DRC|Cập nhật kết quả kinh doanh quý 4/2014

by finandlife28/01/2015 08:54

CTCP Cao su Đà Nẵng (DRC – HOSE) công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2014 với kết quả như sau:

Trong quý 4, DRC đạt doanh thu thuần 914.2 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ 2013. Giá vốn chỉ tăng 10%, giúp lợi nhuận gộp đạt 268.7 tỷ đồng, tăng 30%.

Tuy nhiên, vì các chi phí trong kỳ tăng cao, nhất là chi phí bán hàng, tăng tới 234% lên 91.5 tỷ, nên lợi nhuận sau thuế của DRC chỉ còn tăng 7% so với cùng kỳ 2013, đạt 102.5 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2014, DRC đạt doanh thu thuần hơn 3,251 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2013 và hoàn thành 93% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế đạt 452.2 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ, vượt 6% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 352 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ. EPS tương ứng đạt 4,236 đồng/cổ phiếu.

Doanh thu tăng do đóng góp của sản phẩm lốp Radial

Doanh thu thuần của công ty năm 2014 tăng 16% so với năm 2013 chủ yếu do đóng góp của sản phẩm mới lốp Radial (tăng khoảng 500 tỷ đồng). Nếu loại trừ đóng góp của lốp Radial, doanh thu thuần của công ty giảm khoảng 2% do công ty giảm giá bán (3% trong Quý 3/2014) và sản lượng tiêu thụ lốp ô tô bị ảnh hưởng do quá trình di dời nhà máy.

Doanh thu năm 2014 chỉ bằng 93% kế hoạch năm chủ yếu là do sản lượng tiêu thụ lốp Radial thấp hơn kế hoạch. Cụ thể sản lượng lốp Radial tiêu thụ trong năm 2014 là 114,900 lốp, chỉ bằng 85% kế hoạch tiêu thụ 135,000 lốp đặt ra đầu năm. Công ty cho biết, một số khó khăn trong việc đảm bảo quy cách xuất khẩu cho lốp Radial là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Mặc dù vậy sản lượng tiêu thụ lốp Radial của công ty lại đang có xu hướng cải thiện dần từng quý. Cụ thể, trong quý 4 công ty đã tiêu thụ được 41,158 lốp radial (trung bình 13,720 lốp/tháng), tăng so với mức 31,257 lốp trong quý 3 (trung bình 10,420 lốp/tháng), 28,500 lốp trong quý 2 (trung bình 9,500 lốp/tháng) và 13,985 lốp trong quý 1 (trung bình 4,662 lốp/tháng).

Sản phẩm lốp Radial hiện tại của công ty vẫn chủ yếu được tiêu thụ trong nước, sản lượng lốp Radial xuất khẩu trong năm 2014 chỉ chiếm 29%. Ở thị trường trong nước, khách hàng của công ty ngoài các nhà phân phối còn có các nhà lắp ráp như Trường Hải, Doosung... Ở thị trường nước ngoài khách hàng lớn của công ty là Stamford và RJU (Brazil)…

Biên lãi gộp dự kiến sẽ cải thiện

Quý 4/2014, biên lãi gộp của DRC đạt 29.4%, mức cao nhất từ năm 2010 đến nay của công ty. Tính trượt 4 quý gần nhất, biên lãi gộp của công ty đang ở mức 24.7%, cải thiện trở lại so với mức 23.7% trong quý 3/2014.

 

Các nguyên nhân dẫn đến việc biên lãi gộp tăng mạnh trong quý 4 theo chúng tôi bao gồm:

1.    Giá nguyên liệu đầu vào giảm:

Giá dầu giảm mạnh kéo theo sự sụt giảm của giá cao su nhân tạo, cao sụ tự nhiên và các nguyên liệu có chiết xuất từ dầu mỏ khác của công ty như vải mành, than đen… giúp công ty giảm giá thành sản phẩm. Tuy vậy, tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm của công ty khá cao nên mức độ giảm giá thành chưa nhiều. Theo thông tin từ DRC, giá thành sản phẩm cuối năm đã giảm khoảng 9% so với giá thành đầu năm.

 

2.    Các khoản chiết khấu cho khách hàng giảm:

Trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào giảm, để thúc đẩy bán hàng, trong Quý 2/2014 công ty đã hạ giá bán sản phẩm 3%, đồng thời tăng chi thêm cho các chính sách bán hàng, tăng chiết khấu để hỗ trợ khách hàng. Chúng tôi cho rằng việc biên lãi gộp của công ty trong Quý 4 tăng mạnh so với Quý 3 một phần là do các khoản chiết khấu cho khách hàng trong quý này giảm.

3.    Sản lượng tiêu thụ lốp Radial tăng

Một nguyên nhân khác giúp biên lãi gộp của DRC cải thiện mạnh trong quý 4 theo chúng tôi là do sản lượng tiêu thụ lốp Radial tăng giúp giảm chi phí khấu hao trên mỗi sản phẩm.

Với mức sản lượng tiêu thụ lốp Radial ước tính 220,000 sản phẩm trong năm 2015, chúng tôi cho rằng biên lãi gộp của sản phẩm lốp Radial sẽ cải thiện từ mức 6.7% năm 2014 lên mức 16 - 18% trong năm 2015. Xu hướng biên lãi gộp sẽ tiếp tục cải thiện trong năm 2015 khi giá nguyên liệu đầu vào tiếp tục giảm và sản lượng tiêu thụ lốp Radial tăng.

Lợi nhuận sau thuế giảm do chi phí bán hàng và lãi vay tăng mạnh

Mặc dù lợi nhuận gộp năm 2014 của DRC vẫn tăng 12% so với năm 2013, nhưng lợi nhuận trước và sau thuế lại sụt giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do:

Chi phí bán hàng của DRC trong năm 2014 tăng mạnh từ mức 74.4 tỷ cùng kỳ lên 161.4 tỷ, tương ứng mức tăng 117%. Nguyên nhân là do quy định tải trọng mới khiến chi phí vận chuyển của công ty tăng mạnh và khoản chi phí cho việc quảng bá, tổ chức các hội nghi giới thiệu sản phẩm mới tăng mạnh.

Chi phí lãi vay của DRC cũng tăng mạnh từ mức 39.4 tỷ năm 2013 lên 84.6 tỷ năm 2014. Nguyên nhân là do 6 tháng đầu năm 2013 DRC vẫn được vốn hoá lãi vay vào chi phí dự án lốp Radial. Thời gian tới chúng tôi cho rằng gánh nặng lãi vay của DRC sẽ gia tăng khi công ty tiếp tục đầu tư khoảng 800 tỷ đồng cho giai đoạn 2 nhà máy lốp Radial trong năm 2015.

Kế hoạch kinh doanh năm 2015

Năm 2015, với sản lượng lốp Radial dự kiến tiêu thụ 220,000 lốp, công ty đặt kế hoạch doanh thu 3,908 tỷ đồng, tăng 20.2% so với năm 2014. Lợi nhuận sau thuế 425.8 tỷ đồng, tăng 21%.

Chúng tôi cho rằng khả năng hoàn thành kế hoạch này của công ty là khá cao khi sản lượng tiêu thụ lốp Radial đang cải thiện dần và việc tích cực quảng bá, giới thiệu sản phẩm, chiết khấu cho khách hàng sẽ đem lại hiệu quả trong thời gian tới. Bên cạnh đó, sản lượng tiêu thụ lốp bias cũng sẽ gia tăng do không còn bị ảnh hưởng bởi dự án di dời nhà máy đã hoàn thành phần lớn công việc trong năm 2014. Trong khi đó, biên lợi nhuận gộp của công ty sẽ cải thiện khi giá nguyên liệu đầu vào tiếp tục giảm và biên lãi gộp của mảng lốp Radial tăng. Theo đó, EPS dự phóng năm 2015 dự kiến ở mức 5,178 đồng/cổ phiếu. PE Forward so với giá đóng cửa ngày 27/01/2015 là 10.6 lần, khá hấp dẫn so với trung bình thị trường.

 

Nguồn: Analyst Phan Minh Đức, VFS Research

Tags:

Stocks

Chart kỹ thuật vài cổ phiếu theo dõi đến hết 27/01/2015

by finandlife27/01/2015 17:18

DQC: Đang tạo Doji star, mẫu hình này có thể sẽ tạo nhiều áp lực điều chỉnh trong phiên tiếp theo.

 

HTI: Sau 5 phiên tăng điểm mạnh liên tiếp, đã có 5 phiên điều chỉnh, nhưng mức độ điều chỉnh của 5 phiên này vẫn khá thấp. Vol là key indicator của HTI hiện nay, nếu khối lượng giao dịch tiếp tục duy trì, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua, thì hãy tích lũy thêm cổ phiếu.

 

NKG: Đã hoàn thành việc test lại đỉnh cũ, xác suất cao hoàn thành mô hình test đỉnh và duy trì đà tăng điểm. Tuy nhiên, nếu giá đóng cửa phiên 28/01/2015 nằm dưới MA20 thì hãy bán cổ phiếu này.

 

PLC: Khối lượng giao dịch tạo tâm lý cực kỳ thoáng đối với cổ phiếu này, tuy phía trên vẫn là một ngưỡng kháng cự mạnh, nhưng nhiều khả năng PLC sẽ sớm chinh phục và vươn xa hơn nữa.

Nguồn: finandlife

Tags:

Stocks

LAS|Cập nhật kết quả kinh doanh quý 4/2014

by finandlife27/01/2015 10:20

CTCP Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao (LAS-HNX) vừa công bố báo cáo tài chính Quý 4 năm 2014 với kết quả kinh doanh đột biến.

Tổng doanh thu quý này đạt 1,552.4 tỷ đồng, tăng 153% so với cùng kỳ. Khoản chiết khấu thanh toán gần 320 tỷ cho cả 2 năm 2013 và 2014 được LAS hạch toán vào Quý này khiến Doanh thu thuần chỉ đạt 1,233.2 tỷ đồng, tăng 101% so với Quý 4/2013. Trong khi đó, giá vốn tăng nhanh hơn với mức tăng 172% khiến lợi nhuận gộp của LAS trong Quý 4/2014 chỉ tăng 37% so với cùng kỳ, đạt 441.5 tỷ đồng.

Chi phí tài chính với phần lớn là chi phí lãi vay tiếp tục giảm mạnh trong quý này, từ mức 12.2 tỷ cùng kỳ xuống còn 4 tỷ đồng. Chi phí bán hàng ở mức 109.4 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh lên mức 70.2 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với cùng kỳ và các quý trước, được công ty lý giải là do Quý IV hằng năm là thời điểm thanh quyết toán các khoản chi phí do đó chi phí quản lý doanh nghiệp kỳ này cũng tăng mạnh.

Kết quả, công ty đạt 257.5 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 59% so với Quý 4/2013. Lợi nhuận sau thuế đạt 201 tỷ đồng, tăng 65%.

Luỹ kế cả năm 2014, LAS đạt 5,305.3 tỷ đồng doanh thu, tăng 11.2% so với cùng kỳ, vượt 2.9% so với kế hoạch. Tuy vậy, do có khoản chiết khấu thanh toán cho cả 2 năm 2013 và 2014 được hạch toán trong quý 4/2014 khiến doanh thu thuần chỉ đạt 4,985 tỷ đồng, tăng 4.5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 562 tỷ đồng, giảm 5.6% so với năm 2013, vượt 7% so với kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế đạt 438.8 tỷ đồng, giảm 1.8%. EPS 2014 đạt 5,637.6 đồng/cổ phiếu.

Doanh thu Quý 4/2014 đột biến do yếu tố mùa vụ

Nguyên nhân giúp LAS có được kết quả kinh doanh đột biến trong Quý 4 là do yếu tố mùa vụ. Theo giải trình của công ty, do thời vụ năm gieo trồng năm nay chậm hơn mọi năm một tháng (nhuận hai tháng 9 âm lịch), nên sức tiêu thụ sản phẩm của công ty tăng lên, cùng với đó công ty đã có chính sách bán hàng phù hợp với thời vụ của từng vùng dẫn đến doanh thu bán hàng quý này của công ty tăng mạnh.

Lợi nhuận năm 2014 giảm do chi phí bán hàng tăng mạnh

Trong tình trạng cung vượt cầu của ngành phân bón trong nước, giá cả các loại phân bón trên thị trường đều giảm, công tác vận tải được siết chặt khiến việc tiêu thụ sản phẩm của LAS gặp nhiều khó khăn. Với mục tiêu giữ vững thị phần, công ty đã áp dụng nhiều giải pháp, có thể kể đến như vận dụng giá bán linh hoạt, đẩy mạnh công tác thị trường, gián tiếp hỗ trợ chi phí cước cho người tiêu dùng... Điều này giúp sản lượng tiêu thụ và doanh thu của LAS năm 2014 vẫn tăng 11.2% so với cùng kỳ nhưng khoản mục chi phí bán hàng lại tăng mạnh, làm lợi nhuận của công ty sụt giảm.

 

Cụ thể, chi phí bán hàng năm 2014 của LAS tăng 23.4%, lên đến 384.2 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 17%, ở mức 181.2 tỷ đồng; nên mặc dù chi phí lãi vay giảm mạnh (16.4 tỷ so với 56.7 tỷ cùng kỳ), lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của LAS vẫn giảm 4.7% so với năm trước.

Quy định mới về thuế GTGT ngành phân bón có thể sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2015

Ngày 4/12/2014, Bộ Tài chính ban hành Công văn số 17709/BTC-TCT đề nghị các cơ quan liên quan triển khai đến các doanh nghiệp, hộ kinh doanh nội dung mới về thuế giá trị gia tăng (GTGT) được áp dụng từ ngày 01/01/2015. Một trong những thay đổi quan trọng của Công văn này là chuyển mặt hàng phân bón từ danh mục chịu thuế GTGT 5% sang danh mục không chịu thuế GTGT.

Theo phản ánh của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân bón, lâu nay, thuế GTGT đầu vào của những doanh nghiệp này (cho các mặt hàng than, điện, phụ gia, vỏ bao,…) là 10%, thuế GTGT đầu ra là 5% nên doanh nghiệp được hưởng chênh lệch giữa thuế GTGT đầu vào và đầu ra (được hoàn thuế).

Với quy định mới, LAS và các doanh nghiệp sản xuất phân bón khác sẽ thuộc diện không chịu thuế GTGT, đồng nghĩa với việc không được hưởng khoản chênh lệch này nữa. Theo ước tính của ban lãnh đạo công ty, quy định mới này sẽ làm giảm 70 – 80 tỷ đồng lợi nhuận của LAS trong năm 2015. Do vậy, LAS sẽ phải tăng giá bán sản phẩm thêm 2.5% so với hiện tại. Trong bối cảnh tiêu thụ khó khăn, việc tăng giá bán sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ của LAS thời gian tới.

Bên cạnh đó, với quy định mới này, thuế nhập khẩu phân bón cũng giảm từ 11% (bao gồm 6% thuế nhập khẩu và 5% thuế GTGT) xuống chỉ còn 6%. Điều này tạo điều kiện cho phân bón nhập khẩu tiếp tục hạ giá, gây sức ép lên các doanh nghiệp phân bón nội trong tình cảnh cạnh tranh trong ngành đã rất gay gắt.

Trước những nguy cơ đó, các doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn đang có kiến nghị gửi các cơ quan chức năng xin xếp phân bón vào nhóm hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 0% để tiếp tục được hoàn lại toàn bộ thuế GTGT đầu vào. Dù vậy, đây vẫn là một rủi ro chính sách lớn gây thêm khó khăn cho LAS trong thời gian tới.

Trên cơ sở đó, chúng tôi ước tính, năm 2015 doanh thu thuần của LAS sẽ ở mức khoảng 5,100 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ do khoản chiết khấu hàng bán giảm (năm 2014 hạch toán cho cả 2 năm 2013 và 2014). Lợi nhuận sau thuế ước đạt 430 tỷ đồng, giảm 2% so với năm 2014. EPS 2015 tương ứng đạt 5,524 đồng/cp. PE forward so với giá đóng cửa ngày 23/01/2015 là 6.1 lần, khá thấp so với trung bình ngành (khoảng 9 lần) và trung bình thị trường.

Bài liên quan:

Phân tích và khuyến nghị LAS (Published May 2014)

 

Analyst Phan Minh Đức, VFS Research

Tags:

Stocks

Ngân hàng trung ương Châu Âu quyết định thực hiện nới lỏng định lượng mạnh

by finandlife23/01/2015 08:58

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vừa tuyên bố sẽ bơm ít nhất 1.1 ngàn tỷ EUR (tương đương 1.3 ngàn tỷ USD) vào nền kinh tế Eurozone. Theo đó, hàng tháng ECB sẽ mua 60 tỷ EUR (70 tỷ USD) trái phiếu cho đến hết tháng 9/2016. Đây là động thái nhằm chống lại đà suy thoái chưa có dấu hiệu bị đẩy lùi, giảm phát bắt đầu quay trở lại những tháng gần đây.

Kể từ tháng 10 năm 2014, Euro đã bắt đầu thực hiện các biện pháp nới lỏng tiền tệ nhằm cứu nền kinh tế Lục Địa Già, theo đó, ECB giảm 3 loại lãi suất chủ chốt xuống mức thấp kỷ lục và mua các chứng khoán bảo đảm bằng tài sản (ABS), trái phiếu đảm bảo. Việc chính thức thực hiện QE như tiên bố gần đây là một liều thuốc mạnh hơn để giúp nền kinh tế không rơi vào vòng xoáy suy thoái.

Trong lúc ECB tích cực bơm tiền ra thì FED lại thực hiện taper QE và tuyên bố nền kinh tế đã hoàn toàn qua giai đoạn khủng hoảng, điều đó đã làm cho đồng Euro suy giảm và đồng USD tăng giá, tương quan của 2 đồng tiền này được thể hiện như hình bên dưới, theo đó, đồng Euro sẽ còn tiếp tục suy giảm trong thời gian tới.

 

---------------------

There are six key elements to the ECB’s announcement:

1.     Starting in March the ECB will buy 60 bln euros a month in national bonds and agency bonds.   The amounts will be driven by the “capital key” which corresponds roughly to the size of the economies.  That means that Germany, France and Italy will be the largest buyers. 

2.    The risk will remain largely with the national central banks, but the risk of agency purchases will be shared collectively.  Agency bonds will amount to 12% of the assets being purchased.  The ECB argues that by controlling all the design features and coordinating the purchases, it has “safeguarded the singleness of the Eurosystems’s monetary policy. “  Market participants may disagree.

3.    The program will run through September 2016, but ECB clearly keeps door open:  the purchases “will in any case be conducted until we see a sustained adjustment in the path of inflation.”

4.    The asset purchased will be investment grade, but “some additional eligibility criteria will be applied in the case of countries under an EU/IMF adjustment program."  This is  subtle but important.  As long as Greece, Cyprus and Portugal are on some program their bonds can be bought.   This is also a subtle indication that the old Troika no longer exists.  This is part of the signal from the European Court of Justice preliminary ruling, and also the signals from the  new EC. 

5.    Although the ECB did not cut its official rates, it did remove the 10 bp premium over the main repo rate (MRO) for the new TLTRO facility.  

6.    There is an issuer limit of 33%.  This is why Draghi has indicated that Greek bonds could be bought after SMP redemption, which means after July.  

 

Source: finandlife|http://www.marctomarket.com/

Tags:

Economics

Triết lý đầu tư của Soros

by finandlife22/01/2015 12:34

How would you describe your particular style of investing?

My peculiarity is that I don’t have a particular style of investing or, more exactly, I try to change my style to fit the conditions. If you look at the history of the Fund, it has changed its character many times. For the first ten years, it used practically no macro instruments. Afterwards, macro investing became the dominant theme. But more recently, we started investing in industrial assets. I would put it this way: I do not play according to a given set of rules; I look for changes in the rules of the game.

You have said that intuition is important in your investment success, so let’s discuss intuition. What do you mean when you say you use intuition as an investment tool?

I work with hypotheses. I form a thesis about the anticipated sequence of events (chuỗi sự kiện được dự báo trước) and then I compare the actual course of events with my thesis; that gives me a criterion by which I can evaluate my hypothesis.

This involves a certain element of intuition. But I’m sure the role of intuition is so great, because I also have a theoretical framework. In my investing, I tend to select situations that fit into framework. I look for conditions of disequilibrium (điều kiện mất cân bằng). They send out certain signals that activate me. So my decisions are really made using a combination of theory and instinct (bản năng). If you like, you may call it intuition.

Ordinarily, people think of money managers as having a combination of imagination and analytical ability. If you broke down all the skills into just those two categories, which one would be your particular strength – imagination or analytical ability?

I think my analytical abilities are rather deficient, but I do have a very strong critical faculty (khả năng quản trị, tài năng). I am not a professional security analyst. I would rather call myself an insecurity analyst (nhà phân tích về sự bấp bênh).

That’s a provocative statement. What do you mean by that?

I recognize that I may be wrong. This makes me insecure. My sense of insecurity keeps me alert, always ready to correct my errors. I do this on two levels. On the abstract level, I have turned the belief in my own fallibility (sai lầm riêng) into the cornerstone of an elaborate philosophy (triết lý tỉ mỉ).

On a personal level, I am a very critical person who looks for defects (khiếm khuyết) in myself as well as in others. But, being so critical, I am also quite forgiving. I couldn’t recognize my mistakes if I couldn’t forgive myself. To others, being wrong is a source of shame; to me, recognizing my mistakes is a source of pride (nguồn gốc của tự hào). Once we realize that imperfect understanding is the human condition, there is no shame in being wrong, only in failing to correct our mistakes.

You have said about yourself that you recognize your mistakes more quickly than others. That sounds like a necessary trait (đặc điểm cần thiết) in investing. What do you look for to see if you are wrong?

As I told you before, I work with investment hypotheses. I watch whether the actual course of events corresponds to my expectations. If not, I realize that I am on the wrong track.

But sometimes things get off the track for a short time and then get back on the track. How do you know which is the case? That’s what takes talent.

When there is a discrepancy (sự khác biệt) between my expectations and the actual course of events, it doesn’t mean that I dump (sell goods) my stock. I re-examine the thesis and try to establish what has gone wrong. I may adjust my thesis or I may find that there is some extraneous influence (ảnh hưởng ngoại lai) that has come into the picture. I may end up actually adding to my position rather than dumping it. But I certainly don’t stay still and I don’t ignore the discrepancy. I start a critical examination. And generally, I’m quite leery (thận trọng) of changing my thesis to suit the changed circumstances (hoàn cảnh thay đổi), although I don’t rule it out completely.

You have talked about the “joy of going against the herd.” What signs do you look for to determine whether it is time to buck the trend?

Being so critical, I am often considered a contrarian. But I am very cautious about going against the herd; I am liable to be trampled on. According to my theory of initially self-reinforcing, but eventually self-defeating trends, the trend is your friend most of the way; trend followers only get hurt at inflection points (những điểm uốn), where the trend changes. Most of the time I am a trend follower, but all the time I am aware that I am a member of a herd and I am on the lookout for inflection points.

The prevailing wisdom (sự khôn ngoan phổ biến) is that markets are always right. I take the opposition position. I assume that markets are always wrong. Even if my assumption is occasionally wrong, I use it as a working hypothesis. It does not follow that one should always go against the prevailing trend. On the contrary, most of the time the trend prevails; only occasionally are the errors corrected. It is only on those occasions that one should go against the trend. This line of reasoning leads me to look for the flaw (lỗ hỏng) in every investment thesis.

My sense of insecurity is satisfied when I know what the flaw is. It doesn’t make me discard the thesis. Rather, I can play it with greater confidence because I know what is wrong with it while the market does not. I am ahead of the curve. I watch out for telltale signs (những dấu hiệu mách lẻo) that a trend may be exhausted. Then I disengage from the herd and look for a different investment thesis. Or, if I think the trend has been carried to excess, I may probe going against it. Most of the time we are punished if we go against the trend. Only at an inflection point are we rewarded.

-From Soros on Soros, Copyright © 1995 by George Soros. Reprinted by arrangement with John Wiley & Sons, Inc.

 

Editor’s Note: George Soros runs Soros Fund Management, the principal investment advisor to Quantum Fund, a Curacao-based investment firm. Quantum Fund is generally recognized as having the best performance

Tags:

Economics | Psychology

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu