Thị phi ở đời

by Life17/12/2014 20:17

Tiếng thị phi của thế gian nọc độc còn hơn rắn rết, bén hơn gươm đao, giết người không rướm máu.

***

Vị Tổng giám đốc gọi hắn lên và hỏi chuyện:

- Tôi thấy cậu cũng đứng đắn, chững chạc và rạch ròi. Vậy sao trong công ty vẫn có lời ra tiếng vào, dị nghị đàm tếu thế?

Hắn trả lời:

- Thưa anh, trời nắng hạn cả tuần nay, đang trưa nắng gắt bỗng đổ trận mưa rào, người nông dân mừng rỡ ra mặt vì ruộng đất thoát khỏi hạn hán, kẻ làm nghề rửa xe hớn hở vì khách rửa xe đông, nhưng những người đang trên đường thì lại ghét vì đường bẩn và mưa ướt người.

Trăng mùa thu sáng vằng vặc như gương treo trên bầu trời đêm, hàng thi nhân vui mừng gặp dịp thưởng du ngâm vịnh, nhưng bọn đạo chích lại ghét vì ánh trăng quá sáng tỏ.

Trời đất kia vốn vô tư không thiên vị, mà cơn nắng mưa thời tiết vẫn bị thế gian trách hận ghét thương. Còn bản thân em cũng đâu phải một người vẹn toàn thì làm sao tránh khỏi tiếng chê bai chỉ trích.

Cho nên em nghĩ rằng: Đối với tiếng thị phi trong thế gian nên bình tâm suy xét, đừng nên vội tin nghe. Cấp trên nghe lời thị phi thì nhân viên bị hại. Cha mẹ tin nghe lời thị phi thì con cái bị ruồng bỏ. Vợ chồng tin nghe lời thị phi thì gia đình ly tán.

Tiếng thị phi của thế gian nọc độc còn hơn rắn rết, bén hơn gươm đao, giết người không rướm máu.

Cho nên cứ an nhiên mà sống thôi!(st truyenngan.com.vn)

Tags:

StoriesofLife

Đọc giúp bạn|Người Việt tại Nga thời đồng rúp trượt giá

by finandlife16/12/2014 08:49

(TBKTSG) - Đang yên ổn với giá đồng rúp ở mức 31,32 rúp/1 đô la Mỹ suốt một thời gian dài, bỗng nhiên trượt giá một cách đột ngột thành 34,35 đã giật mình, rồi tới 44,45... Cứ mỗi ngày mở mắt ra lại thấy tăng lên 10 rúp. Chỉ không đầy tháng, tỷ giá đã nằm ngất ngưởng 54-55 rúp/1 đô la Mỹ. Không hoảng hốt mới lạ!

Nỗi lo từ trên trời rơi xuống...

Bây giờ thì cơn dư chấn xanh (đô la Mỹ) đã khiến cộng đồng người Việt Nam tại Nga... xanh mặt.

Hầu hết bà con ta ở Nga làm nghề buôn bán hoặc có liên quan đến thương mại. Hàng hóa khó bán ra, thậm chí là còn không bán được. Khi quy đổi ra “xanh” thì đã mất gần phân nửa giá trị so với thời điểm cách đây mấy tháng. Trong khi đó, chi phí cho sinh hoạt hàng ngày lại bị tính bằng “xanh”.

Vợ chồng anh Ng. kinh doanh áo kút-ka (đồ ấm mùa đông) tại Trung tâm Thương mại Sadovod (chợ Chim), có ba cháu nhỏ đang ăn học ở Nga, lo lắng: “Gay to rồi bác ơi, tiền thuê kva (căn hộ) ông chủ nhà tối qua đã alô đến thông báo chuẩn bị nộp nhé, năm hết Tết đến rồi đấy! Nhà em thuê kva hai buồng hết 1.500 đô la Mỹ mỗi tháng, vì “xanh” lên rúp xuống mà mất oan... 33.000 rúp, tương đương 1.000 đô ở thời điểm trước đấy!”.

Nỗi lo buôn bán bị ế ẩm còn gấp bội, với người bán hàng như anh Ng., bởi “không như mọi năm, tầm này là đi gần hết rồi, thời tiết năm nay rét muộn, mãi đầu tháng 12 mới có tí tuyết rơi nhẹ, hàng ở công (quầy) còn chất đầy!”.

Còn anh Tr., chủ một xưởng may ở ngoại ô Mátxcơva (một trong số hàng trăm xưởng may bất hợp pháp và nửa bất hợp pháp của người Việt tại Nga), cho tôi hay: “Mặc dù bọn em đã rất cố gắng thiết kế mẫu mã mới bắt mắt hơn, kỹ thuật may cũng chăm chút nhiều nhưng do nhiều xưởng may cùng hoạt động, rồi thì nguồn hàng Trung Quốc lấn át, quả là làm ăn ngày một khó”.

Tác động xấu có tính dây chuyền. Anh M. chuyên làm dịch vụ pháp lý trăn trở không kém: “Mọi năm giấy tờ dễ làm hơn, khách hàng không đắn đo mấy. Năm nay, họ căn cơ hơn dù biết là không làm thì không được. Nhưng giá cả tính theo “xanh”, mà “xanh” thì như thế... Nên có người làm, có người chần chừ... chậc lưỡi kiểu đến đâu thì đến!”.

Anh C., chủ một nhà hàng Việt  lâu năm ở Trung tâm Thương mại Mátxcơva (chợ Liu), nhận xét: “Khách ăn ở quán em đa phần là người Việt từ các thành phố xa lên Mát lấy hàng và khách quen làm ăn ở trong chợ. Trước họ gọi món có vẻ xông xênh hơn. Nay thì có chút dè dặt. Em biết chứ, họ bán buôn kém hơn nên chi tiêu cũng hạn chế, âu cũng là lẽ thường tình. Có điều, bọn em cũng đã phải tăng giá vài món ăn vì anh biết đó, hàng lấy vào từ nhà mình đánh sang toàn được tính theo “xanh” mà!”.

Riêng ở các quầy hàng khô, hàng tươi sống... của người Việt nằm trong các khu vực chợ Chim, Liu, Dubrovka,  km 41, km 19 hay ở ốp (chung cư) Rưubac... lượng bà con người Việt mua hàng vẫn như mọi ngày, bởi không ăn không được. Chị Mai, một chủ quầy hàng khô, cho biết: “Bà con ta không thể vì bán ế mà ăn bánh mì, bơ, sữa kiểu Nga, từ bỏ thói quen là khó lắm. Nên họ vẫn phải đến với tụi em. Hơn nữa, hàng thực phẩm của Nga ngoài cửa hàng siêu thị cũng đâu phải rẻ khi “xanh” lên, rúp xuống. Dù vậy, số lượng hàng nhập cũng có giảm so với trước”.

“Bóng ma” kinh tế khủng hoảng năm 1998

Lo lắng cho sự mất giá của đồng rúp, bóng ma của cuộc khủng hoảng kinh tế Nga năm 1998 như đang  lảng vảng gần họ. Những ai đã trải qua cơn khủng hoảng năm ấy hẳn chẳng bao giờ quên được, khi bỗng dưng mất trắng nhiều khoản tiền đang cầm trên tay! Bao nhiêu gia đình vỡ nợ, rơi vào thảm cảnh nhà tan cửa nát, chạy tứ tán...

Nguyên nhân của sự mất giá đồng rúp năm 2014 này, sau ngần ấy năm, ai cũng rõ. Khủng hoảng Ukraina, nước Nga bị phương Tây và Mỹ cấm vận... Nhưng có lẽ, nguyên nhân sâu xa là do giá dầu thế giới rớt thảm hại. Mà nền kinh tế Nga lại phụ thuộc quá nhiều vào dầu xuất khẩu. Chắc hẳn Nga sẽ xem lại, sẽ phải phát triển nội lực kinh tế, tránh dựa vào dầu quá nhiều. Người Nga đang thực sự lo lắng và phòng thủ. Cơn sóng ào ào tung rúp (do lo ngại đồng đô la Mỹ tăng giá) đi mua hàng ngoại như xe cộ, mua bất động sản... là dấu hiệu rõ nét nhất.

Với bà con người Việt ở Nga, phải làm gì là bài toán khó giải. Mở mang nguồn hàng nhập từ Việt Nam sang? Mở xưởng may? Lập trang trại trồng rau vì nguồn rau nhập của các nước châu Âu, Mỹ... bị Nga cấm vận? Hay chuyển sang chăn nuôi gia súc vì thực phẩm châu Âu, Mỹ... bị cấm nhập khẩu vào Nga? Hoặc vẫn cứ thúc thủ chờ thời?

Người Việt tại Nga trong những năm 1990 về trước vốn gặp thời vận “trời cho” do nước Nga chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường trong khi dân Nga còn như “con nai vàng ngơ ngác”, nhờ thế mà bao nhiêu người Việt... làm giàu không khó. Nhưng qua thời gian, người Nga giật mình lấy lại phong độ, người Việt tại đây bỗng lại trở thành “chú nai” tuy không ngơ ngác nhưng đã kém linh hoạt. Còn bây giờ? Cả “hai chú nai” đang tìm một cơ hội cho chính mình!

Võ Hoài Nam

 

Comments finandlife: Kinh tế Nga suy sụp, đồng RUB liên tục mất giá, bà con Việt tại Nga buộc phải tìm cách để đồng tiền của mình không bị hao mòn, rất có thể trong 2015 và 2016, dòng tiền này sẽ chảy ngược về Việt Nam để làm ăn mua bán, để mua tài sản, để đầu tư chứng khoán…

Tags:

Economics

Đọc giúp bạn|Việt Nam chịu tác động kép khi giá dầu giảm

by finandlife11/12/2014 09:24

Hoạt động khai thác, xuất khẩu nguy cơ chịu lỗ khi giá dầu thô xuống đáy 5 năm. Doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh nhiên liệu thành phẩm trong nước cũng không được hưởng lợi khi giá giảm.

Trên thị trường thế giới, giá dầu thô liên tiếp giảm thời gian qua và đã chạm ngưỡng 63 USD một thùng, mức thấp nhất trong 5 năm. Thông tin tiêu cực này đã ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xăng dầu trong nước.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Hoài Giang, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH một thành viên lọc hóa dầu Bình Sơn - đơn vị quản lý Nhà máy Lọc dầu Dung Quất cho biết khi giá dầu thế giới giảm thì đồng nghĩa với tổng doanh thu của nhà máy giảm theo. Để đảm bảo mức lợi nhuận phù hợp, doanh nghiệp buộc phải cắt giảm các chi phí sản xuất như nhân công, thiết bị, hàng hóa dịch vụ...

"Không chỉ những doanh nghiệp khai thác dầu mà cả những đơn vị cung ứng cũng sẽ bị tác động", vị này nhận định. à Theo nhận định của vị này thì ngoài GAS và Dung Quất bị ảnh hưởng thì những đơn vị dịch vụ như PVD, PVS… cũng sẽ bị ảnh hưởng?

Các doanh nghiệp xăng dầu chịu tác động tiêu cực từ giá dầu thế giới giảm.

Ông Đặng Văn Sang, Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên dầu khí TP HCM (Saigon Petro) cho biết, hơn một tuần nay giá dầu giảm khiến hoạt động kinh doanh của công ty không mấy khả quan. "Vì đảm bảo nguồn hàng cung ứng cho khách, thông thường công ty theo chu kỳ 20 ngày nhập một lần. Lô hàng gần đây nhất chịu ảnh hưởng khá lớn từ giá dầu giảm khiến cả tháng nay công ty phải chịu lợi nhuận âm", ông Sang nói. Tuy nhiên, theo ông, giá dầu đang dần dần phục hồi nên có thể thời gian tới công ty sẽ bớt khó khăn. Saigon Petro là một trong những đầu mối xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, khí đốt của cả nước. Theo quy định, doanh nghiệp phải nhập hàng để đảm bảo dự trữ lưu thông trong thời gian 15-20 ngày.

Ông Nguyễn Văn Cảnh, Phó giám đốc Công ty xăng dầu khu vực II (Petrolimex Sài Gòn) cũng chia sẻ riêng tháng 10 và 11, việc giá bán lẻ liên tục giảm mạnh đã khiến công ty hầu như không có lãi. Bởi lẽ, công ty trước đó phải nhập giá cao nhưng khi bán lẻ giá lại sụt giảm mạnh. "Thông thường xăng dầu luôn nhập với số lượng lớn để dự trữ dù giá cao. Điều này khiến doanh nghiệp chịu rủi ro khi giá bán lẻ điều chỉnh mạnh. Sau khi trừ tất cả chi phí, hầu như đơn vị không có lãi trong hai tháng nay. Nếu tình hình giá dầu tiếp tục giảm sâu thì doanh nghiệp buộc phải chịu lỗ. Đây là quy luật thị trường", ông Cảnh giải thích.

Cũng gặp khó khăn khi giá dầu giảm, Tổng công ty xăng dầu khu vực IV thừa nhận cả tháng nay hoạt động kinh doanh xăng dầu của công ty bị ảnh hưởng. Doanh thu sụt giảm. Số lượng hàng nhập về nhiều nhưng bán ra không kịp nên lợi nhuận  thiếu khả quan.

Nắm thị phần lớn nhất trên thị trường cung cấp khí gas, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) cũng không khỏi buồn lòng khi giá dầu thế giới xuống thấp và phải xin sự hỗ trợ. Theo bản tin đăng trên cổng thông tin Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tổng giám đốc PV Gas Đỗ Khang Ninh đã kiến nghị PVN xem xét giúp PV Gas có được giải pháp hợp lý cho giá khí Hải Thạch Mộc Tinh bán cho các hộ tiêu thụ trong tình hình giá dầu xuống thấp khiến PV Gas phải bán lỗ.à GAS căng

Về tình hình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp này cho biết giá dầu giảm vừa qua nhưng Tổng công ty vẫn hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh. “Riêng việc giá cổ phiếu GAS mất 5.500 đồng trong phiên 9/12 có thể là do tâm lý đám đông. Nhiều nhà đầu tư nghĩ biến động giá dầu sẽ làm cho kết quả kinh doanh GAS sụt giảm. Tuy nhiên, tôi khẳng định hoạt động kinh doanh của đơn vị không  liên quan nhiều đến việc dầu tăng hay giảm”, lãnh đạo PV Gas khẳng định. à Đoạn này có vẻ mâu thuẫn với kiến nghị giá khí Hải Thạch Mộc Tinh ở trên?

Là một quốc gia xuất khẩu dầu thô, kim ngạch đạt hơn 7 tỷ USD trong năm 2013, việc giá dầu giảm cũng tác động trực tiếp tới ngân sách Nhà nước. Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết nếu giá dầu giảm một USD, ngân sách sẽ hụt khoảng 1.000 tỷ đồng. "Nếu giá giảm về 85 USD thì thu ngân sách hụt khoảng 20.000 tỷ đồng", ông cho hay. Và đến nay, khi giá dầu đã giảm về dưới 65 USD một thùng, tình hình không khỏi lo ngại, đặc biệt trong bối cảnh Thủ tướng cho biết bội chi ngân sách Nhà nước năm tới phải giảm về 5% GDP, từ mức 5,3% GDP năm 2014.

Xét tình hình chung, ông Glenn B.Maguire - kinh tế trưởng của Ngân hàng ANZ khu vực Nam Á, ASEAN và Thái Bình Dương nhận định giá dầu giảm sẽ khiến lạm phát của Việt Nam giảm 2,6% và tăng trưởng GDP giảm 0,1%. “Tác động trực tiếp của cú sốc giá dầu phụ thuộc vào quốc gia đó có nhập khẩu nhiên liệu ròng hay không và cường độ tiêu thụ dầu là bao nhiêu”, ông nói.

Nguồn: ANZ

Chung quan điểm này, chuyên gia kinh tế Trịnh Quang Anh cho biết giá dầu giảm chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kinh tế trong nước, tuy nhiên lúc này "chưa thể bốc thuốc ngay" để hạn chế những tiêu cực vì việc định lượng các tác động còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thuế, sức tiêu dùng, giá cước vận tải và các khoản thu gián tiếp...

Song, trước mắt, vị chuyên gia từ ANZ tính toán trong 8 quốc gia thuộc khu vực, GDP trong 4 quý liên tiếp của Việt Nam sẽ chịu tác động lớn nhất từ giá dầu.

Trước tình hình này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết đã tính đến một số đối sách để giảm thiểu tác động tiêu cực. "Tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển là vấn đề căn cơ nhằm tạo nguồn thu lâu dài cho ngân sách Nhà nước", Bộ trưởng cho biết.

Đồng thời, Bộ Tài chính cũng nghiên cứu các phương án và kết hợp điều hành có hiệu quả về các giải pháp công cụ tài chính, thuế, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước. Cơ quan này cũng sẽ phối hợp với các ngành tham mưu cho Chính phủ điều hành sản xuất, khai thác dầu thô năm 2015 để đảm bảo có thu cho ngân sách Nhà nước và hiệu quả trong khai thác dầu.

Nhóm phóng viên, VNExpress

Comments finandlife “Giá dầu giảm mạnh trong thời gian vừa qua chưa ảnh hưởng nhiều đến thu ngân sách trong năm 2014, vì cơ chế giá dầu được chốt trước 3 tháng theo lời của Đỗ Hoàng Anh Tuấn, thứ trưởng bộ Tài Chính, nhưng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thu ngân sách trong năm 2015. Theo số liệu chính thức trên GSO, thu từ dầu thô chiếm khoảng 10% tổng thu ngân sách trong năm 2013, do vậy, việc giá dầu giảm mạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến con số đóng góp 10% này, tuy nhiên nếu đảm bảo nguồn thu tốt của 90% còn lại thì tình hình không đến nỗi quá bi đát. Về tình hình sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp dầu khí và những doanh nghiệp dịch vụ liên quan, chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng khi giá dầu giảm, nhưng nhiều mức độ ảnh hưởng trong 2014 là không lớn, việc ảnh hưởng này sẽ đến nhiều hơn trong năm 2015”.

 

finandlife

Tags:

Economics

Giá nguyên vật liệu tháng 11 năm 2014

by finandlife05/12/2014 11:27

Trong tháng 11, giá hầu hết hàng hóa có biến động giảm theo giá dầu. Việc giảm giá này có tác động đa chiều đến những doanh nghiệp niêm yết. Với những doanh nghiệp trực tiếp sản xuất và thương mại hóa những sản phẩm này thì mức độ ảnh hưởng là khá lớn, đơn cử như mảng nông nghiệp của HAG, 4 sản phẩm chính gồm cao su, đường, dầu cọ và bắp đều có mức giảm giá khá trong tháng 11. Trong khi đó, những doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu đầu vào để sản xuất hàng hóa thì sẽ được mua nguyên liệu với giá rẻ hơn, đồng nghĩa với giá vốn sẽ thấp hơn, nếu giá bán được duy trì thì những doanh nghiệp này sẽ có biên lãi rộng hơn, lợi nhuận sẽ tốt hơn, đơn cử như: TCM, BMP, NTP, NKG, AAA, CSM...

 

Nguồn: VFS Research

Tags:

Economics

2015 Outlook

by finandlife04/12/2014 16:51

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu