Tầng lớp thu nhập trung bình ngày càng dịch chuyển lên quý tộc

by finandlife22/07/2013 13:37

Đây là biểu đồ ở nước Mỹ.

Xem bài gốc ở đây.

Bài liên quan:

Kinh nghiệm vượt thu nhập trung bình

Lên thu nhập trung bình|Hãy thoát nghèo cho nông dân

Còn Việt Nam ra sao thì vẫn chưa tìm ra nguồn J 

Nguồn: finandlife|aei-ideas.org

Tags:

Economics

Người giàu vs người nghèo

by finandlife19/07/2013 14:30

Trước tiên, hãy xem thử người giàu và người nghèo khác nhau trong sinh hoạt như thế nào nhé.

… xem clip

Sau đó, cùng nhau xem những photos so sánh sau nhé...

Người giàu: Tôi tạo ra cuộc đời tôi.
Người nghèo: Cuộc sống toàn những việc bất ngờ xảy đến với tôi.

 

Người giàu: Tham gia cuộc chơi tiền bạc để thắng.
Người nghèo: Tham gia cuộc chơi tiền bạc chỉ để không bị thua.

 

Người giàu: Quyết tâm làm giàu.
Người nghèo: Muốn trở nên giàu có.

 

Người giàu: Suy nghĩ rộng .
Người nghèo: Suy nghĩ hẹp.

 

Người giàu: Tập trung vào các khai thác cơ hội.
Người nghèo: Tập trung vào tháo gỡ những khó khăn.

 

Người giàu: Ngưỡng mộ người thành công và giàu có khác.
Người nghèo: Bực tức với những ai thành công và giàu có.

 

Người giàu: Kết giao với người tích cực và thành công.
Người nghèo: Giao du với người luôn mang suy nghĩ tiêu cực hoặc đón chờ thất bại.

 

Người giàu: Sẵn sàng tôn vinh bản thân và giá trị của họ.
Người nghèo: Suy nghĩ tiêu cực về PR, marketing, khiêm tốn quá mức, bán hàng, quảng bá.

 

Người giàu: Đứng cao hơn những vấn đề của họ.
Người nghèo: Nhỏ bé hơn những vấn đề của họ.

 

Người giàu: Rất biết đón nhận thách thức như là cơ hội.
Người nghèo: ít khi sẵn sáng đón nhận cơ hội.

 

Người giàu: Chọn được trả công theo kết quả.
Người nghèo: Chọn được trả công theo thời gian.

 

Người giàu: Suy nghĩ "phải có được cả hai".
Người nghèo: Suy nghĩ “hoặc là/ hoặc".

 

Người giàu: Chú trọng vào tổng tài sản.
Người nghèo: Chú trọng vào thu nhập từ làm việc

 

Người giàu: Bắt tiền của họ làm việc chăm chỉ.
Người nghèo: Làm việc chăm chỉ vì tiền của họ.

 

Người giàu: Hành động bất chấp sợ hãi.
Người nghèo: Để nỗi sợ hãi ngăn cản họ.

 

Người giàu: Luôn học hỏi và phát triển.
Người nghèo: Nghĩ họ đã biết hết.

 

Nguồn: finandlife|Vnexpress|VFPress

Tags:

Psychology | StoriesofLife

GAS : Tổng kết 6 tháng đầu năm 2013

by finandlife19/07/2013 09:38

Tổng kết 6 tháng đầu năm 2013:

§     Hệ thống khí hoạt động ổn định, nhu cầu khí của các hộ tiêu thụ ở mức cao là điều kiện thuận lợi để PV Gas gia tăng sản lượng tiêu thụ.

§     Việc giá LPG liên tục giảm từ tháng 1 đến tháng 6/2013, đồng thời nhà máy Lọc dầu Dung Quất giảm sản lượng sản xuất và cung cấp không ổn định đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh LPG tại PV Gas.

§     Sản xuất và tiêu thụ: khí khô đạt 5.163 triệu m3, bằng 117% kế hoạch 6 tháng đầu năm, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2012; condensate đạt 30.975 tấn, bằng 118% kế hoạch 6 tháng đầu năm, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2012; LPG đạt 467.729 tấn, bằng 102% kế hoạch 6 tháng đầu năm (Nếu tính cả đơn vị thành viên thì sản lượng LPG cung cấp ra thị trường đạt 589.341 tấn, trong đó: kinh doanh trong nước là 460.333 tấn, chiếm trên 72% thị phần LPG toàn quốc).

§     Vì cả 3 hệ thống khí Cửu Long, Nam Côn Sơn và PM3- Cà Mau hoạt động ổn định, nhu cầu tiêu thụ khí của các hộ cao, nên PV Gas đã hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng khí sản xuất và tiêu thụ trong 6 tháng đầu năm.

§     Tính đến thời điểm này, số CBCNV của Công ty mẹ là 1.084 người, trong đó lao động nam chiếm 80%, nữ chiếm 20% và lao động có trình độ từ đại học trở lên chiếm trên 60% (Toàn TCT là 3.371 người). PV GAS đã tổ chức đào tạo/cử trên 2.000 lượt người tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ trong và ngoài nước với kinh phí trên 6 tỷ đồng.                       

Kế hoạch 6 tháng cuối năm 2013:

§     Vận hành an toàn các công trình khí

§     Tổ chức tiếp nhận khí mỏ Hải Thạch Mộc Tinh

Phân tích kỹ thuật:

 

Bài liên quan: 

Phân tích và khuyến nghị GAS

Nguồn: finandlife|PVGAS

Tags:

Stocks

Tự doanh cty chứng khoán là chuyên gia “ăn non”

by finandlife17/07/2013 12:37

Nhìn cách giao dịch của khối tự doanh cty chứng khoán, mới biết họ lướt sóng “kinh” thế nào. 

Đúng là nhà đầu tư cá nhân “to đầu”…

Ngày 06/12/2012, họ mua vào tương đối sớm so với thị trường, với khối lượng mua ròng lên đến >350 tỷ đồng, nhưng chính họ lại là người bán ra quá sớm trong khi thị trường còn 1 thời gian dài tăng trưởng phía sau đó.

§     Ngày 17/12/2012, họ bán ra gần 280 tỷ đồng

§     Ngày 28/12/2012, họ bán ra 390 tỷ đồng.

Ai cũng biết là thị trường tăng đến đầu tháng 06/2013. Như vậy, là họ bán ra quá sớm so với thị trường chung.

Một điều tương tự diễn ra vào những ngày đầu tháng 07/2013. Khối tự doanh đã mua ròng 160 tỷ đồng vào ngày 08/07/2013, nhưng chỉ sau 1 vài ngày thị trường diễn biến thuận lợi, khối này đã bán ra 150 tỷ đồng vào ngày 10/07/13.

Dường như tự doanh của các công ty chứng khoán có cách vào ra không thật sự hiệu quả nhỉ? 

Nguồn: finandlife 

Tags:

StockAdvisory

Góc nhìn của dân bám sàn (trader) khác với dân kinh tế học (economist) như thế nào?

by finandlife16/07/2013 11:37

Điểm khác nhau cơ bản là dân trader luôn cho rằng giá cả là sự bất hợp lý trong khi đó giới economist lại cho rằng giá cả là hợp lý (bởi sự gặp nhau giữa người mua và người bán).

Nhưng thật ra về sâu xa thì cả dân trader và giới economist đều có điểm chung. Đối với dân trader họ cho rằng thay đổi trong tâm lý, thanh khoản có ảnh hưởng rất lớn đến giá cả tài sản, trong khi đó dân economist cho rằng tỷ lệ chiết khấu mới là yếu tố quan trọng trong giá cả tài sản. Tuy nhiên, không ai giải thích thật rõ ràng “tỷ lệ chiết khấu” này bao gồm những nhân tố gì trong đó? Chúng ta chỉ biết rằng, tỷ lệ chiết khấu bao gồm những nhân tố về lãi suất phi rủi ro, phần bù rủi ro, phần bù kỳ hạn… Nhưng phần bù rủi ro, phần bù kỳ hạn lại là yếu tố khá mơ hồ, những yếu tố này có phần đóng góp của kỳ vọng, và tâm lý… 

Do vậy, 2 góc nhìn này có chung 1 gốc, nhưng khung thời gian của dân trader và giới economist là khác nhau. Dân trader thì tìm kiếm biến động giá rất ngắn hạn, trong khi đó, giới economist lại quan tâm nhiều hơn đến trung và dài hạn. Dẫn đến, 2 giới này hay cãi cọ nhau, và nhiều khi có vẻ “chõi nhau”. 

Nguồn: finandlife

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu