Nhìn lại biến động giá 4 sản phẩm nông nghiệp chính của HAGL

by finandlife27/07/2014 10:31

Trong 4 sản phẩm nông nghiệp chính mà Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đang sản xuất gồm cao su tự nhiên, đường, dầu cọ và bắp, chỉ có bắp có sự tăng trưởng về giá trong thời gian gần đây, ba sản phẩm còn lại vẫn còn chìm sâu trong sự sụt giá.

Giá cao su sụt giảm gần 70% so với đầu 2011.

Giá đường trắng sụt giảm gần 35% so với đầu 2011.

Giá dầu cọ sụt giảm gần 45% so với đầu 2011.

Giá bắp tăng gần 20% so với đầu 2011.

Trong giai đoạn khủng hoảng giá cả hàng hóa nông nghiệp như hiện nay, Hoàng Anh Gia Lai vẫn tuyên bố có lãi trên những mảng sản xuất kinh doanh này, cho thấy khả năng chống chọi với khủng hoảng của HAGL tốt như thế nào. Nếu mọi tuyên bố đều đáng tin cậy, điều này cho thấy:

1.    HAGL đã thật sự nghiêm túc trong đầu tư. Chi phí sản xuất và suất đầu tư luôn thấp hơn so với năng suất và hiệu suất thu được, bất chấp thị trường có rơi vào khủng hoảng.

2.    Giá cả sản phẩm nông nghiệp thật sự là bất ổn và mức độ biến động rất lớn, nếu vẫn sinh lời được trong giai đoạn giá cả hàng hóa thấp nhất, sẽ mở ra một triển vọng tuyệt vời trong giai đoạn phục hồi.

3.    Cuối cùng, hai điều trên chỉ đúng trong trường hợp mệnh đề “TIN CẬY” ban đầu là chuẩn.

HAGL luôn là ngòi nổ tranh luận của nhà đầu tư, chuyên gia phân tích trong nhiều năm vừa qua. Những người thiếu tin tưởng khẳng định “HAGL sẽ sớm trở thành cổ phiếu rác (Junk Stock)”, trong khi đó, những người tin tưởng vào mô hình của doanh nghiệp này lại cho rằng “HAGL sẽ giúp nhà đầu tư kiếm bộn tiền trong vài năm tới”.

Thông tin bất cân đối luôn là nỗi ám ảnh trên thị trường chứng khoán Việt Nam, và chính điều đó tạo ra hai luồng suy nghĩ trái ngược hoàn toàn về cùng một hiện tượng HAGL. Đối với những nhà phân tích đã tham gia nhiều lần HAGL Tour, sự nghi kỵ sẽ giảm xuống, trong khi đó, những nhà đầu tư chưa một lần đặt chân lên đất Lào, Cambodia, Myanmar – Nơi những dự án lớn nhất của HAGL -  lại khoét sâu vào hiện tượng phát hành liên tục và pha loãng quá nhanh của đại gia này, xem đó là bằng chứng chứng tỏ “Bầu Đức chỉ là một họa sỹ tài ba”.

Ai đúng ai sai, thời gian sẽ trả lời, dù sao đi nữa, HAGL vẫn là cổ phiếu có tính thanh khoản rất tốt, luôn có những đợt sóng tăng, giảm và vẫn thu hút nhiều nhà đầu tư mua mua bán bán.

Thay cho lời kết, nhà đầu tư hãy quan sát diễn biến lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh trượt 12 tháng của HAGL quý sau so với quý trước từ đầu năm 2010 đến nay. Xu hướng này đảo chiều từ dương sang âm vào đầu năm 2011, và bắt đầu đảo chiều từ âm sang dương từ quý 2 năm 2013. Nếu bỏ qua sự xứng đáng trong mỗi đồng vốn mà cổ đông bỏ vào những dự án khổng lồ của HAGL, xu hướng đảo chiều trong lợi nhuận hoạt động từ giữa 2013 đến nay là một thông điệp rất tích cực.

Tăng/giảm lợi nhuận hoạt động kinh doanh trượt 12 tháng gần nhất.

Nguồn: finandlife

Tags: ,

Stocks

Cung vượt cầu sẽ tiếp tục làm giá cao su suy giảm hai năm tới

by finandlife10/07/2014 09:08

Rubber glut /glʌt/ n  (a supply of something, especially a product or crop, that is more than is needed) seen persisting (continue) two more years on slowdown

A sixth year of global surplus could depress rubber prices through 2016, as maturing (adult) trees boost production and slowing growth reduces demand in China, the biggest consumer, according to an industry adviser.

Dư thừa toàn cầu năm thứ 6 đẩy giá cao su giảm đến năm 2016, khi những cây trưởng thành đẩy sản lượng tăng và nhu cầu tăng chậm lại tại Trung Quốc, Quốc gia tiêu thụ cao su lớn nhất.

Supply will outpace (to go faster, do better, or develop more quickly than someone or something else) demand by 316,000 tonnes in 2016, compared with 483,000 tonnes in 2015, according to the London-based The Rubber Economist. The adviser increased its forecast for this year’s glut by 78 per cent in March as output in Thailand, the largest grower and exporter, surpassed predictions. The International Rubber Study Group also raised its estimate saying production will increase as trees planted between 2006 and 2008 mature.

Cung sẽ vượt cao khoảng 316,000 tấn trong 2016, con số này sẽ là 483,000 tấn năm 2015. Tháng 3 năm nay, cung vượt cầu 78% khi sản lượng tại Thái Lan vượt dự kiến (TL là nước tăng trưởng và xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới).

Futures in Tokyo, the global benchmark contract, have tumbled 26 per cent this year, touching a four-year low in April. Lower prices may boost earnings at tire makers including Pirelli & C SpA and Bridgestone Corp (5108), while squeezing profits for small farmers who account for about 80 per cent of world supply. China's economy is forecast to grow 7.3 per cent this year, the weakest pace since 1990, based on the median estimate in a Bloomberg survey.

Giá cao su đã giảm 26% năm nay, chạm vùng thấp nhất 4 năm vào tháng 4. Giá thấp hơn sẽ đẩy thu nhập của những công ty chế tạo lốp xe như Pirelli & CSpA, Bridgestone, DRC, CSM…, trong khi đó lợi nhuận của những nông dân nhỏ sẽ bị ép lại (hiện 80% sản lượng cung cấp toàn cầu do những người nông dân nhỏ lẻ sản xuất). Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại.

“The natural rubber market may remain in surplus until 2016,” Prachaya Jumpasut, managing director of The Rubber Economist, said in an e-mailed response to questions from Bloomberg. “Prices may remain bearish until then, unless demand picks up faster than I anticipate in China and other major consuming countries.” Futures on the Tokyo Commodity Exchange settled at ¥203.4 a kg ($2,015 a tonne) on Wednesday, down 62 per cent from a record in 2011, and fell into a bear market in January as stockpiles in China climbed.

China reserves

Inventories in Qingdao, China’s main rubber-trading hub, reached a record 270,000 tonnes as of May 16, according to Qingdao International Rubber Exchange Market.

Tồn kho tại Qingdao, trung tâm giao dịch cao su chính tại Trung Quốc, đã đạt mức cao kỷ lục, 270,000 tấn vào ngày 16 tháng 5.

Imports could expand 10.7 per cent this year to 4.26 million tonnes, slowing from last year’s growth of 14.3 per cent, the Association of Natural Rubber Producing Countries said this month.

Nhập khẩu có thể mở rộng 10.7% năm nay, đạt 4.26 triệu tấn, chậm hơn so với 14.3% của cùng kỳ năm trước.

“We’re in a period of, I would say, instability in the industry,” Stephen Evans, secretary-general of IRSG, the Singapore-based inter-governmental group, told a conference yesterday in Singapore. “It’ll probably last for another year or two until we see a shift in global economic performance.”
While a looming El Niño may not be enough to reduce the glut, the weather event that brings drought
/draut/ n (a long period of dry weather when there is not enough water for plants and animals to live) to the Asia-Pacific region might curb the decline in prices, according to Prachaya. The El Niño during 1997-1998 slowed production growth to 0.4 per cent in 1997 from 6 per cent in 1996, he said. There’s no evidence of any impact during occurrences in 1982-1983 and 1987-1988, according to Prachaya.

El Niño

“The impact of drought and El Niño on production will not be enough to counter the current large and rising amount of natural rubber surplus,” Prachaya said. “But, it may help to slow down the declining price trend.” Futures rose as much as 1.3 per cent on Wednesday on speculation that Thailand’s plan to reduce state stockpiles of 200,000 tonnes could be delayed after the military imposed martial law.

Ảnh hưởng của khô hạn và El Nino lên sản lượng sẽ không đủ để chống lại sản lượng dư thừa cao su tự nhiên đang tăng lên và rất lớn hiện tại, nhưng nó có thể giúp quá trình giảm giá chậm lại.

Global demand in 2014 may grow close to the IRSG’s lowest estimate of four per cent, said Lekshmi Nair, its senior economist.

“What might support rubber prices is, obviously, increased demand,” Evans said. “What is stopping everybody getting excited about the possibility of the US and European recovery is that China is apparently slowing down.”

 

Nguồn: finandlife|Bloomberg

Tags: , ,

Economics | Stocks

HAG|Ký kết hợp tác kinh doanh với Vissan và Nutifood

by finandlife10/06/2014 08:54

Sau khi tham dự buổi ký kết hợp đồng hợp tác giữa HAG với Vissan và Nutifood vào chiều ngày 09/06/2014, analyst Khánh có một số cập nhật sau:

1.   Một số thông tin về dự án:

Dự án nuôi bò sữa, bò thịt tại Việt Nam, Lào, Campuchia

Trong đó:

Hoàng Anh Gia Lai đảm nhiệm nuôi bò

          Vissan đảm nhiệm giết mổ và tiêu thụ bò thịt

          Nutifood đảm nhiệm chế biến và tiêu thụ sữa

2.    Phần phát biểu của Cty Nutifood

Thị trường bò sữa, bò thịt tại Việt Nam hiện nay

Theo Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc, hiện nay Việt Nam có 30% trẻ em suy dinh dưỡng

Chiều cao chung Việt Nam thấp hơn nhiều so với các quốc gia trên thế giới

Hiện nay nguyên liệu sữa đang nhập ngoại chủ yếu, mục tiêu của Hợp tác kinh doanh này cung cấp sữa tươi nguyên chất 100%

--

Nhà máy xử lý sữa rộng 100 hecta, cách trang trại 40 km.

Máy móc: Nhập khẩu Đức, Thụy Điển

Vốn:

Tử năm 2014-2015: 3500 tỷ đồng, sản lượng 290 triệu lít sữa/ năm. Q3/2014 khởi công xây dựng

Từ năm 2015- đi: 1500 tỷ đồng, sản lượng mục tiêu 500 triệu lít sữa/ năm

Mục tiêu của Bộ Công Thương đặt ra cho tiêu dùng sữa người dân Việt Nam

2015 : 21 lít sữa/ người/năm

2020: 27 lít sữa/ người/năm

Hiện nay, tiêu thụ sữa chỉ mới đáp ứng 30% mục tiêu của Bộ Công Thương.

3.    Phần phát biểu của Cty Vissan

Hiện nay Vissan chủ yếu nhập bò sống từ Úc về giết mổ

Số lượng bò Việt Nam trước đây đáp ứng được khoảng 7 triệu con, nhưng nay chỉ còn 5 triệu con.

Bò vàng Việt Nam: 250 kg/con

Bò Úc (môi trường miễn dịch): ~ 500-600 kg/con

Mỗi công ty hợp tác trên lợi thế mình có. (Kinh nghiệm và thị trường, cánh đồng)

4.   Phần phát biểu của Hoàng Anh Gia Lai (HAGL)

Đây là dự án rất quan trọng đối với Hoàng Anh Gia Lai,

Tại sao 3 công ty hợp tác ?

Theo ông Đức, đánh giá đây là một liên minh mạnh với 3 công ty đang kinh doanh tốt trên mỗi lĩnh vực của mình.

Vissan: Đơn vị giết mổ có vị thế trên khắp cả nước.

Ông Đức gặp ông Mười (Vissan) đàm phán trong 3 tháng, Nutifood quen biết qua tài trợ giải U19.

Đất đai

Theo ông Đức, HAGL hiện có 100.000 hecta đất tại Lào, Campuchia và Việt Nam.

Với lợi thế “không có nơi nào có đươc”: bằng phẳng và nhiều sông ngòi.

Thể hiện qua: Năng suất mía cao gấp đôi.

HAGL hiện có 100.000 hecta đất, trong đó 70.000 hecta đã sử dụng (44.500 hecta cao su, 10.000 hecta mía, 12.300 hecta cọ, 5.000 hecta bắp), còn 30.000 hecta còn lại sẽ được sử dụng trồng bắp, cỏ.

Giống:

Bò thịt nhập từ : Đông Bắc Thái Lan, Darwin từ Úc

Bò sữa nhập từ: New Zealand, Mỹ

Công nghệ:

Từ Israel với chuyên gia Isereal; không phải từ Úc, Mỹ vì sản lượng từ Israel cao nhất thế giới.

Đảm bảo 45 lít/ ngày, cao hơn từ TH True Milk 25 lít/ngày.

Quản lý bò trên một hệ thống máy chủ, biết sức khỏe và trạng thái của mỗi con bò.

Lợi thế dự án:

Theo ông Đoàn Nguyên Đức:

Nguyên liệu có sẵn, đất, đồng cỏ, kinh nghiệm nông nghiệp phong phú, kinh nghiệm Nông nghiệp công nghệ cao (mục tiêu giá bò bằng ½ giá bò trong nước). Đã có sẵn vốn và chuẩn bị nhân công.

Khi nuôi bò, 75% - 80% giá thành chăn nuôi bò là từ thức ăn chăn nuôi. Trong khi đó, HAG tự chủ 100% thức ăn nuôi bò: mía, xỉ đường, bắp, cọ dầu, cỏ.

Theo ông Đức, lượng thức ăn đó có thể đạt sản lượng nuôi 300.000 con bò. Và vì có thể tự cung cấp hoàn toàn thức ăn cho bò nên dự án hầu như không có rủi ro.

Tiết kiệm 300 tỷ đồng/năm/100.000 con bò... từ tiền bón phân cho cây cao su (Dùng phân bò thay)

==

Một số thông tin thêm qua trả lời báo chí:

Tổng vốn: 11 000 đến 12000 tỷ đồng

Trong đó: HAGL chiếm một nửa vốn, còn lại là Vissan và Nutifood.

Giai đoạn 1 cần 3200 tỷ.

Ngân hàng Eximbank đang thẩm định và dự định tài trợ dự án này.

Sản lượng:   236 000 con bò (116 000 con bò sữa, còn lại bò thịt)

Đất nhà máy sữa: Uỷ ban tỉnh Gia lai đã cho phép

HAGL: đã khởi công

Khi nào có bò đầu tiên:

Bò thịt:

7 tháng sau kể từ ngày 16/6 sẽ có bò thịt tung ra thị trường.

Bò đã nuôi 18 tháng tuổi trở lên, nuôi thêm 7 tháng nữa ( mỗi ngày tăng trọng 1.0 -> 1.4 ký), sau 7 tháng kỳ vọng đạt 500 kg.

Bò sữa:

Tháng 10 mới nhập:

Nhà máy tháng sau khởi công (8/2015 mới xong), sau 13 tháng sẽ có sữa.

Về giá bán:

HAGL tuyên bố có thể áp đặt được giá thị trường như đã thực hiện với Bất động sản và đường.

Giá bò úc hiện nay 3.2 USD/kg, giá bò dự án làm ra là 1USD/kg.

Ước tính lợi nhuận

Bầu Đức tuyên bốm có thể đạt 30-50 triệu USD lợi nhuận từ chương trình nuôi bò thịt

Bò sữa vì phức tạp nên chưa ước tính.

 

VFS Research

Tags:

Stocks

Trong những tuyên bố chống lại HAGL tại Cambodia có "lạm dụng tình dục"

by finandlife19/05/2014 14:40

Trong một báo cáo của Ngân hàng Thế Giới, những dân làng ở tỉnh Ratanakkiri Cambodia tố cáo đại gia Cao Su Việt Nam, HAGL về việc tấn công tình dục và sự tàn phá những thánh địa thiên liên của họ.

Vào tháng 2 vừa qua, 17 cộng đồng người bản địa đã cáo buộc HAGL tội cướp đất thông qua hoạt động trồng cao su mà Dragon Capital Group đã đầu tư gián tiếp vào đó. Họ đã đệ đơn khiếu nại lên Công ty IFC thuộc Ngân hàng Thế Giới, và sự việc đang được giám sát với CAO.

Trong một đánh giá ban đầu được công bố trên website vào ngày 12 tháng 5 vừa qua, CAO cho hay những cáo buộc của người dân về những vấn đề như cạn kiệt nguồn cá, sự xâm lấn và phá hủy các vùng đất thiên, cái chết của hàng trăm gia súc và một vấn đề gây sốc, đó là "lạm dụng tình dục bởi nhân công của HAGL.

Báo cáo còn cho biết "không chỉ là cưỡng ép cá nhân (individual duress), mà những phụ nữ còn phải chú ý nhiều hơn trong hoạt động hàng ngày của họ để tránh bị hãm hiếp".

HAGL đã từ chối trả lời, nhưng quan điểm của Công ty vẫn cho rằng họ làm theo luật pháp của Cambodia, mặc dù chính họ cũng đã thừa nhận việc đuổi một vài người dân ra khỏi nhà chỉ là để phụ vụ cho sự phát triển.

"Công ty thừa nhận rằng ban đầu họ đã không đặt mục tiêu lớn hơn vào cơ hội phát triển cho cộng đồng bản địa khi phát triển hoạt động của mình"

Những dân làng bị ảnh hưởng đã liên lạc hôm qua không tiết lộ chi tiết những trường hợp bị tấn công nhưng họ cho rằng họ vẫn đang bị ngược đãi bởi những công nhân HAGL, bao gồm cả việc trộm cắp thiết bị nông nghiệp.

Romam Tham, một nông dân từ làng Kak đã nói "chúng tôi nghĩ rằng họ đã làm điều đó bởi vì họ không muốn chúng tôi có bất kỳ hoạt động nông nghiệp nào trên đất đai mà họ đã xóa bỏ"

Tin tức báo cáo tuần vừa rôi cho thấy HAGL đã bị đình chỉ công việc trên 3 dự án tại Ratanakkiri từ ngày 1 tháng 5 đến ngày 30 tháng 11. Bảng ghi nhớ vào ngày 28 tháng 4 không cho biết chi tiết lý do nhưng điều đó là nhằm đáp ứng yêu cầu sau cuộc họp với thanh tra IFC vào ngày 2 tháng 4.

Trụ sở CAO tại Washington đã nhắc lại thông điệp qua email rằng cả người dân và HAGL đã đồng ý quá trình giải quyết tranh chấp mà thanh tra IFC sẽ sắp xếp.

HAGL đã luôn là trung tâm tranh cãi khi đầu tư vào nông nghiệp ở Cambodia. Năm ngoái, Tổ chức phi chính phủ Global Witness tại Anh cũng đã xuất bản một báo cáo cáo buộc hoạt động phá rừng và hủy hoại môi trường của Công ty này.

Eang Vuthy, giám đốc điều hành của tổ chức phi chính phụ Equitable Cambodia, tổ chức đang làm việc với những gia đình bị ảnh hưởng, hôm qua đã nói rằng một cuộc đối thoại mở là một bước quan trọng, nhưng họ vẫn phải có những bước đi cần thiết khác để đạt được một sự giải quyết thích đáng.

“Thật quan trọng để các bên gặp và nói chuyện,” ông ấy đã nói. “Nếu chúng tôi không thể đạt được bất kỳ sự giải quyết nào, chúng tôi sẽ suy nghĩ đến bước tiếp theo.”

Đây là bài dịch của finandlife đối với bài “Sexual abuse among claims against HAGL” trên phnompenhpost. Link đầy đủ ở đây.

 

Nguồn: finandlife|phnompenhpost.com

Tags: ,

Economics | Stocks

HAG Tour tháng 12 năm 2013 - Thông tin

by finandlife20/12/2013 10:31

Finandlife xin tóm lượt báo cáo của Analyst Nguyễn Trung Hòa, Maybank Kimeng về những thông tin đáng quan tâm trong chuyến thăm dự án của HAG vào tháng 12 năm 2013.

-----------------------------------------------------------

HAG đặc biệt chú trọng đến yếu tố “lợi thế về quy mô”. Mức độ tập trung của dự án mía đường và cao su rất cao: 10.000 ha diện tích của dự án mía đường và hơn 25.000 ha diện tích dự án cao su tại Lào tập trung tại cùng 1 khu vực rộng lớn. Nhờ đó HAG dễ dàng “cơ giới hóa” các dự án này và đây là lợi thế mà rất ít công ty mía đường hoặc cao su nào có được.

Mía đường.

Dự án mía đường gần 10.000ha của HAG đã cho thành quả đầu tiên trong năm 2013. HAG cho biết năng suất mía đạt khoảng 120 tấn/ha với chữ đường khoảng 14%. Trong 9T13 thì DT từ mía đường đạt 644 tỷ đồng (chiếm 32% tổng DT) với LN gộp biên lên đến 64%. Đây là nhân tố chính giúp HAG tăng DT và LN trong năm 2013.

Cao su.

HAG hiện đầu tư gần 50.000ha cao su tại Gia Lai (Việt Nam), Lào và Campuchia. Trong năm 2013 thì có hơn 4.500ha đã được đưa vào cạo mủ. Năng suất bình quân kỳ vọng của HAG khoảng 2,5-3 tấn mủ quy khô/ha. Đến 2016 thì có khoảng gần 30.000ha trong số diện tích này đang và sẽ được đưa vào cạo mủ. HAG chọn mẫu và cân thử thì 1 cây cho 2 lạng mủ trên 1 lần cạo, cứ 3 ngày cây được cạo mủ 1 lần, và cứ 10 kg mủ sẽ cho ra 3.5 kg cao su SVR thành phẩm.

Dầu cọ.

Hiện HAG đang trồng khoảng 6.000 ha diện tích dầu cọ, gồm 2.000 ha tại Lào và khoảng 4.000 ha tại Campuchia. Cây dầu cọ sẽ cho thu hoạch sau khoảng 2,5 năm kể từ khi trồng. Gần như 100% nhu cầu dầu cọ cho thị trường này đều phải được nhập khẩu từ Malaysia.

Chuỗi giá trị khép kín.

Công ty đã đầu tư 1 nhà máy tinh luyện đường RS có công suất 7.000 tấn mía/ngày, đảm bảo sử dụng hết 10.000ha diện tích mía nguyên liệu của công ty. HAG cũng đầu tư 1 nhà máy nhiệt điện để tận dụng phụ phẩm trong sản xuất đường là “bã mía” để phát điện. Nhà máy này có công suất 30MW, trong đó HAG chỉ sử dụng khoảng 20% và phần còn lại được bán cho chính phủ Lào với giá $6 cent/kwh. Ngoài ra, HAG cũng đang có kế hoạch đầu tư thêm 1 nhà máy sản xuất cồn để sản xuất cồn từ mật rỉ (phụ phẩm trong sản xuất đường) và 1 nhà máy phân bón để sản xuất phân bón từ bã bùn (phụ phẩm trong sản xuất đường). Cuối cùng HAG đã đầu tư 1 nhà máy xử lý nước thải công suất khoảng 600m3/ngày để xử lý nước thải từ nhà máy đường. Nước thải sau khi xử lý sẽ được tái sử dụng để tưới nước cho cây mía thông qua hệ thống tưới nước nhỏ giọt.

Từ cây cao su đến sản phẩm cao su SVR 10, 20: bên cạnh gần 50.000ha diện tích cây cao su, HAG hiện đang có 1 nhà máy chế biến mủ cao su công suất 25.000 tấn mủ quy khô/năm tại Lào. Sản phẩm của nhà máy này chủ yếu là mủ khối SVR 10, 20 được sử dụng để sản xuất săm lốp.  

Hệ thống tưới nước nhỏ giọt – yếu tố tạo nên sự khác biệt

Đây là công nghệ được HAG nhập khẩu “100%” từ Israel và là công nghệ tiên tiến hiện nay. Ưu điểm của công nghệ này là đảm bảo cung cấp “đủ nước” cho cây mía và cao su theo cách “tiết kiệm nước” và chi phí tối đa. Cụ thể mỗi vị trí tưới sẽ cung cấp khoảng 1 lít nước/giờ cho cây mía và khoảng 2 lít nước/giờ cho cây cao su, đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây trong mùa khô. Chi phí đầu tư cho hệ thống tưới nước nhỏ giọt này khoảng 2.000 đô-la/ha mía và khoảng 700 đô-la/ha cao su. Nhờ được cung cấp đủ nước mà cây mía có thể phát triển liên tục 12 tháng trong năm và nhờ vậy năng suất và chữ đường cao hơn. Tương tự đối với cây cao su, nhờ được cung cấp đủ nước mà thời gian đưa vào khai thác sớm hơn, thời gian cạo mủ trong năm dài hơn và do đó năng suất cao hơn.

Sử dụng công nghệ trong chăm sóc Nhờ có hệ thống tưới nước nhỏ giọt mà HAG có thể chăm sóc cây mía và cao su theo cách không thể tiết kiệm hơn. Theo đó, HAG sẽ tiến hành phân tích mẫu đất để xác định nhu cầu dinh dưỡng thật sự của cây. Sau đó, phân bón hoặc dinh dưỡng sẽ được pha vào hồ chứa nước và cung cấp trực tiếp cho cây trồng thông qua hệ thống tưới nước nhỏ giọt.

Ưu điểm của phương pháp này là cây trồng có thể hấp thụ “đúng và đủ” nhu cầu dinh dưỡng và không cần phải tốn nhiều chi phí nhân công. Vì vậy, chi phí chăm sóc cây mía và cao su của HAG thấp hơn rất nhiều so với các công ty trong ngành tại Việt Nam và Thái Lan.  

Năng suất cao nhất trong khu vực

Theo ước tính toán của công ty thì năng suất mía của HAG đạt khoảng 120 tấn/ha, với chữ đường (CCS) đạt khoảng 14% và năng suất cao su có thể đạt khoảng 2,5-3 tấn mủ quy khô trên mỗi ha.

Năng suất này cao hơn rất nhiều so với khoảng 65 tấn/ha với mức ccs dưới 10% tại Việt Nam và so với khoảng 77 tấn/ha với chữ đường khoảng 10,4% tại Thái Lan (Nguồn: FAS). Tương tự, năng suất cao su cao hơn nhiều so với năng suất bình quân khoảng 1,7-1,8 tấn/ha tại Việt Nam.  

Cơ giới hóa khâu thu hoạch

HAG hiện có khoảng 10 máy thu hoạch mía, mỗi máy thu hoạch có thể thay thế từ 20-50 lao động. Mía sau khi thu hoạch sẽ được chở thẳng về nhà máy để ép. Nhờ vậy, HAG vừa có thể tiết kiệm được chi phí nhân công khá lớn vừa duy trì được chất lượng mía sau khi thu hoạch nhờ thời gian và khoảng cách vận chuyển ngắn.

Giá thành sản xuất rất cạnh tranh

Theo HAG thì giá thành sản xuất đường của công ty khoảng 4,7 triệu đồng/tấn, thấp hơn khoảng 41% so với mức giá khoảng 8 triệu đồng/tấn tại Thái Lan và thấp hơn khoảng 61% so với mức giá khoảng 12 triệu đồng/tấn tại Việt Nam.

Tương tự, giá thành cao su của HAG cũng chỉ ở mức khoảng 23 triệu đồng/tấn (theo công bố của công ty), thấp hơn khoảng 40% so với giá thành khoảng 40 triệu đồng/tấn của Cao su Đồng Phú, công ty có tỷ suất lợi nhuận tốt nhất tại Việt Nam hiện nay.

Nông nghiệp trở thành ngành trọng điểm

 

 

Link full ở đây

Nguồn: finandlife|Maybank Kimeng

Tags: ,

Stocks

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu