FED cắt giảm 10 tỷ USD chương trình QE

by finandlife21/12/2013 09:26

Ngày 19 tháng 12 năm 2013, Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ đã thông báo giảm bớt chương trình mua tài sản dài hạn 10 tỷ USD 1 tháng xuống còn 75 tỷ USD từ tháng 1 năm 2014. Ngay lập tức lãi suất trái phiếu 10 năm đã tăng vài điểm cơ bản và đồng Đô biến động.

Báo cáo mới của FED khá lạc quan, báo cáo đã cho thấy triển vọng kinh tế và thị trường lao động đã sắp được cân đối.

Trước đây, khi FED đưa ra các chương trình nới lỏng định lượng, FED đã cam kết phải đạt được 2 mục tiêu, mục tiêu thứ nhất là đẩy chỉ tiêu tiêu dùng cá nhân lên mức 2% (PCE được hiểu như CPI), mục tiêu thứ hai là đưa tỷ lệ thất nghiệp giảm về mức 5.6%. Đến nay, mục tiêu thứ hai có vẻ khá thuận lợi, thất nghiệp đang trong xu hướng giảm về mức này, trong khi đó, mục tiêu thứ nhất có vẻ xa vời. Vậy tại sao FED vẫn đưa ra quyết định cắt giảm chương trình mua vào tài sản? 

Deutsche Bank cũng có dự báo về tỷ lệ thất nghiệp về 6.5% cuối 2014, 6% cuối 2015

 

Benn Steil cho rằng, FED có quan tâm hơn chỉ tiêu lao động và giảm sự quan trọng của chỉ tiêu giá cả. Bởi vì, nếu FED cho rằng 2 chỉ tiêu này có mức độ quan trọng như nhau thì có vẻ mục tiêu tổng thể của FED có xu hướng ngày càng xấu đi trong 4 tháng liên tiếp vừa qua, biểu đồ nhỏ góc bên trái biểu đồ lớn cho thấy điều này.

Ngoài ra, FED có vẻ còn theo đuổi một mục tiêu khác nữa, đó là ổn định tài chính, phát biểu của Ben Bernake vừa qua cho thấy điều này “Tôi không nghĩ bạn có thể hoàn toàn bỏ qua sự ổn định tài chính khi điều hành chính sách tiền tệ”. 

Bài liên quan:

Nguồn: finandlife|Marc To Market|Sober Look

Tags: ,

Economics

Chú hề

by Life20/12/2013 16:36

Người ta nói rằng người lạc quan là người cô độc vì họ lúc nào cũng tỏ ra vui vẻ, cố mang lại niềm vui cho mọi người.

-------------------------------------------------------------

Ngày xửa ngày xưa, có một chú hề làm nghề mua vui cho mọi người. Chú không thể nói chuyện, mà cũng chẳng thể biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt của mình được. Trên mặt chú lúc nào cũng chỉ có nụ cuời vui hạnh phúc - một nụ cười giả tạo mà câu căm ghét. Và mấy ai biết được nỗi cô đơn trong lòng của chú chứ.

Ngày qua ngày, làm trò hề cho thiên hạ, lòng chú nặng trĩu bao nỗi niềm mà hề ta chẳng biết nguyên cớ làm chi. Có lẽ bởi vì chú nhớ người chủ đầu tiên của mình - người mà đã từng nâng niu giữ gìn chú như một người bạn thân từng ấy năm trời, thế mà... .thời gian thay đổi tất cả. Cậu từ bỏ chủ. Ngồi ngẫm nghĩ lại ngày xưa mà lòng cậu bồi hồi xao xuyến.

Thế rồi một ngày kia, ông bụt lại hiện ra như trong bao chuyện cổ tích, rồi ông gặn hỏi bao điều, rồi ông cũng ban cho cậu một điều ước---cậu sẽ đựơc biểu hiện cảm xúc của mình, cậu sẽ được khóc, được cười, được nhìn thẳng vào mắt của người đối diện mà nói rằng: Tôi buồn, tôi vui, tôi mệt mỏi, tôi hạnh phúc...

Nhưng mọi chuyện không diễn ra như ý chú muốn. Không còn ai đến xem chú diễn cả, họ la lối, quát tháo, họ không thích những giọt nước mắt của chú. Họ không thích nhìn người khác khóc, vì mọi người đều xem nỗi đau của mình là lớn nhất và không ai muốn nghe vấn đề của người khác cả. Và hề cũng vậy. Chú cảm thấy hoang mang, hoảng sợ truớc sự nổi giận của khán giả. Và chú quyết định quay về như ngày xưa - cái ngày mà chú làm trò mua vui cho nguời khác.

Nhưng lạ thay, truớc khi khuôn mặt của hề nở nụ cười giả tạo, bỗng từ đâu một giọt nước mặt tuôn trào và lăn dài rồi đọng lại trên má cuả hề. Và từ đó hề có một khuôn mặt nửa buồn nửa vui. Nhưng không ai thấy đươc giọt nuớc mắt kia của hề - giọt nước mắt mà chính hề cũng lãng quên.

Thế là cuộc sống vẫn tiếp tục, mọi người vẫn cố trốn chạy nỗi buồn của thế giới một nỗi buồn làm con tim đau đớn nỗi buồn của tình yêu nỗi buồn của sự mất mát nỗi buồn của thất vọng .....và giọt nước mắt của hề vẫn tồn đọng trên khuôn mặt của chú hề ta hữu hình mà vô hình...

Người ta nói rằng người lạc quan là người cô độc vì họ lúc nào cũng tỏ ra vui vẻ, cố mang lại niềm vui cho mọi người mà đâu biết rằng chính sự lạc quan cuả họ từ từ biến họ thành một chú hề, một chú hề chuyên mua vui cho người khác...rồi từ từ chú hề ấy không còn dám thể hiện niềm vui nỗi buồn thực sự cuả mình nữa...

Và mọi người cũng chỉ còn nhìn thấy vẻ mặt lúc nào cũng tươi cười cuả chú hề ấy mà người ta quên rằng trên gương mặt ấy có một giọt lệ...(truyenngan.com.vn)

Tags:

StoriesofLife

Thiên thời

by finandlife20/12/2013 11:07

Điều tra mới nhất của McKinsey Global  (tháng 12 năm 2013) cho thấy điều kiện kinh tế hiện tại đang tốt hơn khá nhiều so với 6 tháng trước.

Biểu đồ 1

 

Biểu đồ 2

 

Biểu đồ 3

 

Biểu đồ 4

 

Biểu đồ 5

 

Biểu đồ 6

 

Nguồn: finandlife| McKinsey Global  

Tags:

Economics

HAG Tour tháng 12 năm 2013 - Thông tin

by finandlife20/12/2013 10:31

Finandlife xin tóm lượt báo cáo của Analyst Nguyễn Trung Hòa, Maybank Kimeng về những thông tin đáng quan tâm trong chuyến thăm dự án của HAG vào tháng 12 năm 2013.

-----------------------------------------------------------

HAG đặc biệt chú trọng đến yếu tố “lợi thế về quy mô”. Mức độ tập trung của dự án mía đường và cao su rất cao: 10.000 ha diện tích của dự án mía đường và hơn 25.000 ha diện tích dự án cao su tại Lào tập trung tại cùng 1 khu vực rộng lớn. Nhờ đó HAG dễ dàng “cơ giới hóa” các dự án này và đây là lợi thế mà rất ít công ty mía đường hoặc cao su nào có được.

Mía đường.

Dự án mía đường gần 10.000ha của HAG đã cho thành quả đầu tiên trong năm 2013. HAG cho biết năng suất mía đạt khoảng 120 tấn/ha với chữ đường khoảng 14%. Trong 9T13 thì DT từ mía đường đạt 644 tỷ đồng (chiếm 32% tổng DT) với LN gộp biên lên đến 64%. Đây là nhân tố chính giúp HAG tăng DT và LN trong năm 2013.

Cao su.

HAG hiện đầu tư gần 50.000ha cao su tại Gia Lai (Việt Nam), Lào và Campuchia. Trong năm 2013 thì có hơn 4.500ha đã được đưa vào cạo mủ. Năng suất bình quân kỳ vọng của HAG khoảng 2,5-3 tấn mủ quy khô/ha. Đến 2016 thì có khoảng gần 30.000ha trong số diện tích này đang và sẽ được đưa vào cạo mủ. HAG chọn mẫu và cân thử thì 1 cây cho 2 lạng mủ trên 1 lần cạo, cứ 3 ngày cây được cạo mủ 1 lần, và cứ 10 kg mủ sẽ cho ra 3.5 kg cao su SVR thành phẩm.

Dầu cọ.

Hiện HAG đang trồng khoảng 6.000 ha diện tích dầu cọ, gồm 2.000 ha tại Lào và khoảng 4.000 ha tại Campuchia. Cây dầu cọ sẽ cho thu hoạch sau khoảng 2,5 năm kể từ khi trồng. Gần như 100% nhu cầu dầu cọ cho thị trường này đều phải được nhập khẩu từ Malaysia.

Chuỗi giá trị khép kín.

Công ty đã đầu tư 1 nhà máy tinh luyện đường RS có công suất 7.000 tấn mía/ngày, đảm bảo sử dụng hết 10.000ha diện tích mía nguyên liệu của công ty. HAG cũng đầu tư 1 nhà máy nhiệt điện để tận dụng phụ phẩm trong sản xuất đường là “bã mía” để phát điện. Nhà máy này có công suất 30MW, trong đó HAG chỉ sử dụng khoảng 20% và phần còn lại được bán cho chính phủ Lào với giá $6 cent/kwh. Ngoài ra, HAG cũng đang có kế hoạch đầu tư thêm 1 nhà máy sản xuất cồn để sản xuất cồn từ mật rỉ (phụ phẩm trong sản xuất đường) và 1 nhà máy phân bón để sản xuất phân bón từ bã bùn (phụ phẩm trong sản xuất đường). Cuối cùng HAG đã đầu tư 1 nhà máy xử lý nước thải công suất khoảng 600m3/ngày để xử lý nước thải từ nhà máy đường. Nước thải sau khi xử lý sẽ được tái sử dụng để tưới nước cho cây mía thông qua hệ thống tưới nước nhỏ giọt.

Từ cây cao su đến sản phẩm cao su SVR 10, 20: bên cạnh gần 50.000ha diện tích cây cao su, HAG hiện đang có 1 nhà máy chế biến mủ cao su công suất 25.000 tấn mủ quy khô/năm tại Lào. Sản phẩm của nhà máy này chủ yếu là mủ khối SVR 10, 20 được sử dụng để sản xuất săm lốp.  

Hệ thống tưới nước nhỏ giọt – yếu tố tạo nên sự khác biệt

Đây là công nghệ được HAG nhập khẩu “100%” từ Israel và là công nghệ tiên tiến hiện nay. Ưu điểm của công nghệ này là đảm bảo cung cấp “đủ nước” cho cây mía và cao su theo cách “tiết kiệm nước” và chi phí tối đa. Cụ thể mỗi vị trí tưới sẽ cung cấp khoảng 1 lít nước/giờ cho cây mía và khoảng 2 lít nước/giờ cho cây cao su, đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây trong mùa khô. Chi phí đầu tư cho hệ thống tưới nước nhỏ giọt này khoảng 2.000 đô-la/ha mía và khoảng 700 đô-la/ha cao su. Nhờ được cung cấp đủ nước mà cây mía có thể phát triển liên tục 12 tháng trong năm và nhờ vậy năng suất và chữ đường cao hơn. Tương tự đối với cây cao su, nhờ được cung cấp đủ nước mà thời gian đưa vào khai thác sớm hơn, thời gian cạo mủ trong năm dài hơn và do đó năng suất cao hơn.

Sử dụng công nghệ trong chăm sóc Nhờ có hệ thống tưới nước nhỏ giọt mà HAG có thể chăm sóc cây mía và cao su theo cách không thể tiết kiệm hơn. Theo đó, HAG sẽ tiến hành phân tích mẫu đất để xác định nhu cầu dinh dưỡng thật sự của cây. Sau đó, phân bón hoặc dinh dưỡng sẽ được pha vào hồ chứa nước và cung cấp trực tiếp cho cây trồng thông qua hệ thống tưới nước nhỏ giọt.

Ưu điểm của phương pháp này là cây trồng có thể hấp thụ “đúng và đủ” nhu cầu dinh dưỡng và không cần phải tốn nhiều chi phí nhân công. Vì vậy, chi phí chăm sóc cây mía và cao su của HAG thấp hơn rất nhiều so với các công ty trong ngành tại Việt Nam và Thái Lan.  

Năng suất cao nhất trong khu vực

Theo ước tính toán của công ty thì năng suất mía của HAG đạt khoảng 120 tấn/ha, với chữ đường (CCS) đạt khoảng 14% và năng suất cao su có thể đạt khoảng 2,5-3 tấn mủ quy khô trên mỗi ha.

Năng suất này cao hơn rất nhiều so với khoảng 65 tấn/ha với mức ccs dưới 10% tại Việt Nam và so với khoảng 77 tấn/ha với chữ đường khoảng 10,4% tại Thái Lan (Nguồn: FAS). Tương tự, năng suất cao su cao hơn nhiều so với năng suất bình quân khoảng 1,7-1,8 tấn/ha tại Việt Nam.  

Cơ giới hóa khâu thu hoạch

HAG hiện có khoảng 10 máy thu hoạch mía, mỗi máy thu hoạch có thể thay thế từ 20-50 lao động. Mía sau khi thu hoạch sẽ được chở thẳng về nhà máy để ép. Nhờ vậy, HAG vừa có thể tiết kiệm được chi phí nhân công khá lớn vừa duy trì được chất lượng mía sau khi thu hoạch nhờ thời gian và khoảng cách vận chuyển ngắn.

Giá thành sản xuất rất cạnh tranh

Theo HAG thì giá thành sản xuất đường của công ty khoảng 4,7 triệu đồng/tấn, thấp hơn khoảng 41% so với mức giá khoảng 8 triệu đồng/tấn tại Thái Lan và thấp hơn khoảng 61% so với mức giá khoảng 12 triệu đồng/tấn tại Việt Nam.

Tương tự, giá thành cao su của HAG cũng chỉ ở mức khoảng 23 triệu đồng/tấn (theo công bố của công ty), thấp hơn khoảng 40% so với giá thành khoảng 40 triệu đồng/tấn của Cao su Đồng Phú, công ty có tỷ suất lợi nhuận tốt nhất tại Việt Nam hiện nay.

Nông nghiệp trở thành ngành trọng điểm

 

 

Link full ở đây

Nguồn: finandlife|Maybank Kimeng

Tags: ,

Stocks

Loại trừ yếu tố lạm phát, VN-Index vẫn đang "vật lộn" ở vùng gần thấp nhất lịch sử

by finandlife15/12/2013 08:35

VN-Index hiện đang ở vùng 510 điểm, nhưng nếu loại trừ yếu tố lạm phát, VN-Index hiện tại chỉ tương đương mức 173.17 điểm.

Dù chậm rãi nhưng VN-Index đến những ngày đầu tháng 12/2013 vẫn tăng 23% năm thứ 2 liên tiếp, đủ làm mát lòng các nhà đầu tư.

Tuy vậy, cũng vì đã chứng kiến không biết bao nhiêu lần thăng trầm của thị trường, các nhà đầu tư dường như ngày càng đa cảm hơn. Trước mỗi đợt tăng điểm, họ luôn tự hỏi “liệu ngày vui có qua mau?”. Cũng khó mà phản bác họ, khi mà thị trường cứ tăng trong lúc tình hình kinh tế vĩ mô và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa cải thiện nhiều như họ mong đợi.

Mặc dù không dám mong đưa ra được câu trả lời cụ thể, chúng tôi hy vọng những dữ liệu và phân tích dưới đây sẽ giúp ích phần nào cho các nhà đầu tư khi dự đoán những diễn biến tiếp theo.

Tốc độ tăng trưởng thực của VN-Index còn thấp …

Nếu chỉ nhìn vào mức tăng điểm của VN-Index trong 2 năm qua, người ta dễ có cảm nhận rằng thị trường đã tăng quá nhanh so với các yếu tố cơ bản của nền kinh tế và của doanh nghiệp. Trên thực tế, tốc độ tăng trưởng thực của VNIndex từ khi thành lập cho đến nay khá thấp, chỉ đạt mức tăng trưởng kép 12.8%/năm. 

Hình 1: VN-Index từ năm 2000 đến nay 

Mức tăng trưởng này chắc chắn không làm hài lòng các nhà đầu tư nước ngoài khi khi quyết định bỏ vốn vào một thị trường rủi ro như Việt Nam. Theo tính toán của Aswath Damodaran (giáo sư tài chínhcủa Stern School of Businessthuộc New York University), phần bù rủi ro vốn cổ phần ở Việt Nam lên đến 12%, có nghĩa là nhà đầu tư nước ngoài kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam phải tăng trưởng thực trên 12% mới có thể bù đắp rủi ro mà họ chấp nhận.

… và còn thấp hơn sau khi loại trừ lạm phát

Không chỉ có vậy, nếu loại trừ yếu tố lạm phát, VN-Index chỉ còn tăng thực ở mức 4.1%/năm tính từ năm 2000 đến nay. 

Hình 2: VN-Index sau khi loại trừ lạm phát từ năm 2000 đến nay

VN-Index hiện đang ở vùng 510 điểm, cao nhất từ năm 2011 đến nay và cao hơn mức trung bình 404 điểm trong suốt quá trình hoạt động, nhưng đồ thị trên lại cho thấy thị trường cuối năm 2013 vẫn đang vật lộn ở vùng gần mức thấp nhất trong lịch sử.

Quả thật, nếu loại trừ yếu tố lạm phát, VN-Index hiện tại chỉ tương đương mức 173.17 điểm, thấp hơn 31.9% so với mức trung bình và thấp hơn 14% so với mức trung vị của chỉ số này.Do lạm phát cao trong giai đoạn vừa qua, con số thật sự mà nhà đầu tư nhận được sau trượt giá cònkhá khiêm tốn.

Chỉ số P/E của thị trường cũng chưa hẳn là đã cao 

Hình 3 : P/E của VN-Index từ 2009 đến nay 

Nhìn vào mức tăng tuyệt đối của VN-Index (như chúng tôi đã đề cập ở trên), không ít nhà đầu tư cho rằng P/E của thị trường hiện nay đang ở mức đắt đỏ.

Tuy nhiên, nếu so sánh với dữ liệu quá khứ, chúng ta sẽ thấy không hẳn là như vậy. Chỉ số P/E của VN-index hiện tại là 12,8 lần, thấp hơn so với mức bình quân 13,1 lần nếu tính từ năm 2009 đến nay.

Mặt khác, P/E của VN-Index cũng đang thấp hơn phần lớn các chỉ số trong khu vực như STI của Singapore (13,7), KLCI của Malaysia (17,14), SET của Thailand (15,14), PSEi của Philippines (19,4) và JCI của Indonesia (19).

Còn chậm, nhưng đang tốt dần lên

Thực tế cuối cùng mà chúng tôi muốn đề cập là tình hình chung đang tốt dần lên.

Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết và các chỉ số kinh tế vĩ mô trong thời gian qua cho thấy nền kinh tế đang phục hồi, mặc dù tốc độ phục hồi còn chậm. 

Doanh thu và lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2013 của các doanh nghiệp niêm yết lần lượt tăng 9.6% và 11.8% so với cùng kỳ năm 2012, tăng trưởng GDP quý 3/2013 cũng có sự cải thiện hơn so với 2 quý liền trước.

Mức tăng trưởng thực khiêm tốn của VN-Index một mặt cho thấy khó khăn của thị trường Việt Nam trong những năm qua, mặt khác cũng cho thấy tiềm năng tăng trưởng của thị trường cỏn rộng mở khi nền kinh tế phục hồi.

Trong bối cảnh đó, thị trường Việt Nam lại đang có lợi thế nhất định nhờ rẻ hơn tương đối so với khu vực, đồng thời nền kinh tếđang có những dấu hiệu cải thiện khá rõ ràng, mặc dù tốc độ còn chậm.

Do vậy, chúng tôi cho rằng diễn biến trong thời gian tới sẽ thiên về kịch bản tích cựcvà “ngày vui” sẽ không dễ qua mau.

Link trên Cafef ở đây.

Nguồn: finandlife|Cafef

Tags: , ,

Economics | StockAdvisory

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu