Thị trường sẽ vào giai đoạn phân hóa

by finandlife26/02/2014 16:00

Sau khi thị trường vượt đỉnh hộp hôm 12/2/14, VNIndex tiếp tục ghi nhận sự tăng điểm. Nhưng quá trình tăng điểm này bắt đầu gian nan hơn trước và phiên kỷ lục mới về khối lượng giao dịch ngày 20/2/14 là một hồi chuông cảnh báo cho xu hướng phân hóa sắp tới.

 

Vậy phải làm thế nào trong thời gian tới?

Thị trường chứng khoán như 1 dòng suối, chảy qua rồi thì hãy chấp nhận nó đã qua. Tâm lý của nhà đầu tư rất khó lý giải, và nó cũng chính là cái nét hay, tạo nên thị trường với muôn màu sắc thái. Rất nhiều nhà đầu tư có chút tiếc nuối khi nhìn lại lịch sử tăng giá 2 tháng vừa qua của thị trường, họ bắt đầu điệp khúc “giá như…”, giá như tôi cầm hết nhà cửa để mua cổ phiếu 2 tháng trước thì giờ này tôi đã sung sướng rồi.

Nhưng các bạn đừng làm liều nhé, nếu nhìn vào quá khứ oai hùng đó mà phát họa tương lai sắp đến tương tự như vậy có thể sẽ phải trả giá.

Thị trường đang tiếp cận mốc tâm lý nhạy cảm ở 600 điểm, qua mốc này thị trường có thể sẽ phân hóa mạnh. Mà cuộc chơi trong thời phân hóa sẽ là cuộc chơi của người chuyên nghiệp. Các bạn cứ để ý mà xem. Không giống như thời điểm tôi viết bài VN-Index vẫn đang "vật lộn" ở vùng gần thấp nhất lịch sử, P/E sàn Thành phố Hồ Chí Minh đã lên mức hơn 14 lần, đang cao hơn mức trung bình của lịch sử và không còn rẻ hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Do vậy, muốn tăng mạnh nữa, phải có những tin tức cực kỳ shock và dòng tiền vào cực kỳ khỏe.

Nếu không có hai nhân tố trên, thời kỳ phân hóa sẽ diễn ra trong thời gian tới. Khá nhiều nhà đầu tư đang nói đến nhóm ngành, nhưng tôi cho rằng “nhóm cổ phiếu đã gặp khó khăn trong khủng hoảng và đang phục hồi trở lại” mới chính là nhóm tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong 2014.

Danh sách những cổ phiếu cải thiện kinh doanh và tài chính liên tục 8 quý gần nhất có những cái tên rất quen thuộc như: PPC, CSM, DQC, LAF, S74…

Danh sách những cổ phiếu cải thiện mạnh kinh doanh và tài chính so với cùng kỳ năm trước có những cổ phiếu như: VHG, TCM, KLS, SCL…

Muốn tìm hiểu thêm, mời inbox vào hộp thư admin@finandlife.com

 

Nguồn: finandlife

 

Tags: , , , ,

Psychology | StockAdvisory

Một việc nhỏ

by Life25/02/2014 20:41

Tôi tạm biệt nàng và ra về trong tâm trạng vui buồn lẫn lộn. Buồn vì không có sách hay để tặng bạn. Vui vì làm được một việc mà người ta vẫn kháo nhau là "ga – lăng".

***

Phương châm sống của tôi là làm cái gì, bất cứ việc gì, đặc biệt là công việc từ thiện phải làm thật lớn, số tiền hiến tặng phải thật nhiều. Ban phúc cho thật nhiều người. Đó mới là "Đại nhân, đại đức" chứ ba việc quyên góp rẻ rúng những cắc tiền lẻ rời rạc từ năm trăm đồng, một ngàn, hai ngàn, ba ngàn, năm ngàn thì bình thường và nhỏ bé quá! Dường như nó không xứng đáng với cái tên gọi là "Gây quỹ từ thiện".

Thế rồi một hôm, khi tôi đang lủi thủi tìm sách để làm quà tặng cho người tình cũ - người mà tôi đã chia tay nhưng đến nay tôi vẫn chưa quên được. Chúng tôi đến với nhau dễ dàng và chia tay nhẹ nhàng, chóng vánh không lưu luyến, ướt át gì cả. Vì một lý do đơn giản là nàng nói rằng nàng không còn cảm giác. Dù vậy mùa giáng sinh và ngày lễ tình yêu năm nào tôi cũng mua một món quà nhỏ xinh xinh để tặng cho nàng với sự biết ơn thật lòng hơn là tình yêu. Còn nàng thì vẫn đón nhận chúng rất nồng nhiệt dù cho chúng tôi không thể quay lại và cùng nhau tiến xa hơn.

Trong lúc tôi đang lựa sách ở phía bên trái của kệ sách, thì có một người con gái trạc tuổi tôi đang chọn sách phía bên phải. Sau một hồi lâu sục sạo khắp hiệu sách Hiếu Học, tôi cũng tìm được nó. Thấy màu giấy khá đặc biệt – màu nâu như màu đất pha lẫn màu đất tôi cho tay lên kệ và khẽ lách ngón tay vào giữa khe hai quyển sách và đẩy nhẹ nó về trước thì tựa đề của cuốn sách lộ ra. Đây chính là cuốn tôi đang tìm. Tôi đang từ từ đưa tay lên lần hai để lấy nó xuống thì phía bên kia gáy sách cũng có một bàn tay khác đưa lên để lấy cuốn sách đó. Cả hai cùng nắm lấy cuốn sách và kéo nhẹ về phía mình nhưng cả hai đều giật mình và rút tay lại như chạm phải luồng điện. Lúc đó giữa kệ sách chỉ có một chiếc khe nhỏ nhưng cũng đủ để chúng tôi quan sát hành động của nhau. Sau một hồi phân vân, tôi quyết định đưa tay lên kệ sách lần hai! Quái lạ! Cô gái đó cũng làm vậy. Và tôi lại rụt tay lại. Nàng lại cũng rụt tay lại. Nhưng rụt đến nữa chừng tôi lại ngập ngừng co ngón tay lại một cách lưỡng lự. "Cứ tình hình này thì không ổn!" tôi nghĩ thầm. Vì đây là cuốn sách mà tôi đã săn lùng từ lâu rồi và cũng tốn rất nhiều thời gian và công sức. Đọc sách là một trong những thói quen đã ăn sâu vào máu của tôi. Thôi. Cuối cùng tôi cũng nhanh nhẹn cầm lấy trước. Nàng thì thẹn thùng đỏ bừng mặt, còn tôi thì không nói gì mà chỉ cảm thấy căng thẳng. Tôi chỉ nở một nụ cười kín đáo. Cười để che dấu sự khó xử của mình ấy mà. Cười cho sự trùng hợp đầy thú vị vừa rồi và chính nụ cười đó đã đưa chúng tôi xích lại gần nhau hơn.

Sau khi trao đổi với chủ hiệu sách thì tôi được biết là trong tiệm chỉ còn lại duy nhất một cuốn này với lại đây là thuộc hàng sách cổ nên khó kiếm lắm. "Lục khắp tất cả các hiệu sách của thành phố may ra cũng chỉ còn có cuốn này thôi!" – chủ hiệu sách và cũng là vị tiến sĩ văn học quả quyết. Đã về hưu nhưng "nghiện" sách không bỏ được. Bầu bạn với sách là thú vui thứ hai của ông ngoài sáng tác. Cuối cùng, tôi quyết định trả tiền và nhường lại cho nàng.

- Bác ấy nói trong tiệm chỉ còn mỗi cuốn này thôi à! Vậy thì bạn lấy đi. Tôi nhường cho bạn đó!

Nàng mừng quýnh và nhẹ nhàng nói lời cảm ơn rất nhỏ. Đủ để tôi nghe được. Tôi tạm biệt nàng và ra về trong tâm trạng vui buồn lẫn lộn. Buồn vì không có sách hay để tặng bạn. Vui vì làm được một việc mà người ta vẫn kháo nhau là "ga – lăng". Dù vậy, tôi vẫn thầm mong rằng lần sau tôi sẽ không phải gặp

những trường hợp như vậy kẻo phải tiếp tục "ga – lăng" kiểu Pháp nữa nếu không thì khốn khổ vì không có sách để tặng bạn.

Con người, dù là động vật bậc cao nhưng cũng hành động theo thói quen. Trước đây tôi đã là khách hàng trung thành với tiệm sách này nên rất khó đi đến tiệm khác và tôi đã trở nên thân thiết với ông chủ hiệu sách ở đây. Với lại tôi cũng không thích thay đổi lắm. Vì vậy tôi lại tìm đến chổ cũ mua sách. Bất ngờ vô cùng khi nghe bác ấy nói:

- Con bé mọi hôm mà cháu nhường lại sách cho nó ấy, nó có để lại cho cháu một bức thư và nhờ bác đưa cho cháu.

- Thật thế hả bác? Dạ! Cháu cảm ơn bác!

Ông chủ tiệm đưa phong thư cho tôi và cười đầy ngụ ý.

Về đến nhà thì sự hiếu kỳ của tôi đạt giá trị cực đại và tôi mở ngay phong thư. Những nét chữ đẹp, mềm mại, đều từ từ hiện ra:

"Chào cậu! Người bạn chưa quen biết!

Cảm ơn cậu vì tất cả và hơn hết vẫn là vì cuốn sách mà cậu đã nhường lại cho tớ hôm đó. Gom góp chút sức lực cuối cùng để đọc hết trọn bộ cuốn sách đó là nguyện vọng cuối cùng của anh trai tốt bụng của tớ – người mà ở tuổi đôi mươi đang dào dạt máu của tuổi thanh xuân lại phải nằm trên giường vì căn bệnh ung thư quái ác, từ ngày này qua ngày khác. Từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây ngẹt thở đếm từng tia hi vọng sống sót mong manh cuối cùng . Và biết trước cái chết đang treo lơ tửng trên đầu. Sợ là vậy nhưng anh tôi vẫn cố gắng gượng để hoàn thành tâm nguyện cuối cùng của mình. Và ngày hôm đó, đó là cuốn sách cuối cùng trong bộ sách đó. Bộ sách nằm trong tâm nguyện của đời anh. Chính nhờ sự giúp đỡ của cậu mà anh tớ đã hoàn thành được điều đó. Giờ thì anh ấy đã đi thật xa. Thay mặt anh trai, tớ xin cảm ơn cậu một lần nữa trước một nghĩa cử đây cao đẹp đó của cậu!

Chúc cậu những gì tốt đẹp nhất!

Thân chào!

Ký tên

Hoàng Dung"

Sững sờ trước những gì nàng vừa viết trong thư. Ôi! Không ngờ chỉ một hành động nhỏ nhặt như vậy của tôi mà lại có ý nghĩa với người khác như thế! Cuốn sách đó với giá chỉ có một trăm tám mươi ngàn (vừa bán vừa tặng vì tôi là khách quen và ông chủ cũng mến một "con mọt sách" như tôi) mà mang lại cho người khác .....

Thế là kể từ đó tôi không bao giờ khinh thường những hành động cao cả đẹp đẽ mà nhỏ bé nữa! Vì tuy là nhỏ bé nhưng giá trị thật lớn lao!(stThiệu Hoàng-truyenngan.com.vn)

Tags:

StoriesofLife

Facebook mua Whatsapp 19 tỷ USD: Qua góc nhìn định giá

by finandlife24/02/2014 14:31


Dưới đây là bài dịch của finandlife đối với bài “Facebook buys Whatsapp for $19 billion: Value and Pricing Perspectives”, trên blog Damodaran.

-----------------------------------------------

Sự khác nhau giữa giá và giá trị xoay quanh 2 vấn đề. Thứ nhất là quá trình định giá, khi mà giá một tài sản như chứng khoán, trái phiếu hay bất động sản được thành lập bởi sự gặp nhau của cung và cầu, với tất cả những yếu tố từ hợp lý đến bất hợp lý, ngay cả tâm lý hành vi. Thứ hai là quá trình của giá trị nơi giá trị của tài sản dựa trên những yếu tố cơ bản như dòng tiền, tăng trưởng và rủi ro. Nói ngắn gọn, những người chơi trò định giá sẽ là những nhà giao dịch và những người chơi trò giá trị sẽ là những nhà đầu tư, và không có phán quyết đạo đức nào cho cả 2. Thật nguy hiểm nếu bạn nghĩ mình có thể kiểm soát hay lý giải cách mà nửa kia hoạt động. Khi bạn mặc vào chiếc áo của nhà đầu tư, bạn có thể hoan mang những gì mà những nhà giao dịch làm và phản ứng, và khi bạn mặc vào chiếc áo của nhà giao dịch, bạn có vẻ như bị lừa bởi cách tiếp cận của những nhà đầu tư. Hãy thử nhìn lại thương vụ thâu tóm Whatsapp với mức giá 19 tỷ USD của Facebook, trong đó 15 tỷ USD đến từ cổ phiếu Facebook và 4 tỷ USD tiền mặt.

Cách nhìn của nhà đầu tư giá trị

Tôi sẽ bắt đầu với việc mặc vào cho mình bộ áo của nhà đầu tư, đơn giản vì tôi thấy thoải mái và hiểu nó tốt hơn. Hãy nhìn cơ bản doanh nghiệp để lý giải cho cái giá được trả, thật sự thì tôi không chỉ cảm thấy phù phiếm mà còn khó chịu, dưới đây là tại sao. Để biện minh cho cái giá 19 tỷ USD cho một công ty trên thị trường chứng khoán hiện nay, bạn sẽ cần công ty đó thu về khoảng 1.5 tỷ USD lợi nhuận sau thuế trong kịch bản tăng trưởng ổn định.

Giá trị vốn cổ phần = 19 tỷ USD

ROE được sử dụng để định giá vào ngày 01/01/2014 là 8% (đồng nghĩa với phần bù rủi ro vốn cổ phần sẽ là 5%, lấy ROE trừ đi 3% lãi suất phi rủi ro)

Thu nhập yêu cầu để có mức giá trên sẽ là 1.52 tỷ USD (19 tỷ USD * 8%)

Thuế suất thu nhập doanh nghiệp ổn định ở mức 30%, khi đó, lãi trước thuế sẽ là 2.17 tỷ USD.

Rõ ràng đây là kịch bản khá tích cực, trong trường hợp tỷ suất sinh lời yêu cầu lên 10% và bạn phải mất 5 năm để có thể đạt tới thời kỳ tăng trưởng ổn định thì lợi nhuận trước thuế tại năm thứ 5 phải lên đến 4.37 tỷ USD

Dưới đây là 3 con đường để dẫn đến những điểm thu nhập hòa vốn:

1.  Nếu công ty tiếp tục với mô hình kinh doanh hiện tại, cho phép người dùng dứng dụng tải về miễn phí và thu phí 1 USD mỗi năm và không tốn chi phí quản lý (điều nãy rõ ràng là không thực tế, nhưng hãy tạm chấp nhận thế), bạn sẽ cần 2.5 tỷ người dùng ứng dụng này.

2.  Có thể là ứng dụng này xuất chúng tới nỗi bạn có thể phải trả thêm phí mà khách hàng vẫn chập nhận sử dụng. Với lượng người dụng hiện tại, 450 triệu người, chi phí phả trả cho mỗi người dụng phải tăng từ 1 USD lên 5 USD một năm, và điều kiện không tốn bất kỳ chi phí quản lý nào khác vẫn giữ như ở trên.

3.  Giá trị có thể đến từ doanh thu quảng cáo từ cộng đồng Whatsapp, nhưng đây là điều khó khăn. Vì trên trang chính của ứng dụng này, người phát triển ứng dụng đã lý giải tại sao họ không quảng cáo. Tuy nhiên, có một cửa khác, Facebook tích hợp Whatsapp vào hệ thống của Facebook và quảng cáo chúng ở đó. Cứ cho là đi theo kịch bản đó, bạn vẫn phải tạo được ít nhất 2.2 tỷ USD lợi nhuận sau thuế từ quảng cáo đến những người dùng Whatsapp mới đạt điểm hòa vốn.

Như vậy, trong bộ đồ của nhà đầu tư giá trị, bạn có hai sự lựa chọn. Một là chấp nhận rằng đầu tư vào truyền thông xã hội không phải là trò chơi của bạn, hãy chuyển đến phần khác của thị trường, nơi bạn có thể ứng dụng những phân tích cơ bản. Hai là hãy chấp nhận những khó khăn trong việc lý giải giá cả hoặc phẫn nộ về bong bóng, không hợp lý và những nhà giao dịch ngắn hạn bán khống vì những tức giận đó. Tôi khuyên bạn đừng làm thế, nó không chỉ làm hại đến sức khỏe thể chất của bạn mà thậm chí còn làm hại đến sức khỏe tài chính của bạn.

Cách nhìn nhận của nhà giao dịch

Mặc vào chiếc áo của nhà giao dịch, Thương vụ Facebook thâu tóm Whatsapp không chỉ tạo hứng thú mà còn thật sự được nhìn nhận tích cực. Để hiểu tại sao, tôi phải thay đổi cách suy nghĩ từ những yếu tố cơ bản sang tập trung vào những yếu tố liên quan đến giá cả. Để tìm kiếm biến số định giá, tôi đã nhìn giá cả của những công ty truyền thông trên thị trường, những thước đo định giá so sánh.

Những công ty này có mô hình kinh doanh khác nhau và tôi còn phải nhìn nó dưới con mắt nhà đầu tư nữa, hãy nhìn nó bằn con mắt của nhà giao dịch thôi. Đơn giản là nhìn vào mối tương quan giữa đánh giá giá trị doanh nghiệp của thị trường với những thước đó khác.

Dựa trên ma trận tương quan này, tôi có những đúc kết sau:

1.    Số lượng người dùng là nhân tố tuyên quyết: Nhân tố chủ chốt giải thích sự khác nhau trong giá trị những công ty là số lượng người dụng.

2.    Những vấn đề về cam kết của người sử dụng

3.    Doanh thu dự phóng được định cao hơn so với doanh thu trên diện rộng.

4.    Tạo ra tiền là một vấn đề khác.

Vậy tiếp theo sẽ là gì?

1.    Nếu bạn là một nhà đầu tư, hãy dừng việc cố gắng lý giải những dịch chuyển trong giá cả của các công ty truyền thông xã hội, bằng các sử dụng những ma trận truyền thống – doanh thu, biên hoạt động và rủi ro. Bạn sẽ làm mình bị điên đấy. Quan trọng hơn, đừng bán khống để chờ đợi thị trường nhận ra rằng bạn đúng, vì rất có thể đến lúc thị trường cho thấy bạn đúng thì bạn đã phá sản mất rồi.

2.    Nếu bạn là một nhà giao dịch, hãy chơi trò định giá và dừng việc lừa dối chính mình bằng cách tin rằng đó là những yếu tố cơ bản. Tốt hơn hết bạn đừng kể lể về thu nhập tương lai của Facebook/Twitter/Linkedin, hãy tập trung những khuyến nghị mua/bán của bạn vào số lượng người dùng.

3.    Nếu bạn là một công ty và bạn muốn chơi trò định giá, tôi nghĩ rằng quan trọng nhất là tìm kiếm những biến số định giá những nhân tố gây ảnh hưởng và cố hiểu rõ những nhân tố đó.

Trở lại thương vụ Facebook và Whatsapp, dường như Facebook đang chơi trò định giá, và dấu hiệu nhận biết đó là thị trường sẽ trả tiền cho bạn nếu bạn có nhiều hơn thành viên. Đơn giản là thế này, Facebook đang có giá trị 170 tỷ USD, với 1.25 tỷ người dùng, tương đương 1 người dùng có giá trị 130 USD. Nếu Whatsapp có 450 triệu người dùng thì facebook sẽ có thêm 450 triệu người dùng (tất nhiên là sẽ có những người vừa dùng facebook vừa dùng whatsapp, nhưng đành chấp nhận vậy), khi đó giá trị của Whatsapp sẽ là 20.8 tỷ USD, lớn hơn con số 19 tỷ USD mà Facebook bỏ ra để mua Whatsapp. Đây là cách lý giải đơn giản nhất.

Thương vụ này có nguy hiểm không? Tất nhiên! Trước hết, rất có thể thị trường đang định giá cao giá trị của những thành viên tham gia mạng xã hội. Tuy nhiên, Facebook đã bảo hiểm bằng cách trả bằng một lượng lớn bằng cổ phiếu. Vì vậy, nếu một vài năm tới cổ phiếu mạng xã hội có về mặt đất thì Facebook đã trả giá cao cho Whatsapp nhưng cổ phần nó sử dụng để trả cho Whatsapp cũng đang bị định giá cao. Thứ hai, khi những công ty mạng xã hội di chuyển lên một chu kỳ mới, những biến mà những người giao dịch dùng để định giá chuyển thành tiền, những công ty này sẽ được đánh giá cao hơn.

Tóm lại

Với những nhà đầu tư nhìn nhận thương vụ Whatsapp như chứng cứ của sự phấn khích bất hợp lý, hãy nhớ rằng vẫn có những nhà giao dịch đang cười lớn với khoản lợi nhuận đang chảy về tài khoản ngân hàng của họ. Đơn gian, những nhà giao dịch nhìn những yếu tố cơ bản và định giá như những trò chơi được chơi bởi những người xa rời thực tế (eggheads) và học thuật, nhận thấy rằng cảm xúc và động lực tăng giá là những nhân tố chính dẫn dắt các công ty tryền thông xã hội hiện nay.

Đọc thêm bài: Facebook took over Whatsapp at 19 billion Dollars

 

Nguồn: finandlife|Dịch từ Blog Damodaran

Tags: ,

Economics | Psychology

Facebook took over Whatsapp at 19 billion Dollars

by finandlife20/02/2014 09:34

Oh my god! This is the biggest deal in the mobile chat apps. One week ago, we have heard about Viber which was bought by Rakuten at 900 million Dollars. But now, we are also more surprising when Facebook take over Whatsapp at 19 billion Dollars.

This is the message from Mark Zuckerberg, he wrote on his facebook entry.

---------------------------------------------

I’m excited to announce that we’ve agreed to acquire WhatsApp and that their entire team will be joining us at Facebook.

Our mission is to make the world more open and connected. We do this by building services that help people share any type of content with any group of people they want. WhatsApp will help us do this by continuing to develop a service that people around the world love to use every day.

WhatsApp is a simple, fast and reliable mobile messaging service that is used by over 450 million people on every major mobile platform. More than 1 million people sign up for WhatsApp every day and it is on its way to connecting one billion people. More and more people rely on WhatsApp to communicate with all of their contacts every day.

WhatsApp will continue to operate independently within Facebook. The product roadmap will remain unchanged and the team is going to stay in Mountain View. Over the next few years, we're going to work hard to help WhatsApp grow and connect the whole world. We also expect that WhatsApp will add to our efforts forInternet.org, our partnership to make basic internet services affordable for everyone. 

WhatsApp will complement our existing chat and messaging services to provide new tools for our community. Facebook Messenger is widely used for chatting with your Facebook friends, and WhatsApp for communicating with all of your contacts and small groups of people. Since WhatsApp and Messenger serve such different and important uses, we will continue investing in both and making them each great products for everyone.

WhatsApp had every option in the world, so I’m thrilled that they chose to work with us. I’m looking forward to what Facebook and WhatsApp can do together, and to developing great new mobile services that give people even more options for connecting.

I've also known Jan for a long time, and I know that we both share the vision of making the world more open and connected. I'm particularly happy that Jan has agreed to join the Facebook board and partner with me to shape Facebook's future as well as WhatsApp's.

Jan and the WhatsApp team have done some amazing work to connect almost half a billion people. I can’t wait for them to join Facebook and help us connect the rest of the world.

 

Nguồn: finandlife|Mark Zuckerberg

Tags: ,

Economics

Bệnh sĩ

by Life19/02/2014 21:14

(truyenngan.com.vn) Bà cụ bảo người con trai lấy những đồ ăn còn dư, mà hầu như còn phần nhiều bỏ vào túi, mang về.Một vài người nhìn ái ngại, xấu hổ thay cho... bà.

***

1. SĨ!

Hắn và bạn rủ người đẹp đi quán nước VIP Eden, một quán sang trọng mới mọc ở khu xóm. Khi tính tiền hắn và bạn tranh trả, đều rút tờ xanh polyme mới cáu (100.000đ), cùng đặt lên khay tính tiền. Cô tiếp viên quán đưa lại hắn một tờ, hắn đẩy tay đưa trả người bạn. Trả được tiền hắn cảm thấy vui và hãnh diện lắm.

Ra về, xe vừa dắt ra khỏi cổng quán, bỗng có tiếng rao ngọt ngào: "ai ăn đậu hũ, bánh đúc không?"

Chẳng cần nhìn hắn cũng biết tiếng của Mẹ, người đàn bà nghèo khó, quanh năm gánh bưng bán dạo khắp phố xóm, tích góp từng đồng.

Hắn rồ ga chở người đẹp vọt nhanh qua, vô tâm như người xa lạ.

100.000 đồng trả Eden hắn mới xin mẹ ban sáng để đóng tiền học thêm.

2. RA VẺ!...

Tiệm sửa xe máy của hắn ở đầu làng, ven tỉnh lộ, mỗi ngày thường "câu" được dăm chiếc đến vá xe, thay ruột... song hắn luôn tỏ vẻ là người bận rộn, làm không hết việc. Hắn có tay nghề, nhưng người quen biết "chê" hắn, sẵn sàng đi xa một chút mỗi khi cần sửa chữa xe, đơn giản vì hắn tính giá... "mắc tí".

Hắn có vợ, hai con, nhìn chung kinh tế... đủ sống. Vợ đang "nằm ổ" vì mới sanh em bé, kinh tế gia đình chật vật một chút, nhất là tháng cuối năm, chuẩn bị đón tết...

Anh cần đại tu con "lướt sóng" (Wave), chỗ "hàng xóm" thân quen, lại muốn "tế nhị" giúp hắn, nên mang xe ra tiệm hắn sửa.

- Ông đại tu cho tôi: thay nhớt, thay vỏ, đổi mới bộ sên, kiểm tra lại bộ thắng, hệ thống đèn... Kiểm tra, cái gì cần sửa thay, cứ tự nhiên dùm nhé. Chiều lấy hen, anh nói.

- Bác để sáng mai, khoảng 8-9 giờ ra lấy. Chiều em hẹn phải "thanh toán" mấy chiếc cho người khác, sợ không kịp.

- Ờ, cũng được. Ông nhớ xem kỹ kỹ nhé!

Sáng sau, đúng hẹn ra, "lướt sóng" anh vẫn nguyên cũ, còn hắn tay đầy nhớt, vừa thay xong ruột xe cho khách. Gặp anh, hắn vừa lấy rẻ áo lau tay, ra vẻ lắm việc:

- Bác thông cảm, nhiều xe quá, chưa làm cho bác được. Chắc chắn 3 giờ chiều xe bác xong.

Cố tình trễ hẹn 30 phút, anh ra tiệm hắn, "Lướt sóng" chỉ mới tháo bánh sau...

Bực thật!

3. SĨ... GÁI?

Anh, sinh viên năm cuối, kể ra thuộc hàng 'anh hai' của các lớp sinh viên.

Bộ ba 'em' mới quen thuộc hàng 'bé út'- lính mới, năm đầu, mới chập chững vào học.

Vấn đề là mấy em hiền- đẹp- dễ thương không thể tả. Vóc dáng em nào cũng 'cực chuẩn'.

Anh mời bộ ba người đẹp đi ăn cơm trưa. Vì tiếng là anh Hai, lại tiếng mời người đẹp, anh chọn quán cơm niêu nổi tiếng, sang tiếng nhất sân banh.

Ăn trưa xong, được đà anh Hai mời tiếp ba người đẹp vào quán cafe thuộc loại VIP, để tiếp ca hai.

Một bà cụ bán vé số vào mời.

Anh vốn không ưa vé số, rất ít mua vé số, thế mà hôm nay anh hào phóng mua tám vé, chia tặng mỗi người hai vé, vị chi hết tám chục ngàn đồng.

Anh đưa tờ một trăm. Bà cụ định thối trả hai chục. Anh chơi đẹp: thôi con biếu cụ!

Nghe chuyện Anh kể, tôi bất ngờ, quá bất ngờ.

Anh và tôi biết nhau tỏng tòng tong. Đều là những thằng sinh viên nghèo.

Xem ra Anh còn nghèo hơn tôi.

Bằng chứng Anh những thường qua tôi mượn gói... mì tôm ăn chống đói theo diện 'viện trợ'.

Anh tự than: Tiền ông bà già dưới quê mới gởi lên để đóng học... Nhoáng cái mất cả nửa triệu, ít gì.

- Ừ, mình còn sĩ... gái!

4. SĨ VÀ PHÍ

Dự đại tiệc, tôi được mời ngồi bàn... thượng khách.

Bàn tôi ngồi có một bà thượng khách, mái tóc bạc phơ, khuôn mặt dễ nhìn, thật đôn hậu. Tôi nghĩ bà không dưới 70 tuổi.

Đi cạnh bà, ngồi cạnh bên bà, người đàn ông trung niên.

Qua sơ giao tôi biết đấy là hai mẹ con, đấy là Việt kiều.

Bàn tôi ngồi, đủ bộ 10 người. Ai cũng phong độ, đẹp và sang trọng, trừ tôi. Cứ nhìn ngoại diện tôi đoán những thượng khách này tuộc hàng "đại gia". (Chợt tôi nảy ra suy nghĩ hài hước: nếu không có tôi thì bàn thượng khách này sẽ toàn mỹ mất- đại gia cả. Sự hiện diện của tôi làm cho 'lỗ hổng' hoàn mỹ ấy mất 10%, mất đứt 1/10).

Bàn tôi ngồi, đủ bộ 10, cuối tiệc mà đồ ngon vật lạ dư quá trời. Ai cũng ăn kiểu... sĩ diện (đương nhiên trừ tôi và mẹ con bà Việt kiều).

Bà cụ bảo người con trai lấy những đồ ăn còn dư, mà hầu như còn phần nhiều bỏ vào túi, mang về.

Một vài người nhìn ái ngại, xấu hổ thay cho... bà.

Cô gái "đại gia" ngồi cạnh tôi khó chịu:- Việt kiều sang giầu thế mà... bủn xỉn. Tệ hơn người dân bình thường trong nước.

Tôi nhớ đến nhóm sinh viên Pháp qua Việt Nam làm thiện nguyện. Tôi mời các bạn đi ăn món đặc sản Phở Việt Nam. Các bạn ăn tự nhiên, có bạn còn bưng tô lên húp một cách sảng khoái.

Tôi ăn kiểu... sĩ diện, tô phở còn quá nửa. Một bạn nhìn tôi ái ngại: - Phở ngon quá, mình trả tiền sao bỏ đi phí vậy!

Tôi cảm ơn các bạn sinh viên Pháp. Từ đó tôi bớt sĩ đi, bớt khách sáo đi. Tôi tập sống chân tình, thật hơn.

Tôi nhìn mẹ con bà Việt kiều thán phục. Cảm ơn bà đã không còn kiểu sĩ... rởm nữa.

Cám ơn môi trường Mỹ quốc nữa.(Trương Ái Nhiệm-truyenngan.com.vn)

Tags:

StoriesofLife

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu