chế này bao gồm:

a. Thành viên lập quỹ ETF, VSD

b. TVLK đóng vai trò là bên cho vay hoặc bên vay

c. Tổ chức, cá nhân sở hữu chứng khoán lưu ký đóng vai trò là bên cho vay.

Bên cho vay các tổ chức, cá nhân sở hữu chứng khoán đã lưu ký tại VSD có nhu cầu cho vay chứng khoán phải thực hiện giao dịch cho vay tại VSD thông qua TVLK nơi tổ chức, cá nhân đó mở tài khoản.

Bên vay là TVLK hoặc các tổ chức được công nhận là thành viên lập quỹ ETF được vay chứng khoán để thực hiện các hoạt động theo quy định pháp luật có liên quan hiện hành.

Tags: ,

Economics

Thao túng thị trường chứng khoán có thể bị phạt tù tới 7 năm

by finandlife28/12/2017 08:23

Theo Khổng Chiêm, NDH.VN

Tội thao túng thị trường chứng khoán

Cá nhân thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Hình thức xử phạt áp dụng trong trường hợp này như:

(1) Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;

(2) Thông đồng với người khác đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;

(3) Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;

(4) Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;

(5) Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó;

(6) Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.

Ở mức độ cao hơn, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 2 tỷ đồng đến 4 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm nếu (1) phạm tội có tổ chức; (2) Thu lợi bất chính 1,5 tỷ đồng trở lên; (3) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 3 tỷ đồng trở lên; (4) Tái phạm nguy hiểm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 250 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này thì có thể phạt cao nhất tới 10 tỷ đồng, bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn hoặc cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 1 năm đến 3 năm hoặc cấm huy động vốn từ 1 năm đến 3 năm.

Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin

Điều 209, Bộ luật quy định tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán (chào bán, niêm yết, giao dịch, hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức thị trường, đăng ký, lưu ký, bù trừ hoặc thanh toán chứng khoán) thì bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Mức phạt này áp dụng đối với các trường hợp: (1) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng; (2) Thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng; (3) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán mà còn vi phạm.

Mức phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 1 đến 5 năm gồm (1) Phạm tội có tổ chức; (2) Thu lợi bất chính 1 tỷ đồng trở lên; (3) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 3 tỷ đồng trở lên; (4) Tái phạm nguy hiểm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Đối với pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, mức phạt cao nhất lên tới 5 tỷ đồng và còn có thể bị cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 1 năm đến 3 năm.

Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán

Người nào biết được thông tin chưa được công bố liên quan đến công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng (mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng đó) nhưng sử dụng thông tin này để mua bán chứng khoán hoặc tiết lộ, cung cấp thông tin này hoặc tư vấn cho người khác mua bán chứng khoán trên cơ sở thông tin này thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Hình phạt này áp dụng cho trường hợp thu lợi bất chính từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu từ từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 2 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm, gồm (1) Có tổ chức; (2) Thu lợi bất chính 1 tỷ đồng trở lên; (3) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 1,5 tỷ đồng trở lên; (4) Tái phạm nguy hiểm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này thì mức phạt tiền cao nhất là 10 tỷ đồng, còn có thể bị cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 1 năm đến 3 năm.

Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán

Người nào làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán thu lợi bất chính từ 1 tỷ đồng đến dưới 2 tỷ đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1,5 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 2 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm: (1) Thu lợi bất chính 2 tỷ đồng trở lên; (2) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 3 tỷ đồng trở lên; (3) Có tổ chức; (4) Tái phạm nguy hiểm.

 

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 250 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Tags:

StoriesofLife

Thông tư 155/2015/TT-BTC có hiệu lực từ 1/1/2016

by finandlife23/12/2015 22:11

Gánh nặng công bố thông tin lên CTCK khi thông tư 155/2015/TT-BTC có hiệu lực

Vụ việc cổ đông nội bộ của JVC không công bố thông tin về việc bán cổ phiếu do việc bán được thực hiện để giải chấp cổ phiếu tại Công ty chứng khoán đã gây nhiều xôn xao trên dư luận trong thời gian vừa qua, do các văn bản luật hiện hành không có hướng dẫn chi tiết trong trường hợp này.

Tại Thông tư 155/2015/TT-BTC thay thế thông tư 52/2012/TT-BTC sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2016 tới đây yêu cầu trước khi bán giải chấp chứng khoán ký quỹ hoặc bán chứng khoán cầm cố, CTCK phải công bố thông tin trên trang điện tử của công ty trong trường hợp bán chứng khoán của Khách hàng là người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ.

Tuy nhiên làm sao công ty chứng khoán có thể biết chủ tài khoản là người nội bộ hoặc người liên quan của người nội bộ của công ty Niêm yết? Có lẽ công ty chứng khoán sẽ phải yêu cầu người mở tài khoản ký quỹ liệt kê về những công ty mà họ được xét là người nội bộ và kê khai người có liên quan của họ, đồng thời những người liên quan này phải kê khai đầy đủ các công ty mà họ là cổ đông nội bộ. Vấn đề không chỉ dừng lại ở độ phức tạp như vậy vì việc người nội bộ của một công ty là thường xuyên thay đổi, vậy ai sẽ là người chủ động cập nhật thông tin?, khách hàng mở tài khoản hay công ty chứng khoán. Theo ý kiến của ông Nguyễn Thành Long - Phó chủ tịch UBCKNN, các Sở Giao dịch chứng khoán sẽ sớm ban hành các quy chế hướng dẫn công bố thông tin để hướng dẫn cụ thể hơn về việc này.

Chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa thông tư 155/2015/TT-BTC sẽ có hiệu lực nhưng vẫn còn nhiều vấn đề mà kể cả những người trong nghề như chúng tôi cảm thấy lúng túng khi tư vấn cho DN thực hiện về CBTT. Cụ thể như việc đăng ký người CBTT cho doanh nghiệp khi người Đại diện theo pháp luật và người CBTT đi vắng, CBTT của ban kiểm toán nội bộ trong TH những tổ chức lớn cài vài chục người trong bộ phận này, việc gia hạn nộp báo cáo tài chính đối với công ty phải hợp nhất nhiều đơn vị....

---------------------

Các điểm mới của Thông tư 155/2015/TT-BTC hướng dẫn về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán (có hiệu lực vào ngày 1/1/2016 và thay thế thông tư 52/2012/TT-BTC)

1. Công ty đại chúng quy mô lớn là công ty đại chúng có vốn góp của chủ sở hữu từ 120 tỷ đồng trở lên (không cần điều kiện có từ 300 cổ đông)

2. Người nội bộ thay thế khái niệm cổ đông nội bộ, bổ sung thêm một số chức danh khác bao gồm: thành viên kiểm toán nội bộ, Phụ trách kế toán, các chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch Công ty theo quy định tại Điều lệ Công ty.

3. Công bố các thông tin cá nhân bao gồm số Thẻ căn cước công dân, số Chứng minh nhân dân hoặc số Hộ chiếu còn hiệu lực, địa chỉ liên lạc, địa chỉ thường trú, số điện thoại, số fax, email, số tài khoản giao dịch chứng khoán, số tài khoản lưu ký chứng khoán, số tài khoản ngân hàng chỉ được thực hiện nếu chủ thể liên quan đồng ý

4. Việc lưu trữ các thông tin công bố trên trang điện tử ít nhất là 05 năm.

5. Việc công bố thông tin bằng cả tiếng Anh và Tiếng Việt được áp dụng với Sở giao dịch chứng khoán

6. Nhà đầu tư là cá nhân có thể ủy quyền cho tổ chức khác hoặc các nhân khác công bố thông tin

7. Tài liệu ĐHĐCĐ phải công bố cho Sở giao dịch chứng khoán, UBCKNN trước 10 ngày tổ chức cuộc họp (trước đây là 15 ngày). Các thông tin về ứng cử viên HĐQT, BKS cũng phải đăng tải trước ngày họp 10 ngày

8. Trang thông tin điện tử phải hiển thị thời gian đăng tải thông tin, đồng thời phải đảm bảo nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận được các dữ liệu trên trang thông tin điện tử đó

9. Trường hợp công ty đại chúng không thể hoàn thành việc công bố báo cáo tài chính năm trong 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính do phải lập báo cáo tài chính năm hợp nhất hoặc báo cáo tài chính năm tổng hợp; hoặc do các công ty con, công ty liên kết của công ty đại chúng cũng phải lập báo cáo tài chính năm có kiểm toán, báo cáo tài chính năm hợp nhất hoặc báo cáo tài chính năm tổng hợp thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét gia hạn thời gian công bố báo cáo tài chính năm khi có yêu cầu bằng văn bản của công ty, nhưng tối đa không quá 100 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính bảo đảm phù hợp với quy định pháp luật liên quan.

10. . Trường hợp thay đổi các nội dung tại phương án sử dụng vốn, mục đích sử dụng vốn từ các đợt chào bán trong vòng 10 ngày kể từ khi ra quyết định thay đổi các nội dung này, tổ chức phát hành phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và công bố thông tin nội dung thay đổi trên trang thông tin điện tử của tổ chức phát hành. Mọi thay đổi phải được báo cáo lại tại Đại hội đồng cổ đông gần nhất.

11. Công ty đại chúng phải công bố thông tin về giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài của công ty mình và các thay đổi liên quan đến tỷ lệ sở hữu này trên trang thông tin điện tử của công ty, của Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán theo quy định pháp luật chứng khoán hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

12. Công bố 24h đối với việc thay đổi số cổ phần đang lưu hành được hướng dẫn cụ thể trong các trường hợp

- Trường hợp công ty phát hành thêm cổ phiếu, tính từ thời điểm công ty báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về kết quả phát hành theo quy định pháp luật về phát hành chứng khoán;

- Trường hợp công ty giao dịch cổ phiếu quỹ, tính từ thời điểm công ty báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu quỹ theo quy định pháp luật về giao dịch cổ phiếu quỹ;

- Trường hợp công ty mua lại cổ phiếu của cán bộ công nhân viên theo chương trình lựa chọn của người lao động trong công ty hoặc mua lại cổ phiếu lẻ của công ty thông qua công ty chứng khoán; công ty chứng khoán mua cổ phiếu của chính mình theo yêu cầu của khách hàng hoặc để sửa lỗi giao dịch, công ty công bố thông tin trong vòng 10 ngày đầu tiên của tháng trên cơ sở các giao dịch đã hoàn tất và cập nhật đến ngày công bố thông tin.

13. Tất cả các công bố thông tin bất thường đều có thời hạn công bố là 24h

14. Tổ chức niêm yết và công ty đại chúng quy mô lớn phải giải trình:

- Số liệu, kết quả hoạt động kinh doanh lũy kế từ đầu năm tại báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong báo cáo tài chính quý 2 đã công bố so với báo cáo tài chính bán niên được soát xét; hoặc tại báo cáo tài chính quý 4 đã công bố so với báo cáo tài chính năm được kiểm toán có sự chênh lệch từ 5% trở lên; hoặc chuyển từ lỗ sang lãi hoặc ngược lại;

- Số liệu, kết quả hoạt động kinh doanh tại báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo có sự chênh lệch trước và sau kiểm toán hoặc soát xét từ 5% trở lên. (Thông tư 52/2012/TT-BTC chỉ yêu cầu giải trình khi biến động từ 10%)

15. Công ty niêm yết hoặc công ty đại chúng quy mô lớn cần công bố trong vòng 24h nếu Vốn góp của chủ sở hữu bị giảm từ 10% trở lên hoặc tổng tài sản bị giảm từ 10% trở lên tại báo cáo tài chính năm gần nhất đã được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét. Trước đây tại thông tư 52 chỉ quy định nếu thất thoát tài sản từ 10% thì phải CBTT. Tuy nhiên tại TT 155 thì chỉ cần tài sản giảm 10% đã phải CBTT. Việc giảm tài sản thì có thể có nhiều nguyên nhân ví dụ như công ty trả nợ vay cũng sẽ làm tài sản giảm xuống..

16. Các phụ lục công bố thông tin tại Thông tư 155/2015/TT-BTC đều có mẫu bằng tiếng Anh và tiếng Việt.

 

Nguồn: Vũ Thanh Vân

Tags:

StockAdvisory

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu