[THẤY VẬY NHƯNG KHÔNG PHẢI VẬY] PHONG TRÀO MUA CỔ PHIẾU QUỸ

by finandlife16/08/2019 08:28

Cơ cấu cổ đông không đủ đối trọng, 56% người nhà, 4% GIC, 40% còn lại là khác.

Biên lợi nhuận sụt giảm năm thứ 3 liên tiếp.

Đã qua giai đoạn tăng trưởng bùng nổ 50%yoy, trở về tốc độ tăng trưởng 20%.

Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 5000 tỷ đồng từ đầu 2018, xu hướng vẫn còn tiếp diễn.

Đang đăng ký mua lại cổ phiếu quỹ, lượng đăng ký bằng với lượng GIC sở hữu, trong lúc nước ngoài bán ròng, make confuse.

 

FINANDLIFE

Tags: ,

Stocks

Deals các brokers mang về - thời gian nhìn lại

by finandlife09/06/2018 21:43

 

Giai đoạn làm head of research cho một vài công ty chứng khoán, chúng tôi kiêm luôn việc thẩm định những cổ phiếu được môi giới mang về sau vẻ hào nhoáng gọi “làm deal”. Lúc nhận được đề nghị thì thật sự éo biết sự thể deal điếc nó ra làm sao, cũng phân công equity analyst review đánh giá, rồi đưa ra kết luận có cho vay hay không, cho với tỷ lệ nào, hạn mức bao nhiêu.

Khi nhận việc, anh em analyst đều ngán ngẩm lắc đầu, hầu hết các doanh nghiệp này có vấn đề về sổ sách, số liệu không đáng tin, và giá kê khống lên rất nhiều so với giá trị. Chức năng nhiệm vụ được Cty giao không làm không được, mà làm thì 10 đề nghị đến hết 9.9 đề nghị là chúng tôi bảo “DẸP”. Théc… anh em brokers, giám đốc chi nhánh các kiểu bảo “các anh viết sao cũng được miễn kết luận MUA giúp em 1 lần, em cảm ơn”, nói thì nói vậy chứ có sao kết luận vậy, cho vay án vẫn phải tại hồ sơ.

Giờ này, sau 2-3 năm kể từ khi nhận các đề nghị hào nhoáng núp sau cụm từ “làm deal”, các cổ phiếu đó diễn biến đúng như kết quả chúng tôi research. Hầu hết chúng đều lên giá 3-5 lần, rồi quay về cái máng lợn, mà không … còn thấp hơn cả cái máng lợn.

  • PIV tăng từ 5k lên 49k, hiện tại là 2k
  • CDO tăng từ >10k lên 37k, hiện tại là 900 cent
  • TNT tăng từ 9k lên 31k, hiện là 2k
  • DST tăng từ 10k lên 43k, hiện là 3k
  • GSO khi IPO làm hoành tá tràng, bơm thổi các kiểu, giờ rớt tứ 15k về 900 cent
  • HVG tăng từ 6k lên 22k, hiện là 3k
  • NAF giảm từ 33k xuống 13k
  • BCG giảm từ 15k về 4.5k, hiện lạ 6k

Harry S.Dent, Jr bảo “bong bóng nó éo correction, nó đổ vỡ”. Mấy mớ này thật ra không phải bong bóng, nó có cấu trúc giá giống bong bóng, nhưng không phải bong bóng vì nó bị chi phối giao dịch (đoán vậy thôi, không kết luận), chưa thu hút mọi người lao vào đó một cách bất chấp. Hình dạng về giá đi lên theo hàm mũ và đổ vỡ như bong bóng, nhưng quan sát khối lượng giao dịch, nó không hẳn, nó cheating game nhiều hơn.

Các môi giới, giám đốc chi nhánh đem deals về không biết có biết trước mấy chuyện quái đảng đằng sau không. Họ đưa chúng tôi vào thế khó, bắt review các kiểu, rồi khi kết luận DẸP lại mất vui, không hài lòng. Cũng đành chịu thôi, thời gian trả lời chuẩn các bác nhỉ. Không biết các bác có bao giờ dám nhìn lại mấy phi vụ “làm deal” này không.

Nếu có và vô tình đọc blog này, hãy gọi điện mời thằng em 1 ly nước mía vì lúc đó trách oan nó nha.

====

Vụ mới:

SPP

BII

TNT

CDO

FTM

===

Cập  nhật 2019

TTB

TNA

VRC

FINANDLIFE

 

Tags: ,

Psychology | StoriesofLife

... KHI MỌI THỨ MỚI CHỈ BẮT ĐẦU

by finandlife06/04/2018 10:24

Trần Ngọc Báu

Gần 700 tỷ lợi nhuận bốc hơi sau kiểm toán, hơn 4000 ngàn tỷ khoản phải thu trên báo cáo tài chính không thể thu thập đủ bằng chứng, kiểm toán viên nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của tập đoàn và những phát biểu hùng hồn ngày trước giờ chỉ nhận được là sự im lặng. Đó là những điều cổ đông của HAG phải đón nhận trong mấy ngày qua, chắc hẳn đây là tin không vui chút nào.

Tuy nhiên điều thú vị là khi những “bất ổn” trong báo cáo tài chính của HAG được đưa ra trên báo chí thì giá cổ phiếu HAG và HNG lại tăng trần ngay sau đó. Ngẫm lại, đây là điều không quá khó hiểu khi nhiều nhà đầu tư vẫn nuôi trong mình tư duy “xác chết sống dậy” đối với HAG. Họ kỳ vọng với thông tin xấu vừa rồi, HAG gần như đã đẩy hết những gì xấu xa nhất của mình vào năm 2017 và rằng “cái điều xấu xa” đó là tiền đề tích cực để ban lãnh đạo có dư địa “Cook” ra những con số đẹp hơn trong năm 2018. Suy nghĩ của giới đầu tư, âu cũng thật thú vị.

Mua HAG lúc này, đúng hay sai, cái đó mình xin không bàn luận vì nó còn tùy thuộc vào từng chiến lược đầu tư. Tuy nhiên, nhìn về góc độ kinh doanh và các con số tài chính trong dài hạn, mình xin có một quan điểm rõ ràng: “Những gì xảy ra ở HAGL mới chỉ là bắt đầu”.

Tại sao lại mới chỉ là khởi đầu? vì theo mình HAGL “Take a Big Bath” chưa đủ trong 3 năm qua. Ban lãnh đạo của tập đoàn này cần phải gột rửa rất nhiều mới có thể đi về điểm khởi đầu trước khi họ “quá thông minh về tài chính” với cổ đông của mình. Vậy sự phức tạp mà HAG đang phải trải qua bắt đầu từ đâu?

Bước đi sai lầm đầu tiên mang tên “An Phú”.

Năm 2013, sau 2 năm lợi nhuận sụt giảm không phanh và đứng trước những khó khăn về tài chính. Ban lãnh đạo HAG đã có một quyết định “tái cấu trúc” gây xôn xao dư luận lúc bấy giờ. Theo đó, Tập đoàn này sẽ dần thoái vốn các ngành khai khoáng, thủy điện, bất động sản tại Việt Nam và đầu tư vào hai mảng chính là nông nghiệp và bất động sản tại Myanmar. Điều này đồng nghĩa với việc ban lãnh đạo HAG đã biết thừa nhận những sai lầm của mình và quyết tâm làm lại từ đầu. Thật đáng quý, vui thay cho cổ đông HAG khi ấy.

Để thực hiện tham vọng tái cấu trúc để ra, HAG tiến hành mua lại công ty An Phú từ công ty phát triển nhà Hoàng Anh (HAG sở hữu hơn 99% tại công ty này). Sau đó, công ty phát triển nhà Hoàng Anh bán vốn góp trong các công ty con cho An Phú với giá bằng giá trị ghi sổ khoản đầu tư là trên 3000 tỷ đồng. Trong giới tài chính, thuật ngữ dùng để chỉ cách thức tái cấu trúc này là “Spin off”. Hiểu một cách đơn giản là tách mảng kinh doanh nào đó của doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả hoặc không phải là hoạt động kinh doanh lõi ra và chuyển vào một công ty hoàn toàn mới. Nếu quá trình chỉ đơn thuần dừng lại ở đây, tức Nhà Hoàng Anh và An Phú chuyển giao qua lại tài sản thì về thực chất trên báo cáo tài chính hợp nhất của HAG sẽ không có gì thay đổi. Kế hoạch tài cấu trúc có cũng như không.

Tuy nhiên, điểm thú vị nằm ở đây. Ban lãnh đạo HAG đã tách An Phú ra khỏi Tập đoàn bằng cách bán cổ phần An Phú cho cổ đông hiện hữu của HAG. Dĩ nhiên hành động này sẽ làm thay đổi ngay lập tức báo cáo tài chính của HAG. Và nếu bán như vậy sẽ rất kén người mua nên HAG đã trả cổ tức tiền mặt đúng bằng số tiền một cổ đông cần chi ra để mua “cổ phần ưu đãi” của An Phú. Vấn đề trở lên phức tạp hơn khi vốn điều lệ của An Phú là 360 tỷ, lấy đâu ra số tiền lên tới hơn 3000 tỷ để mua những dự án khổng lồ mà phát triển nhà Hoàng Anh chuyển sang.

Thật khó tin nhưng sự thật là An Phú lại quay ngược trở lại vay chính HAGL để thanh toán cho các khoản chuyển giao công ty và dự án của mình. Khó tin hơn nữa là tất cả những khoản vay giữa An Phú và HAGL đều được bảo lãnh tín chấp bởi cá nhân chủ tịch Đoàn Nguyên Đức. Và khó tin hơn nữa khi Công ty Phát triển nhà Hoàng Anh sử dụng toàn bộ số tiền mà An Phú thanh toán để trả cho các khoản nợ hiện tại của HAGL. Và khó tin hơn của hơn nữa là lúc đó ông Đức phát biểu sẽ chỉ để An Phú hoạt động trong 3 năm (kể từ 2014), thực hiện bán các dự án (xây để bán, bán cả dự án…) và sau đó sẽ thực hiện giải tán Công ty An Phú. Nghe mà lùng bùng hết cả đầu óc, tuy nhiên tựu chung lại là tất cả những mớ tài sản vô cùng phức tạp của HAGL sẽ chuyển thành 1 tiểu khoản duy nhất, phải thu về cho vay An Phú.

Đến đây thì không còn là “Spin off”

Những gì HAGL làm giai đoạn 2013 không còn đơn giản chỉ là “Spin off” như báo chí lúc đó viết, thực tế đến bây giờ mọi thứ đã dần hé lộ. Ban lãnh đạo của tập đoàn này đã dùng rất khéo léo cả kỹ thuật SPE (công ty phục vụ mục đích đặc biệt) và kỹ thuật “Spin off” trong thương vụ này để tạo ra một ván bài vô cùng lớn và phức tạp hơn rất nhiều, mang tên: “THROW OUT” A PROBLEM CHILD (Không phải GAME OF THRONES đâu nha các tín đồ phim ảnh 😉).

Để giúp mọi người hiểu hơn về kỹ thuật “Throw out a problem Child”, mình mô phỏng ngắn gọn thế này theo mô hình công ty A và B (tránh nhạy cảm). Công ty A sở hữu một lượng tài sản xấu rất lớn đứng trước nguy cơ phải ghi nhận, để tránh ghi nhận những khoản lỗ khổng lồ công ty A đã thành lập công ty B với mục đích đặc biêt (SPE). Dĩ nhiên công ty B phải là đơn vị độc lập với công ty A về quyền sở hữu, điều này giúp những tài sản tại B sẽ không còn xuất hiện trên BCTC của A. Tiếp theo, công ty A sẽ tài trợ vốn để công ty B mua lại chính những tài sản mà A đã bán cho B. Người sở hữu tài sản xấu lúc này sẽ là công ty B, dĩ nhiên B sẽ chịu trách nhiệm tất cả các khoản vay gắn liền với những tài sản này. Nói cách khác, tất cả những tài sản và những khoản nợ gắn liền với tài sản đó sẽ không còn xuất hiện trên BCTC của A nữa, lúc này chỉ còn một khoản mục duy nhất là “phải thu về cho vay” đối với B, đơn vị sẽ thay họ chịu trách nhiệm về những khoản vay cũ.

Thực tế đây chỉ là một thủ thuật kế toán “chuyển chi phí ở hiện tại vào tương lại” và tất nhiên chi phí ấy sẽ nằm đó và lớn lên dần cùng những chi phí vô hình của việc “cook” báo cáo tài chính. Cổ đông của công ty sử dụng những thủ thuật báo cáo tài chính dạng này sẽ phải trả “cả gốc lẫn lãi” tại một thời điểm trong tương lai. Thời điểm đó xuất hiện khi bản thân ban lãnh đạo của công ty không thể “giải thích rõ ràng” về việc kéo dài những con số phải thu treo trên báo cáo tài chính với kiểm toán và thuế.

Quay trở lại câu chuyện HAGL. Cách đây 5 năm, con số phải thu với nhóm An Phú là 3 ngàn tỷ đồng và ban lãnh đạo khẳng định An Phú sẽ chỉ duy trì hoạt động trong 3 năm là đóng cửa. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại nhóm An Phú vẫn còn đó, vẫn không ngừng gia tăng “hút máu”HAGL khi con số đã vượt 10 ngàn tỷ đồng. Vấn đề đối với cổ đông của HAGL bây giờ không phải ở con số, vấn đề nằm ở chỗ kiểm toán đã “ngoại trừ” 4 ngàn tỷ trong con số 10 ngàn tỷ vì không thể xác minh được khả năng thu hồi. Nếu ông tổng giảm đốc của một “tập đoàn nông nghiệp” với kinh nghiệm nhiều năm làm kiểm toán cáo cấp của Big4 không nghĩ ra được “biện pháp” tốt hơn để “Delay” những con số này thì “quả bom tài chính” tại HAG mới chỉ bắt đầu được kích hỏa.

Vì giới hạn khuôn khổ bài viết nên mình không đi được về những vấn đề khác trên báo cáo tài chính của HAGL. Xin hẹn mổ xẻ tiếp những vấn đề đó trong chủ đề khác. Bài viết là một góc nhìn khách quan, mong cổ đông HAGL thảo luận khách quan chứ đừng ném đá.

Tags: ,

Stocks

Đánh giá lại tài sản gốp vốn

by finandlife19/08/2017 23:22

Cái anh làm kiểm toán BCTC 2016 trong 10 ngày và sau khi phát hành thì chỉ vài ngày sau phải phát hành lại BCTC được kiểm toán.

Đáng lẽ BCTC bán niên lỗ 40 tỷ thì ảnh lấy Dây chuyền đánh bóng gạo xuất khẩu đi góp vốn. Giá trị đầu tư của dây chuyền là 4,4 tỷ, giá trị còn lại 4 tỷ. Nhưng ảnh đánh giá lại lên 28 tỷ, và ghi thu nhập khác 24 tỷ, nên giảm bớt LỖ BÁO CÁO.

Cái dây chuyền sản xuất thông dụng khi đánh giá lại thì chỉ có giảm đi chứ làm gì tăng lên 7 lần. Đất đai, hay tài sản vô hình trong lĩnh vực công nghệ thì còn bảo là đánh giá tăng so với giá trị ghi sổ thì còn có người nghe được. Đằng này đánh giá lại dây chuyền đánh bóng gạo lên gấp 7 lần. Nếu là mình thì mình đánh giá lại gấp 17 lần cho oách.

Điểm quan trọng hơn là ở thời điểm 30/6/2017, công ty không còn xu nào trong tài khoản ngoài hơn một tỷ tiền mặt.

Công ty có phải thu khách hàng tăng đều qua các năm như thì thực sự "khiếp" lắm. Trong đó, riêng 3 khoản phải thu lớn nhất từ 3 công ty trong nước không check được thông tin với số tiền 125 tỷ, giữ nguyên từ năm ngoái đến năm nay, chứng tỏ ngay cả doanh thu năm trước cũng có vấn đề. Khoản phải thu khác 47 tỷ cũng không thay đổi gì qua thời gian.

Hãi nhất là khoản Lợi thế thương mại lên hơn 425 tỷ, chiếm hơn 50% tổng tài sản phát sinh từ nghiệp vụ góp vốn và mua lại năm 2016. Câu hỏi đặt ra là vốn góp đó bao nhiêu là giấy?

Nhìn từ quý 3 năm trước, việc HKB lỗ nặng 6 tháng đầu 2017 là được báo trước rất rõ ràng, và còn tiếp diễn.

Bên cạnh thị trường kinh doanh không thuận lợi, việc tài sản toàn chất lượng yếu kém, phải gánh lỗ phân bổ lợi thế thương mại hàng năm, sẽ khó để công ty báo cáo lãi được.

Chẳng lẽ năm nào cũng mang cái gì đó đi đánh giá lại và góp vốn? 

FB Long Phan

Tags:

StoriesofLife

VỤ HỒI TỐ CỦA HNG

by finandlife02/08/2017 17:31

Chốt lại do Mía đường HAGL là công ty "quá tệ" hơn so với kỳ vọng hay kết quả due diligence ban đầu của TTC.

Sau khi tiếp quản ngày 31/8/2016, TTC đã phát hiện và yêu cầu ghi giảm giá trị tài sản thuần, gồm:

- Tăng dự phòng HTK: 260 tỷ

- Giảm giá trị TSCĐ: 223 tỷ

- Write off chi phí trả trước: 74 tỷ

- Tăng phải trả: 436 tỷ

Các khoản này dẫn đến lỗ của Sugar HAGL tăng thêm 750 tỷ.

Đến Q2/2017, HNG vin vào yêu cầu của TTC và ý kiến kiểm toán, nên không hợp nhất BCTC của Mía đường HAGL vào ngày 31/8/2016, mà giữ tận T5/2017, tức là điều chỉnh giảm hồi tố tại ngày 31/12/2016. (báo cáo kiểm toán HNG 2016 có đề cập)

Do cái vụ Công ty Mía đường HAGL quá tệ, tài sản bị write off, trong khi giá mua đã chốt rồi, HNG "lợi dụng" ghi giảm lợi nhuận chưa phân phối 2016, và ghi tăng lợi nhuận năm 2017. Tính toán kỹ lưỡng hơn hẳn PTL ngày xưa.

Nhưng xét cho cùng chỉ là Reported earnings - Lợi nhuận báo cáo chỉ cho đẹp thôi.

Vấn đề này cho thấy các con của HAG có thể chẳng đẹp như vẽ, ngay cả mấy công ty đang tiếp quản mảng đang được tung hô chắc gì đã không như Mía đường HAGL.

 

Nguồn: FB Long Phan

Tags:

Stocks

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu