Thống kê kết quả kinh doanh 6 tháng đầu 2013

by finandlife12/09/2013 09:24

Các báo cáo vĩ mô gần đây của chúng tôi cho thấy tình hình tăng trưởng sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước vẫn còn đó rất nhiều khó khăn. Nhu cầu sụt giảm ở cả thị trường trong nước lẫn nước ngoài khiến cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt. Giá bán và sản lượng đầu ra sụt giảm, trong khi giá vốn đầu vào tăng do nguồn cung hạn chế đã dẫn đến kết quả kinh doanh không mấy khả quan của đại bộ phận doanh nghiệp Việt Nam hiện tại.

Liệu rằng, tình trạng này có xảy ra đối với các doanh nghiệp đang niêm yết?? Với số liệu kết quả kinh doanh Quý 2 và 6 tháng đầu năm 2013 của 669* doanh nghiệp niêm yết trên cả hai sàn, thống kê sau đây của chúng tôi sẽ trả lời cho câu hỏi đó:

*Trong số 669 doanh nghiệp quan sát trên cả 2 sàn, có 462 doanh nghiệp đã công bố báo cáo tài chính soát xét. Đối với những doanh nghiệp chưa công bố báo cáo tài chính soát xét, chúng tôi sử dụng dữ liệu trong báo cáo tài chính hợp nhất Quý 2. Một báo cáo thống kê của Stox Pro gần đây cho thấy, chênh lệch số liệu trước và sau soát xét đối với các doanh nghiệp niêm yết là không nhiều (khoảng 0.7%). Do đó, chúng tôi cho rằng, việc sử dụng số liệu này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến tính chính xác của kết quả thống kê.

 

Tổng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của 669 doanh nghiệp quan sát Quý 2/2013 tăng 3% và 23.1% so với Quý 2/2012, cải thiện so với mức giảm 1.3% và tăng 13% của Quý 1. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2013, tổng doanh thu thuần tăng 0.9%, tổng lợi nhuận tăng 18.1% so với cùng kỳ năm trước

Kết quả trên cho thấy, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp niêm yết vượt trội so với tăng trưởng lãi gộp. Nguyên nhân có thể do doanh nghiệp kiểm soát chi phí tốt hơn trong bối cảnh kinh tế khó khăn…

Mặc dù tổng lợi nhuận tăng trưởng nhưng số lượng doanh nghiệp báo lãi lại sụt giảm so với cùng kỳ. Quý 2/2013, có 75.2% doanh nghiệp trong mẫu khảo sát báo lãi, trong khi tỷ lệ này trong Quý 2/2012 là 80.4%. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2013, có 78.8% doanh nghiệp báo lãi, giảm so với 82.8% của 6 tháng cùng kỳ 2012.

Kết quả thống kê cũng cho thấy: 44.7% số doanh nghiệp trong mẫu khảo sát cho kết quả lợi nhuận sau thuế Quý 2 tăng trưởng so với cùng kỳ (giảm so với 46.4% của quý 1). Luỹ kế 6 tháng đầu năm, có 45.8% số doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận.

 

Tổng lợi nhuận lẫn tổng thua lỗ của các doanh nghiệp báo lãi và báo lỗ 6 tháng đầu năm 2013 trong mẫu khảo sát đều phình to ra so với 6 tháng cùng kỳ 2012

 

Kết quả thống kê trên gần 500 doanh nghiệp có đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2013 cho thấy: sau 6 tháng đầu năm 2013, có 23 doanh nghiệp đã hoàn thành vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm 2013. 141 doanh nghiệp hoàn thành từ 50% đến 99% kế hoạch lợi nhuận. Số doanh nghiệp có tỷ lệ thực hiện so với lợi nhuận dưới 50% chiếm phần lớn với khoảng 318 doanh nghiệp.

 

Tại thời điểm cuối quý 2/2013, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ vay của các doanh nghiệp trong mẫu khảo sát tăng 7.5%, 9.5% và 1.6% so cùng thời điểm năm trước.

 

Phân tích chi tiết cho thấy, kết quả kinh doanh có sự phân hoá theo nhóm ngành. Ngành Vật liệu xây dựng và bất động sản* (sau khi loại bỏ VIC) có kết quả lợi nhuận 6 tháng 2013 sụt giảm mạnh nhất (-84% và -43%). Các ngành Du lịch & giải trí, bảo hiểm, Thực phẩm & Đồ uống, Bán lẻ… cũng lợi nhuận giảm do kinh tế suy thoái, nhu cầu sụt giảm. Trong khi đó, một số ngành mang tính phòng thủ như Điện, nước & xăng dầu khí đốt, dầu khí, tài nguyên cơ bản, y tế vẫn có được kết quả tăng trưởng lợi nhuận khả quan. Một số ngành hưởng lợi nhờ chi phí đầu vào giảm như Lốp xe tiếp tục có kết quả tăng trưởng lợi nhuận ổn định.

Kết quả trên mặc dù có thể còn tồn tại một số đột biến do hạn chế về số liệu quan sát. Tuy nhiên, nhìn chung, kết quả phản ánh khá chính xác tình hình hoạt động của các nhóm ngành, lĩnh vực 6 tháng đầu năm 2013.

 

Kết quả thống kê mặc dù cho thấy lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp niêm yết cải thiện mạnh so với cùng kỳ. Tuy nhiên, có thể thấy kết quả này phụ thuộc khá nhiều vào những doanh nghiệp lớn, có kết quả kinh doanh chiếm tỷ trọng cao trong tổng kết quả kinh doanh của toàn sàn.

Sau khi loại bỏ 10 doanh nghiệp có kết quả kinh doanh lớn nhất ra khỏi mẫu quan sát, kết quả thống kê cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn lại trong mẫu khảo sát xấu đi đáng kể. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 mặc dù vẫn tăng 2.3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lãi gộp sụt giảm 2.1%, lãi sau thuế sụt giảm đến 25.8% so với 6 tháng đầu năm 2012.

 

Tổng lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2013 của TOP 10 doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất 2 sàn chiếm đến 71% tổng lợi nhuận toàn bộ 699 doanh nghiệp khảo sát và tăng đến 55% so với cùng kỳ năm 2012.

 

Nguồn: finandlife|Đức|VFS Research

Tags:

Economics

Đọc giúp bạn|Thiền sư Thích Nhất Hạnh thăm World Bank

by finandlife11/09/2013 08:50

Sáng nay đọc bài này trên Blog Hieuminh.org, lòng tự hào dân tộc trỗi dậy J.

“Thích Nhất Hạnh là một thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình. Ông sinh ra ở Thừa Thiên-Huế, miền Trung Việt Nam, vào ngày 11 tháng 10 năm 1926, xuất gia theo Thiền tông vào năm 16 tuổi, trở thành một nhà sư vào năm 1949. Ông là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây chỉ sau Đạt-lại Lạt-ma”.

Wikipedia.org

Dưới đây là một số điểm chính của bài viết:

Có lẽ Chủ tịch Jim Young Kim thấy nhân viên của World Bank (WB) đang bị sức ép thay đổi đè nặng lên vai nên đã đích thân mời Thiền sư Thích Nhất Hạnh tới thăm và nói chuyện.

Thiền sư có nói về triết lý thiền. Có lẽ ông đã đạt đến đỉnh cao về tu nhân tích đức nên có thể gói gọn trong vài câu đơn giản nhưng trở thành nổi tiếng.

“Lắng nghe và thấu hiểu những đau khổ trong nội tâm sẽ giúp chúng ta giải quyết được hầu hết các vấn đề ta gặp phải”.

“Muốn chữa lành cho người khác, trước tiên ta cần tự chữa lành cho chính mình. Để làmđược điều đó, ta phải biết cách giải quyết những vấn đề của bản thân. Tuy nhiên, hầu hết mọi người không biết lắng nghe và thấu hiểu những nỗi khổ của chính mình”.

Do cuộc sống hiện đại với công nghệ thay đổi chóng mặt, thế hệ trẻ có xu hướng không muốn đối mặt với nguồn gốc của những khó khăn, thách thức, kể cả khổ đau, mà lại tìm cách giải tỏa bằng vật chất.

Ông khuyên “Suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta là những điều gây ra sự tức giận, sợ hãi và nghi ngờ cho người khác. Bởi vậy, chúng ta không thể đổ lỗi cho họ mà nên sử dụng ngôn ngữ để hiểu nhau hơn, cũng không nên chỉ trích, buộc tội khi đang lắng nghe họ nói”.

“Người mắc tội với ta thì bản thân họ đã tự chuốc lấy đau khổ vào người.”

Thiền sư biết làm cho người nghe không chán về đạo thiền, có vẻ mới tại WB. Có người hỏi làm sao  tránh được stress, bị công việc thúc đẩy đúng hẹn. Dường như Thiền sư đã nắm chắc triết lý hạnh phúc là tại tâm, đỉnh cao là ước vọng khó mang tính định lượng, người ta chỉ có thể chọn một trong hai, hoặc hạnh phúc hoặc là số 1.

Ông nhắc đến triết lý, hôm qua là quá khứ, không thể kéo lại được, ngày mai là tương lai chưa chắc chắn. Vì thế cuộc sống hiện tại mới quan trọng. Thiền sư nói có sở hữu chiếc đồng hồ không có số 1, 2, .. 12 như thường lệ, mà chỉ có chữ now, now, now (hiện tại), để nhắc nhở về thời ta đang sống.  Người nghe thán phục sự uyên bác của diễn giả.

Tiếng Anh của Thiền sư trôi chảy, từ body language (ngôn ngữ cơ thể), đến nội dung chuyển tải rất rõ ràng, chẳng cần một chút giấy tờ. Mọi thứ cứ như tuôn như suối từ trong tim và khối óc của người nói

Nguồn: finandlife|hieuminh|wikipedia

Tags:

StoriesofLife

7 điều cần học suốt đời

by Life10/09/2013 16:56

Thứ nhất, “học nhận lỗi”. Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.

Thứ hai, “học nhu hòa”. Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được. Giữ tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn

Thứ ba, ” học nhẫn nhục”. Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.

Thứ tư, “học thấu hiểu”. Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?Thứ năm, “học buông bỏ”. Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới tự tại được!

Thứ sáu, “học cảm động”. Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ mừng vui cùng cho họ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.

Thứ bảy, “học sinh tồn”. Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bè bạn yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân(tinhnguoi.net)

Tags:

StoriesofLife

Điều ước của công dân Việt Nam

by finandlife10/09/2013 13:49

Đọc tít “Na Uy vật lộn với đồng tiền thừa khủng”, tôi thấy cảm giác khá nao lòng. Trong lúc, Việt Nam phải vật lộn vì nợ công, vật lộn với thiếu tiền thì ở phương xa, một quốc gia khác lại không biết làm gì với đống tiền khổng lồ mình đang có.

Người Việt Nam chấp nhận làm việc ngày 10 tiếng đồng hồ, tuần làm việc 6 ngày với mong muốn sẽ có sự thay đổi đáng kể trong đời sống, thế nhưng vẫn chưa có sự thay đổi nào đáng kể. Trong khi đó, Công dân của Na-Uy (Norway) lại tỏ ra lười biếng vì sự dư dả của nền kinh tế, họ giành ít thời gian cho công việc, nhiều thời gian cho gia đình, bản thân và hưởng thụ.

Nền kinh tế trong nước đang ở giai đoạn rất khó khăn, tình hình làm ăn của khá nhiều doanh nghiệp đi vào bế tắt, có thể sự phục hồi sẽ phải trải qua một thời kỳ dài nữa. Với những người trẻ tuổi, liệu có lời khuyên nào để họ có thể không lãng phí thời gian để chờ đợi một sự thay đổi thật sự?

Rất mong, những người có tâm, đóng góp lời khuyên cho người trẻ định hướng.

Cảm ơn!

 

Nguồn: finandlife|cafef 

Tags:

Economics

Phân biệt thâm hụt tài khoản vãng lai (Current account deficit) với thâm hụt thương mại (Trade deficit)

by finandlife09/09/2013 10:36

“Giáo sư Mankiw, mời bạn bàn luận sự khác biệt giữa thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt thương mại? Chúng thường được bàn luận là có thể thay thế lẫn nhau, nhưng tôi nhận thấy ở một số quốc gia giữa chúng có sự khác biệt đáng kể.”

Mankiw

Dưới đây là những điểm chính:

Cán cân thương mại là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu trừ tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu.

Tài khoản vãng lai là cán cân thương mại cộng với giá trị ròng những nhân tố sản phẩm sở hữu nội địa được sử dụng ở nước ngoài.

Vì vậy, nếu một người Mỹ sở hữu một building ở London, tiền thuê ông ấy nhận là một phần của tài khoản vãng lai nhưng không nằm trong cán cân thương mại. Về bản chất (in essence), tài khoản vãng lai là một công cụ đo lường rộng của cán cân thương mại nơi thu nhập từ những nhân tố sở hữu nội địa được sử dụng ở nước ngoài được xem xét như một nhân tố dịch vụ xuất khẩu và những thanh toán cho những nhân tố sở hữu nước ngoài được sử dụng ở đây xem xét như một nhân tố của dịch vụ nhập khẩu. Hãy tiếp tục ví dụ của chúng ta, tài khoản vãng lai đối với người Mỹ sở hữu đất đai ở nước ngoài được xem như Ông ấy là một nhà xuất khẩu dịch vụ nhà đất.

Hai vấn đề cần lưu ý: 1. Nếu một người Anh sở hữu một building ở Boston, khoản tiền thuê Ông ấy nhận được hạch toán tương tự như trên, nhưng nó lại trái ngược cho cán cân vãng lai của Mỹ. 2. Khi một người Mỹ mua một building ở London, giao dịch đó không xuất hiện trong cả cán cân thương mại lẫn tài khoản vãng lai. Đó là một giao dịch tài khoản vốn.

Bạn có thể hỏi, khi chúng ta viết Y=C+I+G+NX, NX là gì? Câu trả lời phụ thuộc chúng ta định nghĩa Y như thế nào. Nếu Y là GDP thì NX là cán cân thương mại. Nếu Y là GNP thì NX là tài khoản vãng lai.

Với nền kinh tế Mỹ, 2 đo lường này gần giống nhau, và vì thế những nhà kinh tế học đôi khi sử dụng chỉ tiêu này thay chế cho chỉ tiêu khác (interchangeably) (ngay khi chúng không hoàn toàn giống nhau, precisely). Nhưng với những quốc gia có tài sản nước ngoài ròng hoặc nợ ròng lớn, sự khác biệt có thể lớn hơn. 

Nguồn: finandlife|Mankiw Blog

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu