The Berkshire AGM 2024

by finandlife06/05/2024 17:39

The Berkshire AGM was amazing Here are 30 key takeaways 

1. Big tribute to Charlie Munger. The entire 30-minute starting video is about Charlie. It’s amazing what he has done for the investment community

2. Berkshire Hathaway trims its stake in Apple by 13%

3. Insurance is still an excellent business. Ajit is doing an amazing job

4. Q1 was good for Berkshire Hathaway. The company keeps compounding at attractive rates

5. Every time you see the word EBITDA, you should replace it with bullsh*t earnings

6. Berkshire earns more than $100 million per day currently

7. Succesful investing is all about having a few very big winners

8. The power of compounding is the most underrated power in the world

9. Berkshire Hathaway will keep buying back shares in the years to come

10. Don’t check stock prices daily

11. Coca-Cola and American Express will probably never be sold

12. Apple will (probably) remain the largest position of Berkshire Hathaway in the years to come

13. Always look at a stock like a business.

14. Don’t try to time the market

15. The market is there to serve you. Use it to your advantage

16. The Intelligent Investor by Benjamin Graham is the best investment book ever

17. Higher taxes are quite likely in the future according to Buffett

18. Berkshire Hathaway‘s primary investments will always be in the United States

19. Anyone who says size doesn’t hurt performance is selling

20. Charlie’s two best ideas were probably BYD and Costco

21. Buffett feels extremely good about his exposure to Japan

22. The best time to sell a wonderful company is (almost) never

23. “I don’t know anything about Artificial Intelligence.” - Warren Buffett

24. Geico is still an amazing business. The company is making progress in its data analytics

25. Geico has lower costs than virtually any insurance company

26. “Charlie was the best Partner I could have very imagined.” - Warren Buffett

27. Always surround yourself with people you look up to and trust

28. “During our entire partnership, Charlie never lied to me even once.” - Warren Buffett

29. If there would be no risk there would be no insurance business. Insurance is still a very attractive business despite climate risk

30. Never bet against America

"If You Had Another Day with Charlie, How Would You Spend It?" The standout inquiry at the Berkshire Hathaway Annual Meeting came from a young attendee, prompting Warren Buffett to reflect on Charlie Munger's legacy and impart valuable life lessons. Buffett's poignant response emphasized the importance of cherishing meaningful connections: "Ask yourself who you'd want to spend the last day of your life with, and then find a way to meet them tomorrow, and thereafter, as often as possible.'"

Tags: ,

StoriesofLife

Lessons from the 2023 Berkshire Hathaway

by finandlife09/05/2023 08:42

Cáo phó cho chính mình

Warren Buffett chào đón người tham dự hội nghị thường thiên (AM) 2023 bằng video thú vị lướt qua các thương vụ đầu tư cổ phần (equity investment) và công ty con của tổ chức Berkshire Hathaway, thông điệp của CEO và kết video bằng cuộc gọi của ông đến nữ diễn viên gạo cội Jamie Lee Curtis, người vừa cùng Dương Tử Quỳnh đạt giải Oscar trong bộ phim "Mọi thứ, mọi nơi cùng một lúc" (mà truyền thông Việt Nam đa phần dịch là Cuộc Chiến Đa Vũ Trụ). Ông yêu cầu nữ diễn viên gạo cội thuyết phục Charlie (phó chủ tịch Berkshire) nhanh chóng mua thêm nhiều cổ phiếu trong địa hạt Internet. Qua ngôn ngữ của Curtis, Buffett bị gọi trại đi là "tất cả đều có thể ăn" buffet (all you can eat buffet - tên ông vô tình trùng âm với khái niệm tiệc buffet) và Charlie là "Charlie hunger" (Charlie đói bụng). Một chút hài hước để mở màn cho AM 2023, sự kiện mang tính biểu tượng (iconic) của ngành đầu tư giá trị (value investing) dẫn dắt bởi hai huyền thoại đầu tư đã đến ngưỡng "cổ lai hy" 92 tuổi (Warren) và 99 tuổi (Charlie Munger). Thành tựu và sự thông tuệ của hai ông đã được minh chứng qua biết bao thăng trầm của dòng thời gian.

Hàng dài người hâm mộ cũng như cổ đông xếp hàng dài bên ngoài Trung tâm Chăm Sóc Y Tế CHI ở Omaha để tham dự AM (trùng hợp thay) cũng đón nhận một cơn mưa nhè nhẹ như ở London, nơi chỉ cách đó vài giờ sự kiện đăng quang của vua Charles III chiếm sóng toàn cầu. Buffett, song hành với Munger, bước vào khán phòng cùng với Ajit Jain và Greg Abel, hai nhân vật phụ trách mảng bảo hiểm và phi bảo hiểm của tập đoàn (người kế thừa Buffett và Munger sau này), trong tràng vỗ tay dài của thính giả. Ông mở màn bằng câu bông đùa: "khi thức dậy vào sáng nay, tôi chợt nhận ra mình phải cạnh tranh sự chú ý với ai đó ở Anh, mọi người đang chào đón vị vua Charles mới và ngay tại đây chúng ta cũng có vua Charles của riêng mình (ám chỉ Charlie Munger)." AM 2023 diễn ra trong một bối cảnh hết sức ảm đạm ở Hoa Kỳ, First Republic trở thành ngân hàng thứ ba sụp đổ trong vài tháng vừa qua, đổ thêm dầu vào bầu không khí đón chờ suy thoái. Ai ai cũng mong muốn đón nhận những lời "thông thái" trong thời điểm bất an này. Bershire Hathaway có một lịch sử huy hoàng trong việc đánh bại chỉ số S&P 500 trong giai đoạn suy thoái, và tổ chức hoạt động cực kỳ tốt khi thị trường rơi vào trạng thái "gấu" (thị trường trên đà xuống dốc, theo dữ liệu từ Bespoke Investment Group). Kể từ thập niên 80, cổ phiếu Berkshire đã đánh bại thị trường xuyên qua 6 kỳ suy thoái quay quanh trung vị (median) 4,41 điểm % (percentage points). Ấn tượng hơn, mỗi khi S&P rơi rụng 20%, thì tổ chức này lại đánh bại index (chỉ số) khoảng trung vị tầm 14,89 điểm %.  Lợi nhuận gộp thường niên (compounded annual gain) của Berkshire là 19,8% kéo dài từ 1965 đến nay (so với 9,9% của S&P500). Hai ông đã đưa cổ đông đi qua con nước khó khăn (touch waters) bằng việc bám chặt tầm nhìn dài hạn và phong thái "thận trọng" (conservative), biến nhiều người đã đặt niềm tin vào hai nhà hiền triết thành triệu phú. Phía bên ngoài khán phòng, hàng dài người biểu tình đến từ NetJets - hãng hàng không tư nhân của Berkshire, phản đối làm việc quá giờ và trả lương thấp - góp thêm bức tranh đầy tương phản của cái gọi là "chủ nghĩa tư bản".

Buffett lướt nhanh qua kết quả kinh doanh trong quý đầu của 2023: lợi nhuận hoạt động (operating profit) sau thuế tăng 13% từ năm này qua năm khác đến 8,1 tỷ $. Khoản gia tăng này đến từ danh mục đầu tư cổ phiếu (stock portfolio), thu nhập lãi suất cao hơn từ việc nắm giữ tiền mặt (cash holdings) và lợi nhuận cao hơn từ bảo hiểm (higher underwriting profit). Bảng cân đối kế toán của Berkshire (balance sheet) cho thấy khoản cổ phần (equity) của cổ đông trị giá 504,5 tỷ $ lớn hơn bất kỳ công ty nào ở Hoa Kỳ. Một điều thú vị khác chính là con số 165,1 tỷ đô (vào cuối quý đầu tiên) của "phao bảo hiểm" (insurance float), con số cho thấy khác biệt giữa tiền mặt thu được từ phí bảo hiểm (premiums) và các yêu cầu thanh toán (claims), trong khi đó tiền mặt và tín phiếu nhà nước (treasury bills) là 127,7 tỷ $. Đạn dược đầu tư của Berkshire luôn dồi dào cho các đợt thâu tóm tiềm năng (potential acquisitions) hay lãi suất thu nhập (interest income) tiếp theo. Berkshire đã mua lại 9600 cổ phiếu hạng A (class A - giá hiện tại là gần $500k/cổ phiếu) của chính mình trong quý đầu tiên trị giá 4,4 tỷ $ (quý 4 của 2022 Berkshire đã mua lại tầm 2,6 tỷ $).

Dưới đây là một số thông điệp hay ho mà hai bộ óc lớn chia sẻ:

1> Thông thái hơn

Để bước đi một cách vững chải trong đời, quan trọng nhất là phải chi tiêu ít hơn những gì mình kiếm được. Nguyên tắc cực kỳ đơn giản này không phải ai cũng áp dụng được trước sức cám giỗ muôn hình vạn trạng ngoài kia. Chỉ cần làm ngược lại, bạn sẽ chìm ngập trong nợ nần hay mắc kẹt trong đó và không thể đi trước cuộc chơi. Buffett nhắc đến ngoại lệ về thế chấp nhà (mortgage) nhưng nhấn mạnh việc chi tiêu vô tội vạ bằng thẻ tín dụng rồi trả lãi suất đâu đó 12-14% (ví dụ) thì cực kỳ nguy hại, để kiếm hơn lãi suất đó qua đầu tư có lẽ bạn chỉ nên tìm đến Berkshire (ông bông đùa).

Buffett nhắc đến Tom Murphy, người bạn thân và đối tác tinh thần của ông (mental partner). Tom là CEO của Capital Cities Communications người đã thiết kế thương vụ thâu tóm ABC trong năm 1985 với giá 3,5 tỷ $ để 10 năm sau bán đi với giá 19 tỷ $. Thương vụ trên được Berkshire Hathaway rót vốn, cụ thể rót 517 triệu $ để lấy 18% cổ phần trong Capital Cities/ABC. Murphy còn giúp Buffett thu về cổ phần của Disney trị giá 2.5 tỷ $. Murphy là người dạy cho Buffett về vận hành doanh nghiệp nhiều hơn bất cứ ai. Buffett nhận xét về bạn mình: "tôi đã quan sát cách ông ta truyền cảm hứng cho những cá nhân không hoàn hảo - bảo gồm chính bản thân tôi, Murphy không bao giờ phân biệt giữa kẻ nghèo hèn (pauper) hay hoàng tử (prince) - ai ông cũng cư xử chừng mực." Khi mới gặp Buffett lần đầu, Murphy đưa ra lời khuyên cực kỳ quan trọng: "đừng bao giờ quên Warren, ông luôn có thể bảo ai đó đi đến địa ngục (chết) ngay ngày mai". Trong một số trường hợp căng thẳng, điều thông minh nhất chính là giữ miệng lưỡi của mình (hold your tongue). Nếu mất bình tĩnh (lose your temper), thì rất có thể mình sẽ làm thêm điều gì gây cảm giác cực kỳ hối tiếc về sau, đôi khi không thể cứu vãn được (đặc biệt trong thế giới công nghệ viral nhanh chóng ngày nay).

Hãy chia tách các chỉ trích hay phản hồi theo từng hạng mục (category) để có cách ứng xử tương xứng. Kiểu như, có một số quan điểm, không cần thiết phải mất công thuyết phục ai ai phải nghe theo mình. Buffett chưa từng chứng kiến người tử tế (kind) nào qua đời mà không có người bạn nào cạnh bên nhưng có rất nhiều người chết trên đống tiền mà không có lấy một người bạn, thậm chí cả gia đình mình. Buffett đã quan sát Tom Murphy cả cuộc đời (có thể con trai ông cũng dự AM) và chưa từng thấy ông làm điều gì không tử tế. Chúng ta nên viết cáo phó (obituary) của chính mình và cố gắng sống đúng đắn với câu chữ trong đó.

Tiếp theo, chúng ta cần tránh xa những con người độc hại (toxic people) và những hoạt động độc hại (toxic activities) trên một tinh thần học hỏi trọn đời, đồng thời hiểu rằng có một số "cảm giác thõa mãn" cần được trì hoãn" (deferred gratification - như mua sắm quần áo vô tội vạ chẳng hạn). Nếu có những tính cách trên, không sớm thì muộn thành công sẽ tìm đến còn nếu không, thứ duy nhất có thể dựa vào chính là may mắn, rất rất nhiều may mắn (luck). Thêm nữa cần hiểu rõ cách thức người khác thao túng (manipulate) chúng ta để bản thân mình không đi hại người khác theo cách như vậy hay chuyển hóa thành con người độc hại chuyên đi lừa dối và lợi dụng sơ sở của người xung quanh. Bài học quan trọng nhất của cuộc đời chính là né xa những thứ tồi tệ quanh mình (get the hell out of your life), đặc biệt là những thứ liên quan đến con người. Tuy nhiên, khi các cá nhân độc hại thuộc trong gia đình mình (cả Buffett và Munger đều sinh ra trong bối cảnh có những người xung quanh gieo các giá trị tốt cho họ) như trường hợp của gia đình John D. MacArthur, thì việc rời bỏ thách thức hơn rất nhiều.

Buffett thừa nhận ông không thể học khía cạnh kĩ thuật của mọi doanh nghiệp, nhưng nó cũng không cần thiết khi nhìn vào những khía cạnh khác và tiếp tục học tập. Apple là một ví dụ điển hình: "tôi không hiểu gì về điện thoại nhưng lại có cái nhìn rất sâu về hành vi tiêu dùng". Điều quan trọng cần lưu tâm chính là cách một doanh nghiệp tốt trượt dài thành tồi tệ hay điều gì lôi cuốn sự chú ý của khách hàng. Đội ngũ của Berkshire không thể tiên đoán tương lai nhưng lại có thể xác định giá của một thứ gì đó cùng những mối đe dọa đến mô hình kinh doanh. Warren nhấn mạnh: "chúng ta không thông minh theo thời gian, nhưng sẽ trở nên thông thái hơn một chút."

2> Tương lai của đầu tư giá trị (value investing)

Các nhà đầu tư giá trị đang đứng trước nhiều lối rẽ phân tán, Munger nói: "tôi cho rằng các nhà đầu tư giá trị đang phải đối diện với khoản thời gian rất khó khăn bởi có quá nhiều người cùng cạnh tranh dành giựt một vài cơ hội. Họ sẽ dần quen với việc kiếm ít tiền hơn." Đây cũng là điều mà Charlie luôn cảnh báo Buffett tính từ khi cả hai gặp nhau lần đầu vào 1959. Tuy nhiên, Buffett lại thấy cơ hội vẫn còn nhiều (so với Charlie): "các cơ hội chỉ đến khi có ai đó làm điều ngu ngốc. Tôi quan sát thấy số lượng những người làm điều ngu ngốc đang ngày càng tăng". Berkshire Hathaway có lợi thế của tổ chức lớn (719 tỷ $) nhưng cũng đi kèm bất lợi khi không thể chuyển dịch cơ thể to lớn này đến các cơ hội "vàng" quá nhỏ (như trong VC). Việc tập trung vào dài hạn (long term investing horizon) luôn đóng vai trò chính yếu trong đầu tư giá trị.

Buffett nhấn mạnh: "tôi vẫn muốn sinh ra trong giai đoạn hiện nay, khởi sự cái gì đó với không quá nhiều tiền, rồi chuyển hóa nó thành cỗ máy kiếm rất nhiều tiền. Charlie có lẽ cũng vậy." Munger, người nắm khối tài sản 2,4 tỷ $, bồi thêm: "tôi thích đống tiền của mình (trong tương lai) duy trì vị thế như nó đã từng." Nước Mỹ hiện nay đã tốt hơn rất nhiều so với khi hai ông sinh ra. Chính quyền tại thời điểm bố của Buffett tham gia Quốc Hội là một khối hỗn loạn. Thách thức thực sự rất to lớn: "việc hợp tác với nhau (partisanship) đã chuyển hóa mạnh theo chiều hướng chia bè phái (tribalism)", các bên không còn lắng nghe nhau mà chuyển sang gầm gè (mobs). Thế giới hiện nay nhìn chung cũng tốt hơn trước những con người lại chỉ chăm chăm nhìn vào những mảng tối (do truyền thông hiện đại như mạng xã hội gây ra). Thế giới này vừa thú vị vừa thách thức, dù có quá nhiều vấn đề chưa thể khắc phục. Munger nhìn chung ít lạc quan hơn, ông cho rằng con đường kiếm tìm hạnh phúc của con người đang ngày càng hẹp bởi xung đột tứ tán xung quanh.

3> Chat-GPT và AI

Warren Buffett cho rằng AI có thể giúp theo dõi (screen) một số cố phiếu bị rớt khỏi một tham số (parameters) hay tiêu chuẩn (criteria) nào đó, những luôn có giới hạn cho các tính toán của máy, nó không thể chỉ cho chúng ta nên mua cổ phiếu nào. Bill Gates từng giới thiệu cho Buffett xem cách ChatGPT hoạt động, ông bày tỏ: "nó rất thú vị, Chat GPT có thể dịch Hiến Pháp sang tiếng Tây Ban Nha trong chớp mắt nhưng lại không thể bông đùa. Bạn không thể yêu cầu nó đùa cợt về Warren hay crypto (hài hước có lẽ là trí tuệ cao nhất). Cỗ máy này có thể đọc mọi cuốn sách, xem tất cả các thể loại TV (hay dò dữ liệu toàn Internet) nhưng không thể hài hước. Lần tới, tôi sẽ bảo Bill mang nó đến để hỏi xoáy "làm thể nào để bạn có thể loại bỏ con người?" tôi muốn xem nó nói gì để còn kịp rút điện trước khi nó kịp tiến hành."

Charlie Munger nhận định: "nếu ghé thăm nhà máy của BYD ở Trung Quốc, bạn sẽ thấy robot (hay tự động hóa) xuất hiện khắp nơi một cách đáng kinh ngạc. Các cỗ máy sẽ xuất hiện ngày càng nhiều nhưng tôi cũng luôn hoài nghi về sự thổi phồng hiện tại về AI. Trí tuệ kiểu truyền thống (old-fashioned intelligence) vẫn hoạt động rất hiệu quả." Warren góp thêm, AI không bao giờ có thể thay thế được Ajit (phó chủ tịch của Bershire, lại là một người Ấn) hay bộ gene sinh học. AI sẽ thay đổi mọi thứ trên thế giới này nhưng chắc chắn không thể vượt qua trí tuệ con người. Nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro tương tự như việc phát triển bom hạt nhân.

4> Công nghệ (năng lượng tái tạo, bảo hiểm, Apple và Elon Musk)

Abel, người phụ tránh mảng phi bảo hiểm của Berkshire trong đó có năng lượng, nhận định: "không còn nghi ngờ gì nữa về quá trình chuyển dịch này - đây là cơ hội tốt cho chúng tôi". Dù nhiều tuyên bố về biến đổi khí hậu là sai trái nhưng Berkshire Hathaway Energy vẫn rót vốn vào điện gió cùng nhiều hình thức tạo ra năng lượng sạch khác, song song với đó đầu tư mở rộng các đường truyền tải điện (transmission lines) tới các nguồn năng lượng tái tạo (các nguồn này phân tán khắp nơi so với các nhà máy điện truyền thống). Hiện tại Hoa Kỳ đang tiếp cận năng lượng tái tạo một cách cực kỳ phân tán với các quy định và luật lệ thiếu nhất quán và chưa tạo ra nỗ lực đồng thuận toàn xã hội. Hãy hình dung về các nỗ lực điều phối giữa chính quyền liên quan và doanh gia Hoa Kỳ trước Thế Chiến II để lèo lái ngành công nghiệp hỗ trợ chiến tranh của đất nước. Buffett nói: "vốn đã có đây, con người cũng ở đây, mục tiêu thì rõ ràng nhưng chúng ta dường như chưa đủ động lực để làm mạnh mẽ khi sống trong thời bình."

Mảng bảo hiểm (cụ thể tại Geico, công ty trong danh mục đầu tư) của Berkshire do Ajit Jain dẫn dắt đã đối diện với khó khăn trong ngành (taking the bull by the horns) bằng cách cải tiến việc sử dụng telematics tại Geico. Đây là phương pháp giám sát chuyển động của tài sản (ô tô, xe tải, thiết bị hạng nặng hoặc thậm chí là tàu) bằng cách sử dụng GPS và các phương pháp chuẩn đoán (onboard diagnostics). Các dữ liệu như cự ly di chuyển và tốc độ cho phép Geiko thiết kế các chính sách giá hợp lý (price policies). Geico đã từng đánh mất thị phần vào Progressive trong những năm gần đây vì đã chậm chân trong việc áp dụng công nghệ. Telemtics chỉ được dùng tại Geico cách đây vài năm (3 năm) trong khi đó Progressive đã dự phần đâu đó 20 năm.

Apple không chiếm 35% danh mục đầu tư (như một ai đó đề cập) của Berkshire, bởi con số này chưa tính đến các khoản đầu tư không niêm yết công chúng (publicly traded businesses) của tập đoàn. Berkshire hiện đang nắm khoản 6% công ty công nghệ nổi tiếng này. Buffett chia sẻ: "tiêu chuẩn dành cho Apple thì khác biệt hoàn toàn các công ty khác mà chúng tôi sở hữu. Vị thế của điện thoại iPhone trong lòng người tiêu dùng đã khiến nó trở thành một sản phẩm phi thường". Đây là lý do khiến ông cực kỳ hạnh phúc khi được nắm giữ cổ phiếu Apple: "Apple có một vị thế đặc biệt trong lòng người tiêu dùng khi họ sẵn sàng trả 1500$ cho chiếc điện thoại nhỏ bé, trong khi đó phải trả đến 35000$ cho chiếc xe thứ hai. Tuy nhiên nếu phải từ bỏ cái xe này hay chiếc điện thoại iphone, họ sẽ từ bỏ chiếc xe. Đó là một sản phẩm thực sự phi thường. Chúng tôi không thể sỡ hữu 100% tổ chức này nhưng chỉ một tỷ lệ nhỏ (6%) cũng đã vui lắm rồi, nếu có thể đẩy phần sỡ hữu thêm từ từ mỗi chút 0.1 % nữa thì càng tuyệt. Nhà hiền triết Omaha đã rất hối tiếc khi bán sớm cổ phần cách đây vài năm: "tôi đã mắc lỗi khi bán cổ phần. Có một số lý do hợp lý khi cân nhắc đến khoản thu về (gains) này dưới góc độ thuế má, tuy nhiên đây vẫn là quyết định tồi. Chúng tôi luôn muốn nắm những doanh nghiệp tốt nhất và cũng muốn có thật nhiều thanh khoản (plenty of liquidity)."

Elon Musk hơi cao ngạo nhưng anh ta quả thực có tài, một đầu óc cực kỳ sáng láng. Munger cho rằng mọi thành tựu mà anh ta đạt được là nhờ dấn thân thử sức ở các chiều kích cực đoan (extreme objectives) đến phi lý. Anh ta rất tích dự phần vào những nhiệm vụ bất khả thi, tuy nhiên cả Buffett và Munger chỉ muốn làm các công việc dễ hơn, như chơi Ca-rô (ông bông đùa). Có lẽ thế giới cũng cần có các cá nhân theo đuổi thứ chủ nghĩa cuồng tín (không biết có nên dùng từ này không - fanaticism) để đẩy giới hạn một số lĩnh vực nhưng như thế sẽ khiến bản thân mình bị tra tấn cực độ (như cách Elon chạy qua lại giữa nhiều công ty), có lẽ Buffett thích cách sống "nhàn nhàn" của mình hơn.

5> Bán TSMC, Trung Quốc và Nhật

Buffett đã bán đi khoảng 4 tỷ đô cổ phần của TSMC chỉ một vài tháng sau khi mua chúng năm ngoái, đây là công tuy sản xuất chip hàng đầu thế giới của Đài Loan. Động thái "ngắn hạn" kiểu như trên là cực kỳ hiếm khi xảy ra ở nhà đầu tư gạo cội 92 tuổi, ông giải thích: "TSMC là một trong những công ty quan trọng và được quản lý tốt nhất trên thế giới - nhận định này sẽ còn đúng trong 5, 10 hay 20 năm nữa. Tuy nhiên điều duy nhất khiến tôi trăn trở chính là vị trí địa lý của nó." Mối nguy căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc có thể đẩy Đài Loan trở thành trung tâm của thù hằn. Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc là cực kỳ ngu ngốc. Munger nhấn mạnh điều này. Mỹ nên tìm cách chung sống thân thiện với Trung Quốc đồng thời có thêm nhiều thương mại tự do với các nước phát triển. Buffett nói: "chúng ta cạnh tranh hết sức nhưng cũng nên có các nhận định khôn ngoan về một số giới hạn nếu đi quá sẽ kích khởi phản ứng quá đà từ phía bên kia."

Buffett vẫn tiếp tục tìm kiếm các cơ hội khác ở Nhật. Các khoản đầu tư tại năm công ty thương mại lớn của Nhật đã khiến ông rất hài lòng. Cụ thể, Buffett đã thâu tóm cổ phần tại Mitsubishi Corp, Mitsui, Itochu Corp, Marubeni và Sumitomo vào tháng 08/2020 nhân dịp sinh nhật lần thứ 90 và tiếp tục tăng tỷ lệ sở hữu lên 7,4% vào tháng 4 vừa rồi (kết hợp chuyến thăm Nhật): "Berkshire là nhà cho vay lớn nhất (cho vay tập đoàn) bên ngoài nước Nhật, vẫn tồn tại.

5> Hệ thống ngân hàng, đô la vs bitcoin

Buffett và Munger giữ phần lớn tiền (money) của Berkshire dưới dạng tiền mặt (cash) và tín phiếu (treasuries), cả hai muốn đảm bảo khi hệ thống ngân hàng gặp vấn đề phải ngưng tạm thời thì tổ chức cũng luôn sẵn sàng đối phó. Buffett không tin điều này sẽ (will) xảy ra mà là có thể (could) xảy ra. Ông đã dùng những từ ngữ rất nghiêm khắc khi nói về First Republic Bank khi nó bị thâu tóm lại bởi JP Morgan Chase (sau khi các nhà làm luật can thiệp): "đây là thất bại lớn nhất trong lĩnh vực ngân hàng kể từ khủng hoảng 2008 và là vụ thứ ba trong năm sau Silicon Valley Bank và Signature Bank. Các đòn trừng phạt mạnh nên giáng xuống các giám đốc điều hành vì sự tắc trách của mình. Phía những người gửi tiền (depositors) thì nên an tâm với sự can thiệp của chính phủ. Tôi thấy mọi người đang hiểu lầm rằng FDIC và chính phủ Mỹ mong muốn ngân hàng thất bại và tiền gửi cá nhân bị mất (mà thực ra ngược lại)." Các thất bại trên xuất phát từ việc coi nhẹ rủi ro của một loạt các ngân hàng, họ lẽ ra nên thận trọng và đi sâu sát các nhà làm luật. Buffett nhắc lại câu chuyện của bố mình, Howard, đã mất việc như thế nào khi Đại Suy Thoái (1939) diễn ra. Trên bàn họp AM 2023 của Berkshire có hai tấm bảng đề thông điệp "Đã mở bán" (Available for Sale) và "Nắm giữ lâu dài đến khi đủ độ chín" (Held-to-Maturity), đây là các khái niệm đề cập đến cách xử lý "kế toán" cho chứng khoán trên bảng cân đối của ngân hàng. Munger chỉnh các tấm bảng và nhấn mạnh: "tôi là kẻ cổ lỗ sĩ và yêu thích truyền thống. Các ngân hàng lẽ ra không nên tham gia mảng đầu tư, các nhân viên ngân hàng (bankers) chỉ nên làm việc như các kĩ sư - cụ thể chăm chú quan sát xem điều gì có thể làm chệch hướng tổ chức của mình - nếu ai cũng chăm chăm làm giàu nhanh thì quả không ổn."

Niềm tin vào đồng đô la của công chúng bị suy giảm nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bitcoin sẽ tỏa sáng. Không một token nào có thể thay thế đồng tiền dự trữ của thế giới (reserve currency). Tuy nhiên, việc in tiền thêm lúc này là cực kỳ điên rồ. Bitcoin trở nên nổi tiếng vào 2021 bởi tiềm năng chống lạm phát trong bối cảnh chính phú Mỹ in ra hàng nghìn tỷ để chống Covid, tuy nhiên khi lạm phát cao giá của nó trong 2022 đã rơi rụng xuống 60%. Xu hướng "phi đô la hóa" đang diễn ra hiện nay đi kèm việc in tiền vô tội vạ là cực kỳ nguy hiểm, chúng ta đều không thể hình dung điều tồi tệ gì sẽ đến khi thả con quái vật ra khỏi bình nhốt của nó. Niềm tin về sức mạnh mua sắm (purchasing power) của công chúng mà bị phá tan thì họ sẽ hành xử một cách cực kỳ khó tiên đoán. Nền kinh tế sẽ thay đổi sâu sắc. Quay trở lại vấn đề dự trữ (reserve curency), Buffett nhận định: "cho tới hiện nay, tôi chưa thấy đồng tiền nào có thể làm tốt công việc dự trữ cho thế giới như đô la." Các chính sách tài khóa (fiscal policy) của Mỹ lại không do Jerome Powell chủ tịch Fed phụ trách (dù ông hiểu rõ nợ của Hoa Kỳ), do đó vấn đề trần nợ công (debt ceiling) dù ảnh hưởng nhiều đến đồng đô la lại liên quan đến các quyết định chính trị (political decision) của các bên liên quan khác trong hệ thống. Mỹ có lẽ nên học Nhật Bản nếu cần thì phải thắt lưng buộc bụng (với lý do duy trì ổn định kinh tế) thay vì chỉ luôn miệng than phiền.

Các bài khác về Warren Buffett và Charlie Munger:

Thế giới tỵ hiềm: https://www.keennotes.net/the-gioi-ti-hiem/

Mọi thứ rồi sẽ suy tàn: https://www.keennotes.net/moi-thu-roi-se-suy-tan/

Nguồn: facebook Quan Nguyen Ha

Tags:

Economics | StoriesofLife

AGM 2023 của Berkshire Hathaway

by finandlife08/03/2023 17:12

Phần trình bày của Munger tại AGM 2023 kéo dài 2,5 tiếng và lướt qua nhiều đề tài quan trọng quanh hoạt động kinh doanh của Daily Journal cùng danh mục đầu tư liên quan. Charlie đã thẳng thắn thừa nhận thất bại khi đầu tư vào Alibaba. Đôi khi, những người thông thái nhất cũng có thể mắc lỗi. Ông đào sâu vào tâm lý của con người, thứ ông sành sỏi khi xây dựng mô hình tâm trí Charlie (mental model) trong tác phẩm "Biên niên sử của Charlie nghèo". Con người hay đề cao bản thân và chối bỏ sai lầm hay hiện thực khắc nghiệt. Giống như AGM năm 2022, ông nhắc đến Trung Quốc với thái độ tôn trọng, nhấn mạnh có những thứ nước này làm đặc biệt hiệu quả hơn Mỹ (như hình ảnh một ông già thông thái giàu có rất được tôn trọng ở nước châu Á này hay sự hiếu thảo). Charlie cũng tiếp tục tấn công địa hạt crypto, cho rằng bitcoin hay ethereum là những thứ vớ vẩn (shit) mà công chúng cần phải tránh xa (nó còn tồi tệ hơn việc đặt cược hay đánh bạc vào Super Bowl). Dưới đây là tóm lược các thông điệp mà mình cảm thấy thú vị và khai sáng (chữ "tôi" dưới đây là tự sự của Charlie Munger):

* Quyết định tồi và hành xử của giới quản lý tiền bạc

* Mọi thứ rồi sẽ suy tàn

* Tăng trưởng kinh tế

* Đòn bẩy tài chính và bán khống

* Jack Ma, Trung Quốc và đầu tư vào các doanh nghiệp tốt/vĩ đại

1> Quyết định tồi và hành xử của giới quản lý tiền bạc

Nếu phải gọi tên một yếu tố (factor) chi phối việc đưa ra các quyết định tồi của con người thì đó chính là "sự chối bỏ" (denial).Rõ ràng, khi một sự thật (truth) nào đó đủ khó chịu xuất hiện, tâm trí chúng ta sẽ dùng một số thủ thuật để gạt bỏ chúng (plays tricks), và không tin nó đang thực sự diễn ra. Dĩ nhiên, điều này gây ra sự tàn phá to lớn đến doanh nghiệp, các nhân sự ném tiền theo cái cách họ quen thuộc dù chúng không hoạt động hiệu quả trong bối cách thế giới hiện nay, nhiều thứ đã đổi thay.

Nếu bạn cần có một ví dụ cụ thể về cách "sự chối bỏ" ảnh hưởng mọi thứ, hãy nhìn vào thế giới của quản lý đầu tư (investment management). Có bao nhiêu nhà quản lý có thể thắng được các chỉ số (indexes), sau khi xem xét hết tất cả các chi phí (all costs considered). Tôi có thể tự tin tuyên bố có lẽ chỉ 5% trong đó có thể liên tục đánh bại mức trung bình (averages). Còn lại đa phần đang sống trong trạng thái "chối bỏ cực đoan" (extreme denial).Họ quen với việc tính phí khủng cho những thứ vốn dĩ không đem lại điều gì tốt đẹp cho khách hàng của họ. Khi một quả phụ cầm 500 ngàn đô đến trao cho bạn quản lý, bạn trừ đi khoản phí một phần trăm (one point) thay vì đầu tư tiền của bà ta vào các chỉ số (indexes), tất cả là vì bạn cần khoản phí đó vì lợi ích chính mình. Đây là cách hành xử suy thoái nghiêm trọng về mặt đạo đức (deep moral depravity): có người dám tính phí quả phụ một khoản tiền đáng kể cho những lời khuyên vô bổ. Nhìn chung ngành nghề này có đầy những thể loại giống như vậy, chúng ở khắp mọi nơi.

Tôi luôn luôn trích dẫn Demosthenes, một nhà hùng biện Hy Lạp cổ đại. Cách đây một thời gian khá lâu, chắc hơn 2000 năm, Demosthenes đã nói: "Những gì con người mong muốn chính là những gì họ tin." Hãy suy tư thật kỹ xem biết bao thứ đã xảy ra theo nhận định trên. Dĩ nhiên, điều này quá sức quan trọng, bạn có thể quan sát nó diễn ra ngay xung quanh mình.

Tôi có thể nhận định chi phí "agency" (trung gian) trong việc quản lý tiền bạc, gồm nhiều triệu đô, quả thực không hợp lý (unaccountable). Không ai có thể xử lý vấn đề này bởi họ (các nhà quản lý tiền) cũng cần phải cho con cái đến trường học, và khoản phí này góp phần trong đó. Họ cần phải có các khoản hoa hồng môi giới (brokerage commissions). Vì cũng cần sở hữu thứ này hay thứ nọ, họ buộc phải làm điều có lợi cho mình và có hại cho khách hàng.

Bershire hay Daily Journal sẽ không bao giờ làm điều này. Tôi và Gurerin (người vận hành Daily Journal) không bao giờ lấy một xu trong lương bổng hay các khoản phí điều hành hay những thứ tương tự. Nếu tôi có một công việc gì đó, hay cần trò chuyện qua điện thoại, hay sử dụng xe cộ, tôi sẽ không đẩy khoản phí đó đến cho Daily Journal. Cách hành xử sai trái như trên là chưa từng nghe thấy (và không thể xảy ra) tại Berkshire hay Daily Journal.

Chúng tôi có một kế hoạch " tạo động lực " (incentive plan) tại Journal Technologies và nó chiếm hàng triệu đô la giá trị cổ phiếu của Daily Journal. Nhưng khoản này không đến từ việc phát hành pha loãng cổ phiếu từ công ty, tôi đưa cổ phiếu của chính mình để cho lại các nhân sự. Tôi đã học được chiêu thức này từ một người ở BYD, một trong những cổ phiếu mà chúng tôi nắm giữ trong danh mục đầu tư của mình. Các nhà sáng lập hay chủ tịch của BYD đã có lúc không sử dụng cổ phiếu công ty để thưởng cho các nhà quản lý vận hành, họ dùng chính cổ phiếu của mình.Điều này đem đến phần thưởng to lớn cho BYD. BYD năm ngoái đã thu được khoản tiền 2 tỷ $ sau thuế trong ngành ô tô ở Trung Quốc. Làm thế nào mà một người chân ướt chân ráo trong ngành ô tô có thể kiếm được khoản tiền này, dù đặt các mục tiêu thực tiễn nhất có thể. Điều này thực sự phi thường. Rõ ràng, có những chuẩn mực hành xử (virtue) cũ kỹ của các nhà tư bản vẫn tồn tại ở Daily Journal, Berkshire Hathaway và BYD. Tuy nhiên phần lớn những nơi khác, ai ai cũng cố dành giựt lấy những gì có thể và cho rằng điều này có lý, mặc cho mình có xứng đáng hay không.

2> Mọi thứ rồi sẽ suy tàn

Khi tham gia đầu tư tại Berkshire Hathaway, tôi đã từng ngạc nhiên khi có quá nhiều doanh nghiệp suy tàn. Thế giới kinh doanh khá giống với thế giới vật lý (physical) nơi sự tuyệt chủng hay cái chết của con vật trước đó (animals) thúc đẩy và cải thiện các giống loài (species) còn lại. Có vẻ như cách hệ thống vận hành là trước sau gì các giống loài lần lượt tuyệt chủng và bị thay thế. Khi tôi còn trẻ, tôi không nhận ra một hệ thống tương tự cũng vận vào chủ nghĩa tư bản hay lên các doanh nghiệp. Ai ai cũng đi đến giai đoạn suy tàn, để những phần còn lại có thể thay thế và tiếp tục sống. Quả thật nhiều cái chết rất đau đớn.

Hãy nhìn vào cái chết của Kodak, một trong những cái tên ấn tượng trong giới kinh doanh trước kia. Hiện tại không ai còn sài film Kodak nữa, công ty này từng thống trị thị trường film và có hiểu biết về hóa chất film hơn bất cứ ai trên Trái Đất. Tuy nhiên, hiện tại giá trị ngành kinh doanh này đã đi về 0. Tiếp theo là Xerox, họ cũng từng thống trị cả thế giới trong mảng giải pháp xử lý tài tiệu và những thành công họ từng là mơ ước của giới kinh doanh Hoa Kỳ. Các nhà nghiên cứu tại Xerox và Trung tâm Nghiên cứu Palo Alto đã phát minh ra một số khái niệm quan trọng trong ngành máy tính cá nhân, chẳng hạn như GUI, chuột máy tính và máy tính để bàn. Những phát kiến này tuy bị ban giám đốc Xerox coi thường, nhưng may mắn thay được Apple và Microsoft học hỏi. Hai công ty này nhờ đó đã thống trị cuộc cách mạng máy tính cá nhân những năm 1980. Xerox đã bỏ lỡ cuộc chơi. Disney cũng diễn ra điều tương tự. Hầu hết các công việc kinh doanh của Disney hiện nay đều trở nên khó khăn hơn trước đây rất nhiều. Disney đã từng chinh phục thế giới rộng lớn, như cách tác phẩm Vua sư tử (The Lion King) được duy trì dài hơi tại quận nhà hát ở New York (Broadway), nó đã từng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Dù vậy tình hình hiện tại đang càng lúc càng khó khăn. Đó chính xác là thực tiễn khắc nghiệt dành cho các công ty vĩ đại. Một ví dụ gần gũi hơn, các bạn có nhớ về các tiệm tạp hóa (department stores), thứ từng gắn bó quan trọng với chúng ta như thế nào. Các chủ tiệm hầu như đi trước các doanh gia khác trong việc cung cấp tín dụng (gối đầu) hay tạo ra các gói sản phẩm thuận tiện theo mùa, hay sắp xếp bày trí hàng hóa khôn ngoan theo nhu cầu, nhưng rồi đều chết yểu.

Về mặt thực tiễn, mọi thứ đều kết thúc hay chết trong khung thời gian đủ lớn (big enough timescale). Dù chân lý này hiển hiện ra trước mắt, nhưng khi còn trẻ tôi đã không hiểu thấu. Mọi thứ trong mắt trong ta (hay trong suy nghĩ chối từ) đều duy trì như vậy mãi mãi, nó đã ở bên ta trong thời gian dài và ta tin khi già đi nó vẫn ở đó. Rồi thì từng thứ một từ từ rơi rụng. Về mặt thực tiễn, mọi thứ đều kết thúc, ngay cả trong kinh doanh. Không có cái gọi là tồn tại mãi mãi. Thấu hiểu điều này đã giúp tôi trở thành một nhà đầu tư tốt hơn.

3> Tăng trưởng kinh tế

Ai ai cũng mong muốn chỉ số GDP đầu người (GDP/capita) tăng lên nhưng để đạt được điều này thì phần lớn các tài sản cần phải được đặt trong tay khu vực tư nhân, các nguồn lực luôn được chăm sóc tối ưu trong tay người sở hữu. Điều này sẽ khiến cho toàn bộ hệ thống trở nên hiệu quả hơn kéo theo GDP/capita sẽ tăng lên.

Chúng ta cần một hệ thống nơi ai ai cũng có thể dễ dàng trao đổi hàng hoá/ dịch vụ thông qua hệ thống tiền tệ, đó là cách mà nền văn minh trở nên giàu có trù phú.Phải làm sao việc trao đổi hàng hóa và nắm giữ tài sản nằm phần lớn trong khối tư nhân. Nếu bạn có thể dạy chơi violin và tôi có tiền, chúng ta đồng ý giao dịch thì cả hai bên sẽ cùng có lợi. Dĩ nhiên GDP sẽ tăng lên cực cao nếu có nhiều người cũng tiêu tiền, vận hành doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động liên quan khác. Chưa từng có ai trong lịch sử nhân loại mà tôi biết, có thể chuyển hóa xã hội săn bắn hái lượm sang nền văn minh mà không có hệ thống với hai đặc tính (1) sở hữu tư nhân (2) có sự tự do trao đổi.Chúng ta ai ai cũng đều cảm nhận điều hiển nhiên này nhưng nhiều nền giáo dục không đào sâu vào chân lý này.

4> Đòn bẩy tài chính và bán khống

Đại đa số chúng ta nên né tránh đòn bẩy, bởi có lẽ không phải luật lệ cuộc chơi đều áp dụng công bằng cho tất cả. Một người bạn của tôi đã từng nói: "Những người trẻ biết luật chơi, nhưng những người già thì biết đâu là ngoại lệ (exceptions). Ít ra nếu sống một cách đúng đắn, người trẻ sẽ dần nhận ra hết các ngoại lệ đó." Những người thông thái, cũng như bao nhiêu người khác, thường có xu hướng xem mình thông thái hơn mức độ thực sự của họ. Đừng bao giờ nghĩ rằng vì mình đã quan sát thấy trường hợp ngoại lệ của Charlie nên bản thân hoàn toàn có thể tiến lên (lever up) và kiếm thêm nhiều tiền từ những nguồn thông tin đầu tư hay ho nào đó. Sự thông thái (wisdom) thỉnh thoảng kết hợp tuyệt vời với sự khiêm nhường (humility).

Tôi không tham gia vào việc bán khống (short), một thứ rất sai trái. Trong suốt đời mình, tôi chỉ thực hiện ba lần bán khống và nó đã diễn ra cách đây ba mươi năm: một lần là giao dịch tiền tệ (currency), hai lần khác là giao dịch cổ phiếu (stock trades - trong hai giao dịch đó, một giúp tôi kiếm khoản lợi nhuận lớn và một gây thua lỗ). Từ đó, tôi đã từ bỏ không dự phần vào trò này. Riêng khoản đặt cược vào giao dịch "tiền tệ", tôi đã kiếm được một triệu đô la nhưng đây quả là cách tồi tệ để kiếm tiền.

5> Jack Ma, Trung Quốc và đầu tư vào các doanh nghiệp tốt/vĩ đại

Jack Ma là một nhà tư bản chiếm cổ phần ưu thế ở Alibaba. Rồi đột nhiên một ngày, anh đã tự dưng tuyên bố trước công chúng rằng các chính khách Trung Quốc (CCP) đang hành xử phi lý. Họ vô cùng đần độn và không làm gì ra trò, chỉ có tôi là thông minh.Dĩ nhiên, nhà cầm quyền không thích bài phát biểu này, anh ta sau đó đã nhanh chóng biến mất trong vòng vài tháng, và hiện tại đã rớt đài khỏi Alibaba. Jack quả thực ngu ngốc, điều này giống như lấy cây kim chọc vào mũi chú gấu. Điều này không thể gọi là thông minh, hành xử trên đã gây tổn hại lớn cho Alibaba. Nhìn lại, Alibaba là khoản đầu tư tồi tệ nhất mà tôi từng làm.Khi nghĩ về Alibaba, tôi đã bị quyến rũ về cách họ định vị bản thân trong thế giới internet của Trung Quốc mà không dừng lại để chân nhận ra bản chất "bán lẻ" trong máu Alibaba. Một ngành kinh doanh cạnh tranh khốc liệt trên internet. Đây không phải thứ dễ dàng (cakewalk) cho tất cả.

Tất nhiên, các nhà đầu tư đừng đánh mất lạc quan về Trung Quốc. Xác suất xung đột với Đài Loan đã giảm xuống rất nhiều khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc quan sát chiến sự tại Ukraine. Họ rất thông minh và có tính thực tiễn cao, do đó sẽ không dám dấn sâu vào Đài Loan trong thời gian dài. Ở góc độ đầu tư, rất dễ tìm ra các công ty tốt mà giá vừa phải hơn ở Trung Quốc khi so với Hoa Kỳ. Các rủi ro liên quan có thể chấp nhận được khi so với giá trị thu về.Đó là lý do tại sao chúng tôi đầu tư ở Trung Quốc. Vì không thể tìm thấy các khoản đầu tư hay ho quanh nhà mình ở Los Angeles nên tôi phải đi ra thế giới bên ngoài. Tôi có cái nhìn rất lạc quan về các nhà lãnh đạo Trung Quốc (hơn hầu hết nhiều người), có nhiều thứ tôi tin họ đã làm đúng, ví dụ như công cuộc chống tham nhũng.Làm gì có nơi nào trên thế giới này hay chính thể nào mà tránh được những thứ tội lỗi hay sầu bi? (sin and sorrow). Ngay cả các nền dân chủ cũng không hoàn hảo, có quá nhiều quyết định sai lầm đưa ra bởi họ. Cũng như cá nhân, việc mắc sai lầm là rất đỗi tự nhiên. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà tội lỗi, sầu bi và các quyết định sai trái là cực kỳ phổ biến. Đó là điều mà nhân loại phải đối diện mỗi ngày.Tôi không mong những chướng ngại trên biến mất mà chỉ mong mình có thể đầu tư vào những ai có khả năng đưa ra các phán đoán hay nhận định tốt nhất (good judgement). Tôi chưa từng biết ai luôn ra quyết định đúng trong thế giới này.

Các doanh nghiệp vĩ đại là miếng bánh mà ai muốn dự phần, dĩ nhiên nếu được quản trị tốt thì mức độ yêu thích càng tăng.Thỉnh thoảng, chúng tôi cũng lựa được các doanh nghiệp có cả hai yếu tố này để nắm giữ dài lâu. Dĩ nhiên, ai ai cũng ra sức tìm kiếm miếng bánh kiểu như vậy. Vấn đề là khi bạn tìm thấy hay nhảy vào những doanh nghiệp tốt thì nó hầu như đều đã được nhiều người soi xét kỹ lưỡng (picked over) và phân tích sâu như các cổ phiếu nổi tiếng của Hoa Kỳ, bạn có thể hình dung về khoảng thời gian to lớn người ta bỏ ra để sục sạo trong bể chứng khoán Hoa Kỳ.

Bạn sẽ tìm thấy, tại Mỹ, nếu một doanh nghiệp thực sự tốt, khoản kiếm phải đạt ít nhất 25 lần (25x earnings) hoặc thậm chí đến 30x hay 35x. Điều này càng khiến việc đầu tư trở nên khó khăn hơn, bởi nếu có bất trắc gì xảy ra, bạn có thể mất rất nhiều cho khoản đầu tư này. Dĩ nhiên, đây chính là lý do tại sao việc đầu tư lại khó khăn đến như vậy, rõ ràng doanh nghiệp tốt thì giá không thể rẻ.Các nhà đầu tư buộc phải nhận ra một doanh nghiệp tốt trước khi nhiều người xung quanh cũng có cảm giác giống như vậy. Điều này quá khó để làm. Một số nhà đầu tư có khả năng này, nhưng chắc chắn không nhiều. Có lẽ, tôi không muốn làm việc với 95% các nhà quản lý tài sản chuyên nghiệp của Mỹ. Tôi cho rằng bạn phải rơi vào nhóm 5% cao nhất để có cơ hội thành công. Nó cực kỳ khó, không dễ như mua các quỹ chỉ số (index fund) và ngồi chờ tiền về.

Nguồn: Quan Nguyen Ha, Facebook

Tags:

StoriesofLife

We may be at the end of the bear market, says J.P. Morgan strategists

by finandlife24/06/2022 08:11

This is due to investors holding way too much cash with levels close to 40% - the highest level in a decade.

J.P. Morgan tracks a metric based on holdings of stocks, bonds and cash that’s outside of central banks and commercial lenders.

J.P. Morgan’s pro-risk stance hasn’t worked out so far this year. Despite this, the bank’s strategists remain optimistic on stocks, even as the S&P 500 plunged into a bear market.

J.P Morgan

Tags:

StockAdvisory | StoriesofLife

EASY MONEY TIME- THỜI ĐẠI TIỀN TỆ DỄ DÃI

by finandlife13/04/2021 14:30

Source: Lý Xuân Hải, Link gốc tại đây

Lâu nay lãi suất ngày càng giảm, tiền ngày càng nhiều, kiếm tiền ngày càng “dễ dãi”, người giàu ngày càng lắm… Người lo sợ khủng hoảng do lạm phát, kẻ sung sướng tiêu xài nhìn giá tài sản ngày càng tăng.

Mấy câu hỏi chắc nhiều người quan tâm:

1. Nguyên nhân của đồng tiền dễ dãi? Đây là một “New Normal - Bình thường mới” hay chỉ là hiện tượng ngắn hạn?

2. Lạm phát có đe doạ chúng ta?

3. Thời đại này có kết thúc không? Khi nào hay bao giờ?

Xin chia sẻ vài suy nghĩ:

I. Kỷ nguyên tiền tệ “dễ dãi”:

Cách đây cỡ 13-15 năm ngồi nhâm nhi ly bia ở khách sạn Fullerton Singapore với 1 người bạn không thân không sơ, không quan chức làm trong tổ chức có vai trò không bình thường trong nền kinh tế Mỹ, xem trên CNN Tổng thống G.Bush phát biểu gì đó rồi các nhà bình luận nói về kinh tế Mỹ nói về giữ đồng USD mạnh để giữ vai trò tiền tệ và phương tiện dự trữ thế giới của USD. Ông bạn thấy tôi chăm chú nghe cười bảo: “Đừng tin mấy chính trị gia. Bọn tao vẫn đang phá giá đồng USD đấy!’. Tôi ngỡ ngàng nhìn ông bạn Mỹ ‘phản động’ bảo “Mày đùa à. Lãnh đạo nước mày khẳng định khác mà!”. Hắn cười bảo: “Tao đang uống bia bàn chuyện với bạn tao chứ không phát biểu trên TV với các nhà đầu tư”. Khi về xem lại số liệu mới giật mình thấy đúng là như vậy: Mỹ, và không chỉ Mỹ mà cả thế giới, đang nới lỏng tiền tệ suốt nhiều năm. Thỉnh thoảng lại nhớ đến chuyện ấy.

Kinh tế thế giới sau những năm 80-90 thịnh vượng thế kỷ trước bắt đầu giảm tốc và đối mặt với việc động cơ tăng trưởng cũ dường như hết dư địa và tiềm năng. Bởi tiêu dùng là động lực tăng trưởng như thấy rõ mối song hành của GDP và Tiêu dùng Mỹ tại (H1). Mà động lực tiêu dùng cũ đã dần hết dư địa: Hàng hoá mới không có, Châu Âu và Mỹ đã đạt đỉnh, ở Châu Á các con hổ cũng bắt đầu thoái trào, Trung Đông vẫn ngập trong các mâu thuẫn và châu Phi vẫn trong nghèo đói chưa vượt qua ngưỡng nghèo. Trung Quốc dẫn dắt tăng trưởng toàn cầu nhưng sau 2005-2008 bắt đầu đi xuống và hưởng lợi từ khủng hoảng 2008 bởi ít bị thiệt hại hơn chứ không ngăn được đà đi xuống (H2).

Đó chính là lý do các NHTW các nền kinh tế lớn nhỏ tương đối phát triển, không chỉ Trung Quốc và bao gồm FED, để duy trì tăng trưởng không biết làm gì hơn ngoài sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ như cắn doping: tác dụng tức thì, hiệu quả nhanh... mà lơi lỏng dần chính sách tài khoá căn cơ đòi hỏi thời gian. Đồng tiền dễ dãi sinh ra từ đây. Và các hiệu ứng phụ bắt đầu xuất hiện:

1. Khủng hoảng tài chính 1997-1998, do mất cân đối kỳ hạn nguồn vốn mì ăn liền FDI và sử dụng vốn dễ dãi tạo bong bóng bất động sản và tài sản tài chính, đánh sập kinh tế ASEAN cả chục năm sau mới gượng lại. Khủng hoảng khu vực này đưa ra cảnh cáo:

a. Đồng tiền dễ dãi hai mặt và nguy hiểm;

b. Chúng ta rất phụ thuộc vào nhau bởi thế giới đã phẳng do hội nhập.

c. Không có khủng hoảng cục bộ nữa, khủng hoảng ngày càng mang tính toàn cầu;

Tuy nhiên do con dê tế thần đã tìm ra: Đó là các quỹ phòng vệ (Hedge Funds) mà cụ thể nhất là Quỹ Quantum của ông Soros, nên lỗi hệ thống dường như được bỏ qua, không có: Tội đồ là đó! Không phải tại chính sách tiền tệ sai lầm.

Cỡ 10 năm sau cuộc khủng hoảng khu vực, nói chuyện với một trong những người đứng đầu một Hedge Fund của Soros tôi đổ cho các hành vi đầu cơ của họ là tội đồ gây ra khủng hoảng tài chính 1997-1998 và có thể sẽ tiếp tục như vậy với các nền kinhtees nhở như Việt Nam. Ông ta nhún vai: “Sao lại đổ tội cho bọn tao? Việc để nền tài chính tiền tệ của một quốc gia mất cân đối đâu phải là lỗi của bọn tao. Bọn tao chỉ nhìn thấy nó và khai thác nó. Bọn tao không làm thì nó vẫn cứ sụp cơ mà. Chính nhờ bọn tao mà các nhà quản lý phát hiện ra lỗi hệ thống để khắc phục ”.Rất chuẩn. Nhưng các nhà hoạch định chính sách quên rất nhanh.

(Từ góc độ tổ chức – không nói về đạo đức - tôi đánh giá rất cao thiên tài của Soros trong phi vụ này: Từ phát hiện điểm mất cân đối, tận dụng cơ hội, xây dựng sơ đồ, chọn địa bàn tấn công, chọn thời điểm và tổ chức nguồn lực thực hiện. Một chiến dịch hoàn hảo!)

2. Việc lạm dụng các đồng tiền dễ dãi cũng là một trong các nguyên nhân gây khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Lần này họ tìm ra tội đồ là các ngân hàng thương mại! Những tiếng nói tìm lỗi hệ thống không chỉ trong các NHTM đã bị chìm khuất sau những tiếng buộc tội đanh thép màu mè đao to búa lớn. Để giải quyết các chính phủ trói NHTM lại trong các vòng kim cô Basel. Họ không biết là đang tự ghè vào chân mình.

Các nhà nước vẫn vô can. Tài thật!

Các NHTW bao gồm FED vẫn chưa biết sợ, hay có lẽ cũng không còn phương tiện nào khác, tiếp tục lạm dụng chính sách tiền tệ dễ dãi kích cầu để duy trì tăng trưởng và chặn đà khủng hoảng 2008. Mà kết quả có vẻ dường như như ổn: Cơn sợ hãi của khủng hoảng vẫn còn đó nhưng sự hồi phục bắt đầu lấp ló từ 2015-2016, lamj phát không thấy… làm họ tự tin hơn.

3. COVID-19 nổ ra làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong bối cảnh Internet thúc đẩy hội nhập và tổ chức nền kinh tế toàn cầu thành một chuỗi cung ứng bao gồm các quốc gia, nền kinh tế chuyên môn hoá từ R&D, cung cấp nguyên liệu và tài nguyên, sản xuất đến logistics, tiêu dùng và nhất là luân chuyển tiền tệ.Chính vì vậy Covid-19 làm lung lay mọi nền kinh tế. Khủng hoảng tài chính 2008 thật ghê gớm nhưng từ góc độ đánh vào GDP không ăn thua gì so với COVID-19: hãy xem (H2). Hai cú đòn này là thử thách ghê gớm cho cả hệ thống tài chính, sản xuất lẫn tiêu dùng toàn thế giới. Nguy hiểm hơn cả COVID-19 trên nền các chính sách tiền tệ dễ dãi đe doạ sẽ khơi màn một cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu lớn hơn nhiều 2008. Do vậy FED, và tất cả các NHTW lớn nhỏ, nếu 2008 còn can thiệp nhỏ giọt, thì 2020 đã can thiệp một cách thô bạo vào thanh khoản, bỏ qua vai trò người cho vay cuối cùng, trực tiếp bơm tiền vào nền kinh tế thông qua các biện pháp vô tiền khoáng hậu: FED trực tiếp mua trái phiếu doanh nghiệp, mua các tài sản chứng khoán hoá và mua luôn các chứng chỉ ETF, sẵn sàng mua không giới hạn chứng khoán Mỹ và đang không loại trừ mua các tài sản ở nước ngoài.Các công cụ tài khoá có vẻ yếu thế hơn. Bằng cách ấy nước Mỹ đứng ra đảm bảo thanh khoản cho toàn thế giới và bảo vệ nước Mỹ từ xa.

Cách đây dăm năm, tôi đã từng dự báo với tình trạng nới lỏng tiền tệ, liên tục phát hành tiền, lãi suất thấp và ồ ạt bơm vào nền kinh tế toàn cầu (H3, H4, H5) suốt từ 2008, thế giới sẽ đối mặt với nguy cơ khủng hoảng và lạm phát trong tương lai gần mà chả thấy. Đến một hôm chợt nhớ câu chuyện xưa và ngỡ ngàng: Hiện tượng tiền tệ dễ dãi này mang tính bền vững và lâu dài cho cả một giai đoạn phát triển. Dễ dãi bao gồm 3 nội hàm:

(Để minh hoạ tôi lấy các số liệu của FED nhưng nếu nhìn lên các số liệu các NHTW khác thì cũng vậy)

1. Lãi suất thấp: Ngoại trừ những giai đoạn ngắn cần thắt chặt để kiềm chế lạm phát để sau đó lãi suất lại lao dốc, xu thế này kéo dài suốt nhiều thập kỷ nay từ những năm 80s – hãy nhìn lên lãi suất Fed Funds của Mỹ (H3).

2. Ngân hàng Trung ương phát hành tiền vô tội vạ.

Nhìn biểu đồ phát hành tiền M0, M1, và M2 (H4), tốc độ tăng Tổng tài sản của FED (H5) và so GDP (H6) dễ dàng nhận thấy: sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 các NHTW phát hành tiền ào ạt gần như không kiểm soát do các dấu hiệu lạm phát không thấy đâu (H7) (Lý do sẽ bàn sau). FED thông qua các công cụ đòn bẩy tiền tệ đa tầng tăng Bảng TKTS mà không cần in thêm tiền M0 để phải xin Quốc hội mà vẫn phát hành tiền và được gọi một cách rất mỹ miều là các chương trình QE – Nới lỏng định lượng để không những chặn cơn sốt khủng hoảng và là doping tăng trưởng. Cựu Tổng thống Mỹ D. Trump là tín đồ của công cụ này: Ông liên tục thúc FED giảm lãi suất, tăng cung tiền để đạt được các KPIs tăng trưởng, bao gồm giá chứng khoán, ông đặt ra cho mình với tư cách một Tổng thống CEO!

Hãy xem (H.5) Tổng tài sản của FED: có xu hướng giảm từ 2018 để chặn từ xa lạm phát đã dựng lên trở lại do COVID-19, tăng 10 lần trong hơn 10 năm và gấp đôi trong 1 năm 2020.

Các quá trình này bắt đầu từ những năm 80s (khi Trung Quốc bắt đầu bước vào cuộc chơi kinh tế toàn cầu???) cho đến tận bây giờ. Nếu trước đó việc bơm tiền khá “dịu dàng” thì sau khủng hoảng tài chính 2008 quá trình này diễn ra “thô bạo” và tăng tốc dựng đứng.

Hiện tượng này là toàn cầu, mọi nền kinh tế, mọi quốc gia. Đừng đổ tội cho Trung Quốc mới biết chơi chiến tranh tiền tệ. Trung Quốc chỉ tập quyền hơn và biết chọn thời điểm thôi.

3. Tốc độ vòng quay vốn chậm dần lại;

Hãy xem (H9.a -H9.b): Vòng quay vốn M1, M2 (Velocity of M1, M2) thể hiện độ năng động của nền kinh tế, đang chậm lại. Nhìn M2 (H9-a) đã ghê nhưng không ăn thua so M1 (H9-b).

Từ những năm 70s xu thế vòng quay vốn M2 tăng và đạt đỉnh điểm vào 1997-1998. Sau khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998 Tốc độ vòng quay M2 bắt đầu đà giảm đến tận hôm nay. Đặc biệt sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và Covid-19: vòng quay vốn cả M1 và M2 rơi tự do thảm khốc.

Không còn nghi ngờ gì nữa: Chúng ta đang sống trong “Kỷ nguyên tiền tệ dễ dãi” với 3 đặc thù: LÃI SUẤT THẤP, TIỀN BƠM ÀO ẠT VÀ VÒNG QUAY VỐN CHẬM. Đây là một xu thế hàng chục năm qua và sẽ tiếp tục kéo dài chứ không chỉ ngắn hạn. Khủng hoảng 2008 và COVID-19 chỉ làm nó diễn ra mạnh mẽ hơn.

Nó là một “Bình thường mới”.

II. Lạm phát có đe doạ?.

1. Vì sao bơm tiền dữ dội mà vẫn không lạm phát? Có 3 nguyên nhân chính:

a. M0-M1-M2 đều tăng phi mã (H4). Tuy nhiên nhìn vào (H.8) thấy hệ số nhân tiền M1 giảm liên tục từ những năm 80s thế kỷ trước và và sụp đổ từ năm 2008 đến nay. Về tốc độ tăng thì M0 (Base Money) tăng nhanh hơn M2 chứng tỏ phát hành tiền quá nhiều: M2 dù tăng mạnh nhưng không là gì so với tăng M0 nên hệ số M2/M0 sau hơn 10 năm ổn định đã giảm thảm sau 2008 (H10). Chỉ bằng cách ấy FED mới cân được thanh khoản hệ thống. Lượng M0-M1-M2 là yếu tố cần để lạm phát. Nhưng chưa đủ (Qua đó mới thấy ảnh hưởng của các chính sách tiền tệ sau khủng hoảng tài chính 2008 ghê gớm thế nào).

b. Vì sao hệ số nhân tiền giảm?

Hệ số nhân tiền liên quan chặt chẽ với hoạt động huy động và cho vay của hệ thống NHTM hay các công cụ thay thế.

Năm 2008 các Ngân hàng bị coi là tội đồ gây ra khủng hoảng tài chính đã bị trừng phạt, bị trói chân trói tay bằng các yêu cầu hạn chế phạm vi hoạt động, hạn chế sản phẩm cung cấp và nâng cao yêu cầu rủi ro bằng các đòi hỏi vốn cổ đông gắt gao nhằm đáp ứng các điều kiện an toàn chặt chẽ của Basel 2 và Basel 3. Điều này dẫn đến các Ngân hàng muốn tăng quy mô tín dụng phải tăng vốn nhanh hơn. Vì thế  các ngân hàng không muốn mở rộng tín dụng bởi vốn cổ đông tăng nhanh sẽ làm ROE và giá cổ phiếu giảm. Để đáp ứng tình hình mới các NHTM hạn chế tiếp cận khách hàng rủi ro là cho các tầng lớp dân dưới trung bình và doanh nghiệp nhỏ và vừa, thay vào đó tập trung vào các doanh nghiệp lớn ổn định, các cá nhân giàu có, tập trung giao dịch với nhau và với NHTW “cho lành”. Khoảng cách giàu nghèo vì thế càng tăng mạnh hơn. Dù Hệ thống NHTM sau đó nhìn có vẻ ổn hơn, nhưng hiệu ứng phụ của nó là hệ số nhân tiền giảm và tốc độ dẫn suất các biện pháp chính sách tiền tệ chậm lại.

Vai trò dẫn dắt và thực thi hoá các chính sách tiền tệ của NHTW qua các NHTM, vì thế, ngày càng suy giảm. Vào giai đoạn khủng hoảng cần xử lý nhanh các NHTW, mà FED là đầu têu, buộc phải can thiệp hành chính trực tiếp thị trường thay vì thông qua các công cụ gián tiếp của thị trường, chính sách. Tôi nói NHTW bắn vào chân mình là thế.

Khủng hoảng tài chính 2008 đã làm thay đổi tư duy quản trị chính sách tiền tệ toàn cầu theo hướng trao nhiều quyền can thiệp cho “bàn tay lông lá” của nhà nước. Nội dung này rất quan trọng và ít người thấy.

c. Tốc độ vòng quay vốn trong lưu thông (Money Velocity) chậm lại (H91q và H9-b). Đặc biệt sau 2008-2020.

Để lạm phát xảy ra, theo quan điểm cá nhân của tôi, điều kiện đủ là tốc độ quay vòng vốn phải đủ lớn. Nói cách khác giá trị tích số: (M2 x Tốc độ Vòng quay Vốn) cần vượt qua một con số đặc trưng nào đó của nền kinh tế mới xảy ra lạm phát.

Như vậy dù phát hành tiền liên tục nhưng do: (1) Hệ số nhân tiền giảm, (2) Tốc độ Vòng quay vốn chậm lại và (3) Tác dụng của chính sách tiền tệ qua hệ thống NHTM đang yếu đi và chậm hơn (trong khi cơ chế mới chưa có) nên lạm phát chưa bùng phát.

2. Vốn được các NHTW bơm ra chảy về đâu?

a. Các tài sản tài chính có độ an toàn cao, nhất là Trái phiếu các NHTW của các nền kinh tế phát triển, và các sản phẩm phái sinh của nó được ưa chuộng. Chính đây cũng là một trong các nguyên nhân làm Tổng tài sản các NHTW tăng nhanh, lãi suất cơ bản giảm. Giảm đến mức âm vẫn có nhu cầu. Chưa bao giờ tiền rẻ như bây giờ.

b. Tiền luẩn quẩn trong hệ thống Tài chính-Bất động sản: tiền chỉ loanh quanh ở các đối tượng dễ dàng tiếp cận hệ thống ngân hàng là các doanh nghiệp lớn, các cá nhân giàu có và các thị trường tài chính là sân chơi của các định chế tài chính, giới đầu cơ và NHTW.Chính vì thế giá Chứng khoán và Bất động sản, lúc đầu còn bị ảnh hưởng tâm lý của Covid-19, sau bất chấp các tín hiệu cơ bản tiêu cực của thị trường vẫn tăng.

c. Doanh nghiệp có định mức tín nhiệm thấp xoay vốn ở đâu: Họ đổ vào Trái phiếu doanh nghiệp. Thị trường Trái phiếu Doanh nghiệp vì vậy bùng nổ kèm theo chất lượng trái phiếu đi xuống và lãi suất cao. Hình thành 2 nhánh lãi suất: TP doanh nghiệp cao và lãi suất thị trường ngân hàng thấp.

3. Lạm phát có đe doạ kinh tế toàn cầu?

Ai cũng hiểu không thể nới lỏng chính sách tiền tệ, phát hành tiền vô tội vạ mãi.

Nhìn (H.7) thấy dường như lạm phát chưa đe doạ nhiều. Nhưng không có nghĩa là không thể.

Câu hỏi quan tâm nhất hôm nay là: Lạm phát có xảy ra không? Khi nào?

Câu trả lời là chưa xảy ra nhưng đe doạ là hiển hiện.

Thế giới thể hạ cánh mềm được không? Có thể và bằng các công cụ tài khoá, tiền tệ giảm sốc mang tính ngăn chặn và dẫn dắt trước và có sự chuẩn bị từ bây giờ.

III. Kỷ nguyên tiền tệ dễ dãi có kết thúc?

Công cụ chính sách tiền tệ còn được lạm dụng nhiều. Chúng ta đang và sẽ còn sống trong kỷ nguyên tiền tệ dễ dãi. Kỷ nguyên này chắc còn dài nhiều năm nữa.

Nhưng trong sâu thẳm hệ thống rủi ro đang dần lớn lên, các cơn “sấm đầu mùa” kiểu như khủng hoảng Repo 2019 bắt đầu đây đó.Dù thị trường có vẻ như sẽ vượt qua được COVID-19 và đó là điều tuyệt vời thể hiện sự bên vững của kinh tế toàn cầu. Nhưng thử thách lớn hơn sẽ đến: hạ nhiệt tiền tệ diễn ra thế nào.

Đặc trưng giai đoạn “sấm đầu mùa” của kỷ nguyên tiền tệ dễ dãi là:

1. Tình trạng vốn “dư thừa” hay “dường như dư thừa” vẫn còn kéo dài.

a. Nhưng tiền chỉ dư thừa trong TT Tài chính và Tiền tệ, doanh nghiệp lớn. Bảng TKTS các NHTW tăng quá nhanh bởi các công cụ đòn bẩy nên thanh khoản chỉ cần 1 động thái “rút dây” sẽ “động rừng” ầm ầm!

b. Vì thế thị trường Bất động sản và Thị trường chứng khoán toàn cầu sẽ còn tăng điểm.

c. Vì tiền chỉ luẩn quẩn trong thị trường Tài chính và Bất động sản nên khoảng cách giàu nghèo còn tiếp tục tăng.

2. Lạm phát trái phiếu:

a. Trái phiếu chính phủ, công cụ đầu tư an toàn hay dường như an toàn nhất, sẽ được ưa chuộng và được phát hành ngày càng nhiều. Lợi suất ngày càng thấp.

b. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp chất lượng kém là quả bom nổ chậm đang phình to dần đòi hỏi gỡ dần để giảm sức công phá.

3. Các chương trình trợ cấp, bảo hộ ngày một nhiều dường như không khuyến khích doanh nghiệp cạnh tranh vì sự sống còn, làm mất động lực nâng cao năng lực chống chọi khủng hoảng của doanh nghiệp. Khả năng chịu sốc và chống chọi khủng hoảng của các nền kinh tế sẽ khác nhau:

a. Các nền kinh tế lớn với ngoại tệ mạnh được nhiều quốc gia sử dụng làm dự trữ sẽ có dư địa nhiều hơn để tránh “sốc”… bởi vào thời kỳ khủng hoảng thì ai, nền kinh tế nào cũng muốn trú ẩn vào đó. Ngược lại rủi ro thanh khoản tăng lên.

b. Các nền kinh tế nhỏ hơn thì coi chừng: đồng tiền không tự do chuyển đổi bị cô lập rất khó chống sốc. Các quốc gia đang phát triển thường lạm phát cao nên lãi suất cũng cao sẽ có nhiều dư địa tiếp tục giảm lãi suất và tạo cảm giác an toàn. Đây có thể là bẫy nới lỏng tiền tệ vô đối với họ. Nhưng rủi ro thanh khoản dễ kiểm soát.

c. Các nền kinh tế độ mở rộng nhưng không có độ “sâu” nền tảng sẽ thỉnh thoảng “giật mình” và nên chuẩn bị kịch bản ứng phó khủng hoảng.

4. Thâm hụt ngân sách tăng cao do phát hành tiền để chi tiêu kích cầu. Hoạt động này có thể gây mất kỷ luật ngân sách và bất ổn trong hệ thống tài chính công về sau.

5. Hệ thống ngân hàng:

a. Các NHTW sẽ vẫn siết các NHTM chặt như trước và có thể còn chặt hơn.

b. Các khoản nợ xấu được tái cơ cấu không ngừng… nhưng không hề hết xấu hay bớt xấu mà có khi xấu hơn!;

c. Nhưng nghịch lý là trong bối cảnh ấy các NHTM sẽ còn lãi và lãi nhiều hơn trong xu thế này. Rất nhiều thu nhập chênh lệch lãi do “Bất chiến tự nhiên thành” và NHTM nào quản lý rủi ro lãi suất càng kém hay càng lỏng tay lợi nhuận càng cao. Cái gì cũng có giá của nó! Đừng đổ oan cho họ sống trên xương máu doanh nghiệp: nhiều người trong họ đang hút máu mình.

d. Các Ngân hàng bán lẻ bị trói chân tay trong khi bỏ qua các yếu tố nhân khẩu học và công nghệ nên sẽ bị các công ty công nghệ tấn công dữ dội dần bị hoà/thâu tóm vào các công ty bán lẻ và công ty công nghệ. Chỉ các NHTM bán buôn và NH Đầu tư sẽ tồn tại một mình.

e. Vai trò các NHTM với nền kinh tế tiếp tục giảm dần. Hệ thống NHTM không còn nhạy như trước nên các dấu hiệu dẫn đường, cảnh báo sớm sẽ không còn rõ và sớm.

f. Các công cụ tiền tệ không hiệu quả nên các NHTM chuẩn bị đối mặt với hàng loạt các cuộc luận tội và sức ép mới.

6. Nếu khủng hoảng 2008 thay đổi toàn diện diện mạo, tư duy hoạt động hệ thống ngân hàng và triết lý của các chính phủ trong quản lý tiền tệ thì Covid-2019 thay đổi cơ bản hành vi của tiêu dùng, chuỗi cung ứng và đặc biệt là triết lý của các chính phủ trong quản trị xã hội.Nhu cầu con người bị kéo tụt về mức thứ 2 trong kim tự tháp Maslow: Sợ hãi! Cả 2 thay đổi đều dẫn đến đề cao vai trò can thiệp của nhà nước và có vẻ được đông đảo người dân đang ủng hộ. Tốt thôi!

Con cháu chúng ta có ủng hộ không thì tôi không biết!

Có 3 tác nhân có thể chấm dứt kỷ nguyên này (theo thứ tự thời gian để đạt điểm tới hạn):

1. Các NHTW dùng các công cụ ngăn chặn sớm (Preemptive) căn cứ các chỉ số dẫn dắt (Leading Indicators) dần hạ nhiệt. Đây là chấm dứt chủ động.

Nhưng hiện nay chắc chả ai dám bắt đầu làm điều ấy khi cơn Sợ hãi Khủng hoảng chưa qua, cơn Cực khoái Bất động sản và Chứng khoán chưa lên đỉnh và cơn Say nghiện Tăng trưởng chưa có thuốc giải!

2. Tiêu dùng hồi phục, hoặc xuất hiện yếu tố kích cầu mới... làm vòng quay vốn tăng lại quá nhanh mà không kịp rút tiền gây lạm phát và khủng hoảng thanh khoản. Đây là kịch bản bị động.

3. Cuộc chiến tiền kỹ thuật số xuất hiện làm thay đổi bản chất chiến tranh tiền tệ. Chiến tranh tiền mã hoá là cấu phần sống còn của chiến tranh tiền tệ thời gian tới!

Dự báo:

Kỷ nguyên này còn kéo dài: ngắn là hai-ba năm, dài thì 7 năm đến 10 năm. Tuỳ tác nhân nào đến trước và tương tác với nhau ra sao. 2029-2030 sẽ có trật tự tiền tệ mới. Dự mò thế!

Thiên nga đen vô tiền khoáng hậu Covid-19 làm dự báo khó hơn hẳn.

Với tình hình COVID-19 hiện nay năm 2021 chắc chưa xảy ra khủng hoảng. Tình hình có thể đánh giá chính xác mỗi 6 tháng và tương đối hàng năm tuỳ độ tin cậy của số liệu thống kê.

Số liệu thống kê nào?

1. Hãy dán mắt vào các chỉ số dẫn dắt liên quan đến vòng quay vốn và M1, M2 (H.11), hay xuất hiện các công cụ đòn bẩy mới thay thế các NHTM... làm tăng hệ số nhân tiền và tăng tốc độ vòng quay vốn.

2. Hành vi tiêu dùng của người nghèo đối ứng với CPI: báo hiệu khủng hoảng sớm ít nhất 3 tháng.

3. Cryptocurrencies – những đồng tiền mã hoá có bản chất và nội hàm kinh tế thật, công nghệ blockchain thật và tự do thật... có thể thay thế phần nào tiền fiat chứ không phải các loại tiền mã hoá phi nội hàm kinh tế hôm nay – sẽ là con ngựa ô khó ngờ.

Kịch bản gần nhất: Hãy nhìn hình (H.11)! Cung M2 và Vòng quay vốn. Vaccine Covid-19 tạo miễn dịch cộng đồng, niềm tin quay trở lại, tâm lý hứng khởi, tiêu dùng bùng mạnh lên… đường màu đỏ đựng dậy và đường màu xanh chưa kịp dập xuống… thế là “Bùm!”!

PS: 1. Không có các công cụ cảnh báo sớm (Leading Indicators): lao xuống hố sâu rồi vẫn ngơ ngác không hiểu vì sao.

2. Mấy hôm nay nghe lùm xùm vụ Archegos Capital Management LP của “thiên tài giấu mặt” Bill Hwang. Thật ra Bill Hwang cũng chỉ chơi trò mà các NHTW các nước lớn bao gồm ECB, FED đang chơi. Chỉ khác nhau ở chỗ Bill Hwang không in được tiền như các NHTW nên đứt gánh sớm. Một loạt các đại gia đầu tư bị dính Call Margin với quỹ này: Credit Suisse, Nomura, UBS, Goldman Sach, Morgan Stanley, Deutsch Bank… Số lỗ tạm tính cỡ chục tỷ USD. Riêng Credit Suisse đã gần 5 tỷ. Thế là Hwang từ thiên tài thành tội đồ. Hồi trước Barings Bank hai trăm năm tuổi lỗ 1,4 tỷ đô phá sản luôn. Ngày nay các bạn có thể yên tâm không sao đâu. Chỉ đá ném ao bèo rồi đâu lại vào đó. Tiền đã rẻ lại rất dễ dãi, rất nhiều trong thị trường tài chính… chục tỷ đô đáng là bao.

3. Ở Việt Nam hình như cũng vậy thôi. Cách đây 10-12 năm nói chuyện ngàn tỷ chỉ có mấy đại gia đếm trong 2 bàn tay. Còn bây giờ người trong tay ngàn tỷ chạy ngoài đường đông như xe Grab. Và những người chạy Grab thật cũng nhiều.

===========

Tại sao bơm tiền ra mạnh nhưng lạm phát không tăng, vì cơ cấu dân số thế giới thay đổi, người già ngày càng nhiều, dẫn đến vòng quay tiền giảm, hệ số nhân tiền giảm, tiền bơm ra nhiều nhưng hệ số nhân tiền giảm nên cũng chỉ đủ bù vào cung hàng hóa (cung hàng hóa tăng 1 phần nhờ sự tăng trưởng mạnh của công nghệ, và năng suất sản xuất, làm hàng ra rẻ hơn).

VN hiện tại về cơ bản giống với TQ 15 năm về trước, lực lượng lao động tăng chậm lại, nên trước mắt lạm phát VN sẽ không bao giờ quay lại mức cao như cũ.

Nhìn quanh, Ấn Độ, Indonesia cơ cấu dân số đang xu hướng tăng mạnh, trẻ hóa, nên lạm phát họ đang khá cao, cung tiền vừa phải vẫn tạo ra lạm phát 

Tags:

Economics | StoriesofLife

AUTOFEED

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu