Giải thưởng Nobel kinh tế năm 2013 cho phân tích thực nghiệm trong định giá tài sản.

by finandlife15/10/2013 10:21

Trào lưu trong thị trường tài sản

Không cách nào để dự đoán giá chứng khoán và trái phiếu trong một vài ngày hoặc một vài tuần tới. Nhưng hoàn toàn có thể nhìn nhận giá cả những tài sản này trong một giai đoạn dài hơn, chẳng hạn như 3 đến 5 năm tới. Những phát hiện này (có vẻ vừa ngạc nhiên mà cũng vừa mâu thuẫn) đã được thực hiện và phân tích bởi Eugene Fama, Lars Peter Hansen và Robert Shiller, trong năm nay.

Bắt đầu trong những năm 1960, Eugene Fama và nhiều cộng sự đã mô tả rằng giá chứng khoán vô cùng khó để dự đoán trong ngắn hạn, và thông tin mới nhanh chóng phản ánh vào giá. Những tìm hiểu này không chỉ có một tác động sâu sắc đến các nghiên cứu tiếp theo mà còn thay đổi ứng xử trên thị trường. Sự xuất hiện cái gọi là những quỹ chỉ số trên thị trường chứng khoán trên toàn cầu là ví dụ nổi bật cho vấn đề này.

Nếu giá cả gần như không thể dự báo trong vài ngày hay vài tuần tới, thì không phải sẽ khó dự báo hơn trong nhiều năm tiếp theo sao? Câu trả lời là không phải thế, Robert Shiller đã khám phá ra vào những năm đầu của thập niên 80 thế kỷ 20. Ông ấy đã phát hiện rằng giá chứng khoán biến động nhiều hơn cổ tức của doanh nghiệp, và chỉ số giá cả trên cổ tức có xu hướng giảm khi cổ tức cao và tăng khi cổ tức thấp. Mẫu hình này tồn tại không chỉ cho chứng khoán, mà còn cho cả trái phiếu và những tài sản khác.

Một tiếp cận có thể giải thích những phát hiện này là, vì phản ứng của những nhà đầu tư hợp lý đối với sự bất ổn giá cả. Một suất sinh lợi cao trong tương lai được nhìn nhận như một phần bù đắp cho việc giữ những tài sản rủi ro trong suốt thời gian mà họ không biết trước sẽ như thế nào.

Lars Peter Hansen đã phát triển một phương pháp thống kê đặc biệt thích hợp để kiểm tra những lý thuyết hợp lý của định giá tài sản. Sử dụng phương pháp này, Hansen và những nhà nghiên cứu khác đã phát hiện những chỉnh sửa của những giả thuyết đó là một bước tiến dài để giải thích giá cả các tài sản.

Cách tiếp cận khác tập trung vào xuất phát điểm của hành vi hợp lý. Gọi là tài chính hành vi xét đến những hạn chế của tổ chức, chẳng hạn như giới hạn về vay mượn, cái ngăn cản những nhà đầu tư khôn ngoan trong giao dịch đối với bất kỳ việc định giá bất hợp lý nào trong thị trường.

Những người đoạt giải đã đặt nền móng cho sự hiểu biết gần đây về định giá tài sản. Nó dựa một phần vào những sự biến động trong rủi ro và thái độ đối với rủi ro, và một phần dựa vào những thiên hướng hành vi và những rào cản thị trường.

Bài liên quan: Nobel kinh tế 2013

Nguồn: finandlife|Nobelprize.org

Tags:

Economics

Giải Nobel kinh tế năm 2013

by finandlife15/10/2013 08:56

Như vậy giải Nobel kinh tế năm nay đã có chủ, giải thuộc về ba nhà kinh tế học: Fama, Hansen và Shiller. Trong ba nhà kinh tế học đoạt giải năm nay, chúng ta khá quen thuộc với Fama và Shiller. Fama khá nổi tiếng với lý thuyết thị trường hiệu quả, khá nhiều nghiên cứu của Ông được biên tập và giảng dạy chính thức trong những môn học về tài chính như mô hình 3 nhân tố, CAPM mở rộng… Trong khi đó, Shiller lại đi tìm những luận chứng cho thấy thị trường hiệu quả là điều không tưởng.

Dưới đây là một số nhận xét về giải năm nay của một số nhà kinh tế và nhà báo.

“Giải Nobel cho Fama người đã dẫn dắt hàng triệu người tin rằng thị trường tài chính là hoàn hảo và giải Nobel trao cho Shiller người đã cho thấy điều ngược lại. Thật mâu thuẫn”

Tim Harford

“Đó là một chế diễu (jibe/gibe) chống lại kinh tế học, đó là lĩnh vực duy nhất nơi mà hai người cùng dành giải Nobel có suy nghĩ và quan điểm rõ ràng trái ngược nhau”

Krugman

“Trong ba nhà kinh tế đoạt giải Nobel năm nay, hai ông Eugene F. Fama và Robert J. Shiller có quan điểm trái ngược nhau. Fama là cha đẻ cái lý thuyết “thị trường hiệu quả” (đại khái nói giá chứng khoán trên thị trường đã phản ánh hết mọi thông tin nên không có cách gì đánh bạc với thị trường). Chính vì lý thuyết này mà thị trường Mỹ trong nhiều năm dài đã nới lỏng các quy định, giới tài chính cũng xây dựng các mô hình rủi ro một cách chủ quan. 

Shiller đã phải thốt lên rằng giả thuyết thị trường hiệu quả (efficient market hypothesis) là “một trong những sai lầm đáng kể nhất trong lịch sử tư duy kinh tế học” (one of the most remarkable errors in the history of economic thought). Còn Warren Buffett thì dí dỏm bảo: “Tớ đã thành kẻ du thủ du thực ngoài đường cầm ca nước [xin tiền] nếu thị trường luôn hiệu quả”. Trong khi Shiller nhiều lần cảnh báo về các bong bóng chứng khoán, bong bóng bất động sản, Fama thì không tin có cái gọi là bong bóng. Ông cho rằng thị trường tài chính là nạn nhân của suy thoái kinh tế chứ không phải là kẻ gây ra suy thoái.

Ghép hai ông này lại trao chung một giải với một ông nữa không liên quan gì nhiều lắm là chuyện lạ.

Nguyễn Vạn Phú 

Nguồn: finandlife

 

Tags:

Economics

Các giám đốc quản lý quỹ nhìn nhận tháng 12/2013 là thời gian FED sẽ bắt đầu taper

by finandlife14/10/2013 09:13

Theo kết quả khảo sát các giám đốc quỹ của BofA Merrill Lynch vào tháng 10, các quản lý quỹ hầu hết cho rằng thời gian FED sẽ cắt giảm chương trình QE3 là vào tháng 12 năm 2013 (37%), 31% cho rằng taper sẽ diễn ra từ tháng 01/2014.

 

 

 

Theo đó, hành động đầu tư được quan tâm nhiều nhất là, 29% vào chứng khoán Mỹ, 23% vào bán trái phiếu Mỹ, 21% đặt cược vào cặp tiền tệ USD/JPY…

Nguồn: finandlife|Businessinsider

Tags:

Economics

Đâu là hạnh phúc bạn đang có

by Life13/10/2013 09:33

"Chúng ta chỉ cảm thấy giá trị thật sự của hạnh phúc cho đến khi chúng ta đã đánh mất hoặc sắp sửa mất nó"

Vị vua nọ đang đi công du trên một chiếc tàu thì gặp cơn bão lớn. Gió to, sóng dữ gầm thét như muốn quật đổ những cột buồm và nuốt chửng con tàu. Một người trong đoàn tùy tùng nhà vua trước đây chưa từng ra biển nên vô cùng hoảng sợ. Anh ta khóc thét lên trong nỗi sợ hãi và mỗi lúc một to hơn. Không ai trên tàu có thể trấn an anh ta được.

Trong cơn giận dữ nhà vua thét lên:

- Có ai ở đây có thể làm cho tên hèn nhát kia câm miệng lại được không?

Ngài hỏi đến lần thứ ba, vẫn không một ai trong đám cận thần lên tiếng. Cuối cùng có một người bước ra, ông ta là một hành khách trên tàu.

- Tôi nghĩ là tôi có thể khiến cho anh ta im lặng nếu tôi được tòan quyền làm điều đó.

Một thoáng do dự, nhưng vì nóng lòng muốn biết cách của người hành khách đó nên nhà vua ra lệnh:

- Làm ngay đi! Ta cho phép nhà ngươi.

Người khách liền ra lệnh những người lính ném anh ta xuống biển. Rơi xuống biển lạnh giá đầy sóng lớn, anh ta gào lên khiếp sợ và vùng vẫy trong hoảng loạn, cố tìm mọi cách ngoi lên mặt nước. Ít giây sau, người khách cho thả phao kéo anh ta lên. Khi bám được thành tàu, dù mệt rũ rượi và nét mặt lộ rõ vẻ kinh hoàng, nhưng anh ta đã hoàn toàn im lặng.

Quá ngạc nhiên và ấn tượng về những gì vừa diễn ra, nhà vua bèn hỏi người khách lạ tai sao anh ta có thể biết trước được như vậy. Người khách đáp:

- Chúng ta không bao giờ nhận ra những điều bình dị mà quý giá đang có trong mọi tình huống, cho đến khi chúng ta rơi vào một tình trạng thực sự tồi tệ hơn.(truyenngan.com.vn)

Tags:

StoriesofLife

Nước mắt rơi chung

by Life13/10/2013 09:26

Bạn rơm rớm nói, ông tặng cái chết của mình cho người dân như một cơn mưa phúc lành. Họ, cũng như bọn tôi, ẩn nỗi tiếc thương ông già rực rỡ đó, thấy tâm hồn mình bỗng dưng liền sẹo, bâng khuâng vì ý nghĩ mình cũng còn khả năng khóc cho một người dưng.

Bạn nói có thể chị đàn bà đứng nức nở trên phố Hoàng Diệu ấy vừa đóng quầy may sẵn ở chợ Đồng Xuân, bạn đã bị chị mắng một lần vì "nói giọng miền Nam mà còn mặc cả". Có thể người đàn ông mếu máo đặt mấy bông cúc vàng ở hàng rào ngôi nhà số 30 kia vừa chạy xong cuốc xe ôm, bạn đã từng bị anh chở đi đường vòng để lấy tiền cho ngọt. Nhưng những va quệt đã từng gặp phải trên đất Hà Nội đã trôi hết, xí xóa hết trong bạn vì những người đã đến khóc trước nhà vị tướng vừa qua đời, trong bản tin tối.

Ti vi trong quán ăn tiếng được tiếng mất, nhưng bọn tôi chừng như nghe được tiếng nước mắt chảy. Không chỉ từ những gương mặt lướt qua trên màn hình, mà còn từ những người không xuất hiện trên ti vi như bạn, hay từ trong lòng những người giả bộ mình cứng cỏi, như tôi. Tự nhận là già rồi, nghi ngờ cả nước mắt, nhưng bạn nói lần này bỗng tin những người kia cảm động thật lòng. Mà ông tướng đó cũng không phải ruột thịt, hay họ hàng xa, hay láng giềng ở cạnh nhà. Ông giỏi thì khỏi nói, cái đó cả thế giới chịu rồi, "nhưng tụi mình đâu phải thương chỉ mỗi chuyện đó", bạn quệt cùi tay chùi nước mắt, nói, "nghĩ tới ông như là nghĩ tới ông nội mình, không hề có cảm giác xa xôi vĩ đại". Bàn bên mấy anh đòi nợ mướn cũng thôi chửi thề một con nợ khó nhằn, một anh buột miệng "nhìn ổng hiền như con cọp ăn chay". Màn hình đông chừng mười lăm giây nụ cười hồn hậu của ông tướng. Tự biết trong lòng người dân, hình ảnh ấy còn đọng lại rất lâu.

Bạn tôi tin hồi tại thế ông sống như mình có, không cố ý sống sao cho dân phải khóc khi lìa cõi tục. Tự nhiên từ khí chất. Thấy ông tưới phong lan, cũng lui cui như ông già kế bên nhà. Thấy nụ cười, biết rằng những oan khuất nhục vinh đã bị ông phẩy tay bỏ lại. Chỉ dân là ông không quên, khi thỉnh thoảng gửi báo những bài viết tâm huyết đóng góp cho chính sách dân sinh.

Mấy hôm trước cà phê sáng với nhau bạn còn kêu xã hội nhìn đâu cũng rẽ chia xáo xác. Sẵn sàng cãi nhau vì một cuốn sách, ông xài điện thoại Mỹ tôi dùng điện thoại Hàn, vì em mê nhạc sến anh thích sang. Cảm giác loạn lạc từ chính trường cho tới từng mái ấm, từng cái tổ của mỗi người. Đi bên bờ vực ai không chịu được nấy rơi, tưởng không có gì ngăn lại được dòng người chèn lấn. Bỗng tất thảy họ dừng lại chỉ vì một hơi thở vừa dứt vô phương

nối lại. Bạn rơm rớm nói, ông tặng cái chết của mình cho người dân như một cơn mưa phúc lành. Họ, cũng như bọn tôi, ẩn nỗi tiếc thương ông già rực rỡ đó, thấy tâm hồn mình bỗng dưng liền sẹo, bâng khuâng vì ý nghĩ mình cũng còn khả năng khóc cho một người dưng.

Cách khóc mỗi người mỗi khác, có người tận nhà ông già cúi đầu đặt bó hoa, người ở xa ngồi trước ti vi lén kéo chéo áo lau đuôi mắt, người nuốt trộng vào lòng, người lại thở hắt ngậm ngùi "rồi ai cũng về, người ở đến gần một trăm lẻ ba năm chớ đâu ít ỏi gì, mà sao ai cũng tiếc. lại có người ở mới sáu mươi mà dân ngán ngẩm thôi rồi". Chỗ này chỗ kia, tiếng khóc chưa bao giờ tạnh của những người trót sinh ra trên đời này, nhưng không mấy khi cả triệu người cùng chung một niềm mất mát.

Bạn nói có bốn trong mười phần nước mắt đã chảy ra, chúng ta khóc cho việc sau này chẳng còn ai đủ lớn để dân còn có thể thương chung, khóc cùng. Cúi đầu trước ông, cũng đồng nghĩa bày tỏ thái độ với những ông quan còn đang sống.(truyenngan.com.vn)

Tags:

StoriesofLife

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu