Daily Topic|TPP, FTA và xu hướng thị trường hiện tại

by finandlife06/08/2015 15:50

TPP được coi là một trong những chất xúc tác hỗ trợ thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu năm 2015 đến nay. Nhiều tổ chức nghiên cứu, đánh giá tác động của TPP và nhận định rằng nếu TPP được ký kết, kinh tế Việt Nam sẽ có những bước chuyển mình và tăng trưởng cao, xuất khẩu gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt khi Mỹ và Nhật, hai trong số 12 nước tham gia đàm phán TPP hiện đang là những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Điều này khiến nhà đầu tư tỏ ra hào hứng với cổ phiếu của những ngành, lĩnh vực được dự báo sẽ hưởng lợi từ TPP như dệt may, thuỷ sản… kích thích một dòng tiền đầu tư không nhỏ đổ vào nhóm cổ phiếu này.

Vỡ mộng” TPP

Sau khi bỏ lỡ nhiều hạn chót đặt ra, hiệp định thương mại này được kỳ vọng sẽ có vòng đàm phán cuối cùng vào cuối tháng 7/2015 sau khi chính quyền Obama dành được quyền đàm phán nhanh TPA. 12 nước tham gia sẽ giải quyết tất cả các vấn đề còn tồn đọng trước khi đi đến thoả thuận chung trong vòng đàm phán cấp Bộ trưởng diễn ra tại Hawaii từ ngày 28 – 31/07/2015.

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhà đầu tư cũng kỳ vọng rất lớn vào thành công của vòng đàm phán này. Nhóm các cổ phiếu được dự báo hưởng lợi từ TPP như TCM, TNG, HVG, FMC… đã có những phiên tăng điểm mạnh ngay trước thời điểm diễn ra vòng đàm phán. Chính vì vậy, thông tin TPP chưa thể được ký kết bởi vòng đàm phán này thất bại cuối tuần qua đã khiến các cổ phiếu này “đổ đèo” và bị bán tháo mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 03/08/2015. TCM, TNG, HVG… dư bán sàn lên đến hàng triệu đơn vị. Không những thế, sắc đỏ còn tràn ngập toàn thị trường khiến chỉ số VNINDEX mất 12 điểm trong phiên giao dịch này. Chính sự kỳ vọng quá lớn của nhà đầu tư vào sự thành công của vòng đàm phán trong bối cảnh thị trường đang trong giai đoạn thiếu thông tin hỗ trợ đã khiến tâm lý thị trường bị tác động mạnh.

Tương lai nào cho TPP?

Đại diện thương mại Mỹ, ông Michael Froman cho biết hiện chỉ còn một số bất đồng và các bên liên quan cam kết nỗ lực giải quyết trong thời gian tới thông qua các cuộc thảo luận song phương. Các vấn đề vướng mắc chủ yếu đang nằm ở bốn nền kinh tế lớn là Mỹ, Canada, Nhật Bản và Mexico, trong bối cảnh các nước đã giải quyết được đến 98%.

Một bài bình luận về tương lai của TPP đăng trên tạp chí Forbes nhận xét, nếu cho đến cuối năm nay TPP vẫn chưa được phê chuẩn, khả năng nó được hoàn thành trong nhiệm kỳ của Tổng thống Obama là thấp. Các nước sẽ phải chờ đến sau bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2017 mới có thể ký được TPP bởi Quốc hội Mỹ hiếm khi thông qua một thỏa thuận nào mang tính bước ngoặt như TPP trong năm bầu cử.

Tuy nhiên, bộ trưởng các nước thành viên đang nhắm đến việc họp lại vào cuối tháng 8 này để nỗ lực hoàn tất đàm phán TPP ngay trong năm nay. Và do đó, TPP vẫn còn khả năng được ký kết trong năm nay nếu các nền kinh tế lớn như Mỹ, Canada, Nhật Bản… nỗ lực thoả hiệp.

Hoàn tất đàm phán FTA với EU

Khi cả thị trường đang tập trung sự chú ý vào sự thất bại của vòng đàm phán vừa qua tại Hawaii với sự hoài nghi về khả năng ký kết TPP được hoàn tất trong năm nay thì thị trường đón nhận một thông tin tích cực liên quan đến một hiệp định thương mại khác là FTA với EU vào cuối ngày 04/08/2015. Việt Nam và EU đã hoàn tất đàm phán FTA và dự kiến sẽ chính thức ký kết cuối năm nay.

Hiệp định sẽ có hiệu lực ngay từ ngày ký và khoảng 65% hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực này không phải chịu thuế ngay ngày đầu tiên. Hai bên sẽ xóa bỏ hơn 99% dòng thuế theo lộ trình. Đối với rất ít dòng thuế còn lại sẽ dành cho nhau hạn ngạch thuế quan hoặc cắt giảm thuế quan một phần.

Đây có thể coi là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt được trong các hiệp định FTA đã được ký cho đến nay. Điều này tác động mạnh mẽ tới những sản phẩm hai bên có lợi thế như dệt may, giày dép, nông thủy sản, đồ gỗ của Việt Nam và máy móc, thiết bị, ô tô, xe máy... của EU.

Hiện EU là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam với tổng kim ngạch hai chiều đạt 36.8 tỷ USD năm 2014.

Thông tin này mặc dù không được nhà đầu tư quan tâm nhiều như TPP nhưng cũng đã đem lại phản ứng khá tích cực đối với thị trường trong phiên giao dịch ngày hôm qua 05/08/2015. Mặc dù nhóm các cổ phiếu đầu cơ tăng trần đồng loạt nhưng động lực chính kéo chỉ số tăng trở lại vẫn chủ yếu tới từ nhóm các cổ phiếu bluechips, đặc biệt là các mã hưởng lợi từ FTA như HVG, TCM, TNG… Tuy vậy thanh khoản thị trường vẫn chưa cải thiện mặc dù số mã tăng áp đảo số mã giảm.

Chúng tôi cho rằng, tác động của các thông tin về TPP hay FTA hiện tại chỉ là những tác động mang tính chất ngắn hạn. Doanh nghiệp tận dụng được lợi ích mà các hiệp định thương mại này mang lại hay không phụ thuộc vào các yếu tố nội tại của bản thân doanh nghiệp đó. Chính những yếu tố này mới quyết định xu hướng giá cổ phiếu trong dài hạn. Mặt khác, những tác động ngắn hạn này sẽ chỉ tác động đến các cổ phiếu được kỳ vọng hưởng lợi từ các hiệp định này. Thị trường có thể sẽ tiếp tục quá trình điều chỉnh trong ngắn hạn nhưng yếu tố đáng quan ngại không phải là sự đổ vỡ của TPP mà là việc thanh khoản thị trường sụt giảm trong giai đoạn không có nhiều thông tin hỗ trợ hiện tại. 

 

Analyst Phan Minh Đức, VFS Research

Tags: ,

Economics | Psychology

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu