Báo cáo nhanh Cáp Nhựa Vĩnh Khánh (VKC)

by finandlife28/05/2015 10:40

Hoạt động chủ yếu trong 3 lĩnh vực:

o   Phân phối lốp, vỏ xe: 76% doanh thu, 77% lợi nhuận gộp

o   Sản xuất, kinh doanh Cáp đồng, cáp quang…: 20% doanh thu, 39% lợi nhuận gộp

o   Sản xuất, kinh doanh ống nhựa (cho công trình)…: 2% doanh thu, 2 năm gần đây lỗ do thị trường bất động sản, xây dựng khó khăn

 

Mảng lốp tăng trưởng nhờ tiêu thụ xe tải tăng cao

VKC là nhà phân phối độc quyền lốp xe Maxxi’s của Chengshin, nhà sản xuất lốp xe Đài Loan và đang nắm giữ vị thế quan trọng trên thị trường Việt Nam trong lĩnh vực lốp xe không săm cho xe máy và lốp xe tải hạng nặng (Doanh số lốp xe tải nặng mỗi năm khoảng 350 tỷ đồng, so với 700 tỷ đồng của DRC – doanh nghiệp dẫn đầu thị phần lốp xe tải nặng Việt Nam)

Sản lượng tiêu thụ ô tô thị trường nội địa tăng mạnh, đặc biệt các loại xe tải nặng Trung Quốc kỳ vọng giúp sản lượng tiêu thụ lốp của công ty tăng.

Mảng cáp hứa hẹn tăng trưởng cao:

Công ty cho biết dây cáp đồng của VKC hiện đang được sử dụng bởi tất cả các nhà cung cấp mạng viễn thông tại Philipppines, và VKC cũng tự tin duy trì vị thế này trong vòng 7 năm tới. Ngoài ra, dây cáp mạng LAN của VKC cũng đã hiện diện tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức… Doanh thu mảng cáp hứa hẹn sẽ có tốc độ tăng trưởng cao thời gian tới do các tập đoàn viễn thông lớn triển khai kế hoạch phát triển hạ tầng và nhu cầu vật tư tăng cao, cùng với việc xuất khẩu cáp ở thị trường Philippines và Nhật Bản tăng trưởng mạnh.

Kết quả kinh doanh Quý 1 tăng trưởng mạnh, khả năng hoàn thành vượt kế hoạch năm

Năm 2015 công ty đặt kế hoạch 871.4 tỷ đồng doanh thu thuần (+3% yoy) và 16.3 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (+43% yoy).

Kết thúc Quý 1, công ty đạt 234.8 tỷ đồng doanh thu thuần tăng 38.5% so với cùng kỳ, hoàn thành 27% kế hoạch năm. Trong đó, doanh thu mảng lốp chiếm 75% đạt 176 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ. Doanh thu mảng cáp đạt 55 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế Quý 1 đạt 4.5 tỷ đồng, tăng 77% so với cùng kỳ, đạt 27.6% kế hoạch năm.

Quý 1 hàng năm thường là thời điểm thấp điểm trong hoạt động kinh doanh của VKC (nghỉ tết nguyên đán), do đó khả năng hoàn thành vượt kế hoạch năm của công ty là khá cao.

Dự báo cả năm 2014, VKC có thể đạt 1,100 tỷ đồng doanh thu thuần và 18 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, EPS forward 1,385 đồng/cp. PE forward so với giá hiện nay khoảng 7.9 lần, khá hấp dẫn.

Dự kiến nâng tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền

Những năm gần đây cổ tức được chi trả cho cổ đông thường là 5%, tuy nhiên do tình hình kinh doanh khả quan, cổ tức năm 2014 được HĐQT dự kiến nâng lên 10% cho cổ đông và có thể đề xuất giữ mức tối thiểu này cho các năm sau nếu công ty đạt được kế hoạch lợi nhuận đề ra.

Ngoài ra đại hội cổ đông thường niên năm 2015 cũng thông qua Uỷ quyền cho HĐQT triển khai phương án phát hành cổ phần hoặc trái phiếu (chuyển đổi hoặc không) để bổ sung vốn hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện các dự án của Công ty. Thời điểm dự kiến phát hành năm 2015 – 2016.

 

Analyst Phan Minh Đức, VFS Research

Tags:

Stocks

Dự báo Kỳ cơ cấu danh mục Kỳ 2/2015 của 2 quỹ ETF

by finandlife27/05/2015 09:07

Data đóng cửa ngày 22/05/2015.

Quỹ V.N.M:

- Loại: OGC (19.5 triệu cổ phiếu) do vi phạm vốn hoá

- Thêm: Không có.

*Có thể thêm HHS (~5 triệu cổ phiếu) nếu giá lớn hơn 30 (đủ vốn hoá). Tuy nhiên HHS 2 kì trước thanh khoản đều mới chỉ "xấp xỉ" thoả mãn điều kiện GTGD trung bình >= 1 triệu USD (0.98 & 0.95 triệu USD) -> Xác xuất 50:50

- Hiện tại rổ chỉ số V.N.M có 26 mã trong đó có 21 mã nội và 5 mã ngoại. Kỳ này quỹ chắc chắn loại OGC --> còn 25 mã. Nếu có mã ngoại bị loại thì HHS khả năng được vào mặc dù chưa thoả mãn các điều kiện.

Quỹ FTSE:

- Loại: PPC (thanh khoản) ~5.5 triệu cổ phiếu 

- Thêm: STB (26 triệu cổ phiếu), HHS (4 triệu cổ phiếu)

Analyst Phan Minh Đức, VFS Research

Tags:

StockAdvisory | Stocks

Thống kê kết quả kinh doanh quý 1/2015, bản đầy đủ

by finandlife22/05/2015 13:36

Kết quả sản xuất kinh doanh chung trong quý 1 năm nay của các doanh nghiệp niêm yết phản ánh khá rõ ảnh hưởng từ việc giá dầu thế giới giảm mạnh trong thời gian qua.

Tổng doanh thu của 540 công ty niêm yết đạt 193,200 tỷ đồng, tăng trưởng 7.7% so với cùng kỳ quý 1/2014. Tổng lợi nhuận sau thuế của các công ty này chỉ đạt 13,150 tỷ đồng, giảm 0.7% so với cùng kỳ quý 1/2014. GAS – công ty có doanh thu lớn nhất trong 540 công ty trên, nhưng quý này doanh thu của GAS chỉ đạt 15,500 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ. PVD, VIC và HPG cũng có mức sụt giảm doanh thu lần lượt 19%, 60% và 25% so với cùng kỳ. Ngược lại, FPT, VNM và MWG lại có doanh thu tăng trưởng khá tốt: 17%, 12% và 39% so với cùng kỳ quý 1/2014. Nguyên nhân chính làm lợi nhuận của các công ty giảm nhẹ chủ yếu đến từ GAS và HPG khi 2 công ty nằm trong top 3 doanh nghiệp lợi nhuận lớn nhất này có lợi nhuận sau thuế giảm lần lượt 3% và 10% so với cùng kỳ.

Trong số 540 công ty công bố kết quả kinh doanh quý 1/2015, có 226 công ty có doanh thu giảm và 314 công ty có doanh thu tăng so với cùng kỳ; 254 công ty có lợi nhuận giảm và 286 công ty có lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ.

 

Chỉ riêng GAS đã chiếm đến hơn 8% doanh thu và gần 20% tổng lợi nhuận của 540 công ty. Vì vậy, sự ảnh hưởng của GAS lên kết quả chung là rất đáng kể. Chúng tôi xin lưu ý: nếu loại GAS ra khỏi danh sách thống kê, kết quả kinh doanh của các công ty trong kỳ này sẽ rất khác: Doanh thu tăng 9% và lợi nhuận tăn 5% so với cùng kỳ quý 1/2014. 

Cơ cấu chi phí:

Ở khía cạnh cơ cấu chi phí, trong khi doanh thu chỉ tăng 7.7%, lãi gộp chỉ tăng 5.4% nhưng các chi phí khác như chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều có các mức tăng cao hơn đáng kể doanh thu, điều này đã làm lợi nhuận sau thuế của các công ty giảm nhẹ so với cùng kỳ.

Chi phí tài chính của 540 công ty quý này đạt mức 5,800 tỷ đồng, tăng gần 30% so với cùng kỳ và chiếm tỷ lệ 3% tổng doanh thu, cao hơn so với mức 2.5% của cùng kỳ. VIC là công ty có chi phí tài chính cao nhất: 773 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ quý 1/2014.

Chi phí bán hàng của các công ty trong quý này đạt 8,400 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ. Tỷ trọng của chi phí bán hàng trong tổng doanh thu cũng tăng từ 3.9% ở quý trước lên mức 4.3% trong quý này. VNM, FPT và MWG vẫn là 3 công ty có chi phí bán hàng lớn nhất với tổng chi phí bán hàng đạt 2,130 tỷ đồng, tăng gần 50% so với cùng kỳ quý 1/2014.

Chi phí quản lý doanh nghiệp kỳ này đạt 7,400 tỷ, tăng 9% so với cùng kỳ quý 1/2014 và giữ nguyên tỷ trọng 3.8% tổng doanh thu bán hàng của các công ty.

Quý 1/2015, trong số 540 doanh nghiệp niêm yết, có 469 công bố kết quả kinh doanh có lãi và 71 doanh nghiệp thua lỗ. Như vậy, sau 1 năm, số doanh nghiệp có lãi tăng lên và số doanh nghiệp thua lỗ giảm xuống (dù không nhiều). Ba doanh nghiệp thua lỗ nhiều nhất trong quý này là: BTP, VOS và NHS với mức lỗ lần lượt -123, -104 và -45 tỷ đồng.

 

Quý 1/2015, mặc dù số doanh nghiệp thua lỗ giảm xuống so với cùng kỳ, nhưng tổng mức lỗ lại tăng lên đáng kể. Trong khi đó, số doanh nghiệp có lãi tăng lên, nhưng tổng mức lãi lại giảm nhẹ so với cùng kỳ. 

Tăng trưởng lợi nhuận theo nhóm ngành

Phân tích chi tiết cho thấy, kết quả kinh doanh có sự phân hoá rõ nét theo nhóm ngành:

Quý 1 năm nay, ngành ô-tô dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng doanh thu với tổng doanh thu toàn ngành đạt 3,800 tỷ đồng, tăng 64% so với cùng kỳ. 3 ngành có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao tiếp theo là ngành bất động sản, xây dựng và kho bãi. Ngành chứng khoán, vận tải và thủy sản là 3 ngành có sự sụt giảm về doanh thu nhiều nhất, lần lượt giảm 25%, 24% và 21% so với cùng kỳ quý 1/2014

Về lợi nhuận, ngành xây dựng dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng. Quý 1 năm nay, ngành xây dựng có tổng lợi nhuận đạt gần 400 tỷ đồng, tăng trưởng 980% so với cùng kỳ. Các ngành sản xuất ô-tô, vật liệu xây dựng và dệt may là 3 ngành có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao tiếp theo, lợi nhuận sau thuế của 3 ngành này tăng lần lượt 501%, 264% và 49% so với cùng kỳ quý 1/2014.  Ngành vận tải, chứng khoán và ngành điện là 3 ngành có tốc độ suy giảm lợi nhuận nhiều nhất trong quý 1 năm nay vớ lợi nhuận sau thuế giảm lần lượt: 190%, 62% và 47% so với cùng kỳ quý 1/2014.

 

Tổng tài sản tăng 10%

Tại thời điểm 31/3/2015. 540 doanh nghiệp niêm yết công bố báo cáo tài chính với tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng 10% so với cùng ký quý 1 năm 2014. 

Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 14%

Vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp này đạt mức 434,000 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ. Với mức vốn chủ sở hữu ở mức trên, các doanh nghiệp niêm yết hiện đang có tỷ lệ vốn chủ sở hữu chiếm 43% tổng tài sản.

Vay nợ tăng 12%

Tổng vay nợ (cả vay nợ ngắn hạn và dài hạn) đạt mức gần 300,000 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ quý 1 năm 2014.

 

Nguồn: Analyst Nguyễn Văn Tiến, VFS Research

Tags: ,

Economics

TOP UPGRADE VIETNAMESE STOCK QUARTER 1 2015

by finandlife22/05/2015 11:11

Tags:

StockAdvisory | Stocks

Đọc giúp bạn|Những chiêu thức "hút máu" nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam

by finandlife21/05/2015 08:34

Đây là một bài viết phản ánh khá đúng 1 số khía cạnh “lạ” trên thị trường chứng khoán. Bài viết tâm đắc và nói thẳng vấn đề, rất thích kiểu viết của tác giả.

-------------------

Kinh tế Việt nam đang có những bước tiến rất rõ nét. GDP tiếp tục tăng ấn tượng, CPI được kiểm soát tốt, PMI tạo lập kỷ lục trong nhiều năm. Chính sách điều hành tiền tệ thể hiện sự ổn định cao như LS cho vay giữ ở mức hợp lý, tỷ giá không có sự “giật cục”. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đang diễn ra mạnh mẽ. Nợ xấu giảm rõ rệt. Chương trình CPH diễn ra theo đúng kế hoạch của chính phủ. Các doanh nghiệp thì có nhiều đổi thay mang tính tích cực. Thế nhưng ngược lại với những gì mà kinh tế vĩ mô thể hiện, TTCK Việt nam trong hơn 6  tháng qua, chỉ mang lại nỗi thất vọng cho NĐT. Vậy đâu là nguyên nhân? Có thể có những người sẽ viện lý do giá dầu sụt giảm, sự bất cập của một số điểm trong TT 36, sự giao dịch “lạ lùng” của ETF. Trong bài viết này, tác giả sẽ đề cập đến những ngóc ngách, những “chiêu trò”  trên TTCK, làm kiệt quệ dòng tiền của NĐT nội.

Chiêu thức thứ nhất: Kim thiền thoát xác

Có những doanh nghiệp niêm yết trong quá trình hoạt động, đã bộc lộ những sai phạm lớn. Ngoài việc thua lỗ triền miên, có thể các ông chủ DN bị vướng vòng lao lý. Khi xảy ra những sự kiện lớn lao và bất ngờ này, thường các NĐT lớn, sở hữu tỷ lệ chi phối DN, sẽ tìm mọi cách để thoát thân. Họ sẽ thoát như thế nào? Khi gặp sự cố, các mã này sẽ có nhiều phiên giảm sàn. Số lượng bán sàn có thể lên đến nhiều triệu đơn vị. Đến một thời điểm nhất định, khi NĐT đã khá nản lòng trong việc đua lệnh sàn vào buổi sáng, họ (đạo diễn) đã trải được khá nhiều lệnh bán đầu ngày. Sẽ có những động thái mua vào chính lệnh bán của mình. Số lượng có thể tăng lên nhanh. NĐT trên TT tưởng rằng giá đã giảm về vùng đáy, nhày vào bắt. Họ sẽ cho lên giá đỏ, thậm chí đảo ngược tăng trần. NĐT nhỏ lẻ rất vui mừng vì trong ngày lời ngay 10%. Thanh khoản trong những phiên như thế này, có thể tăng lên hàng chục triệu cổ phiếu. Lợi dụng cơ hội này, chủ sở hữu thoát hàng. Hàng sẽ tiếp tục được thoát trong các phiên kế tiếp. Đến ngày T3, T4, giá cổ phiếu lại lao dốc.

Rõ ràng, cho dù DN vẫn còn tên, nhưng thực chất đang ở tình trạng “vô chủ”. Những chủ sở hữu bằng những chiêu thức và kỹ thuật giao dịch, đã thoát được khỏi DN. Sau này, các NĐT nhỏ lẻ sẽ ở lại, tìm cách truyền “cục than hồng” cho nhau.

Chiêu thức thứ hai: Vịt trời hóa thiên nga

Trong quá trình tái cấu trúc, nhiều DN thực hiện các hoạt động mua bán, sáp nhập, hoán đổi cổ phiếu. Đây là hoạt động mang lại nhiều lợi ích cho DN. Từng có những DN hoạt động trong lĩnh vực ô tô (niêm yết sàn Hose), đã sáp nhập được với một đối thủ cùng ngành nghề, mang lại thị phần gia tăng. Qua đó, đã thu được những kết quả kinh doanh vô cùng ấn tượng. Thế nhưng, không phải DN nào cũng đàng hoàng như vậy. Có những DN, bản thân mình làm ăn cũng bình thường. Nhưng lại đi hoán đổi cổ phiếu, bản chất là tăng VĐL lên bằng hình thức phát hành cổ phiếu cho những DN “ma quái”. Những DN được hoán đổi, thực chất gần như vô giá trị. Khi hoán đổi xong, họ xóa được hoàn toàn “quá khứ” thua lỗ của họ, lại có thêm cổ phiếu để bán ra trên sàn.

NĐT không thể có đầy đủ thông tin về các DN được mua bán, sáp nhập hay hoán đổi. Họ cứ căn cứ vào tên tuổi của DN cũ, vào ngưỡng giá của mã cũ, để ra quyết định mua bán.

Chiêu thức thứ ba: Niêu cơm Thạch Sanh

Chức năng quan trọng nhất của TTCK là kênh huy động vốn cho DN. Nhiều DN từ khi niêm yết, đã huy động được vốn lớn, phát triển sản xuất kinh doanh, mang lại lợi ích cho xã hội, cho bản thân cổ đông góp vốn. Bên cạnh những sự tăng vốn đúng đắn, còn có nhiều vấn đề phát sinh khác. Có những DN niêm yết, tìm mọi cách tăng vốn thật nhanh, hòng trục lợi cho nhóm lợi ích nào đó. Họ thực hiện qui trình như sau. Đầu tiên, họ lập ra một nhóm công ty. Sau đó họ sẽ tạo ra sự chú ý của NĐT bằng kỹ thuật thanh khoản. Kế hoạch phát hành cổ phiếu sẽ được đưa ra với sự nhất trí cao (do họ nắm tỷ lệ chi phối DN). Dự án sử dụng vốn thì được “vẽ” ra khá đơn giản. Họ sẽ kéo giá cổ phiếu lên trên cao, ví dụ 14.000 – 15.000 / cp. Ở vùng giá này, chủ DN sẽ bán ra rất nhiều cổ phiếu. Cầu thị trường sẽ khá lớn, vì NĐT “đinh ninh” giá cổ phiếu sẽ được “đánh” qua ngày đóng tiền. Nhưng đến ngày đóng tiền, giá cổ phiếu sẽ giảm về vùng 11.000 – 12.000. Nhiều NĐT sẽ bỏ quyền, không mua. Khi đó chủ DN ung dung mua lại toàn bộ số cổ phần mà NĐT đã bỏ (bằng tiền họ đã bán ở trên cao). Đến khi cổ phiếu về, quá trình phân phối lại được tiếp diễn. Cổ phiếu được “in” ra không ngừng, không bao giờ cạn.

Có một câu hỏi được đặt ra ở đây là vậy các DN “in giấy” theo kiểu này, lấy đâu ra doanh thu và lợi nhuận? Ở đây họ sử dụng chiêu bán dự án trong nhóm. Tức là doanh nghiệp A mua một dự án nào đó với giá 100 tỷ, sẽ bán dự án này cho doanh nghiệp B (cùng hệ thống của họ) với giá 400 tỷ. A hạch toán lời 300 tỷ, B chưa bán nên hạch toán hòa vốn. Nếu để ý kỹ, nhưng DN dạng Thạch Sanh này, thường có doanh thu từ các hoạt động tài chính rất cao. Doanh thu từ hoạt động cốt lõi không đáng kể. Chiêu thức này rất tinh vi, kể cả kiểm toán cũng khó bắt lỗi. UBCK NN thì tuân theo luật, rất khó không đồng ý cho họ ngừng phát hành.

Bất kỳ TTCK nào trên thế giới, đều có những NĐT yêu thích mạo hiểm, đầu tư ngắn hạn. Hay nói cách khác, dòng cổ phiếu đầu cơ luôn có đất sống. Bản thân việc đầu cơ cổ phiếu không hoàn toàn xấu, vì mục đích của NĐT tham gia TT là tìm kiếm lợi nhuận. Nhưng một khi, sự việc đã đi quá đà, tốt xấu lẫn lộn, thì hệ quả là vô cùng to lớn. Dòng tiền bị hút vào các DN “in giấy” này, bị rút ra khỏi TT, đã làm kiệt quệ sức mua của nhiều thanh phần trên TT.

Đứng trước những thực trạng này, trách nhiệm của chúng ta ở đâu? Về phía cơ quan quản lý, cần luôn đưa ra những thông điệp kịp thời, những thông tin về tình hình DN. Điều này giúp NĐT tránh mua phải những DN vô chủ, hay có nguy cơ trở về 0. Bài học đắt giá về DVD, VSP hay những ngân hàng như VNCB, OGB, vẫn còn nguyên giá trị. Về phía các CTCK, vai trò tư vấn cần phải được nâng lên. Phải có những khuyến nghị mang tính rõ ràng, mang tính thuyết phục cao. Ngoài ra, với chức năng “tạo lập thị trường”, các đơn vị này cố gắng kéo dòng tiền trở lại với những mã có thể mang lại lợi nhuận cho NĐT. Về phía NĐT, hãy luôn tham khảo thông tin kỹ càng, không nên tham gia quá nhiều vào những cuộc phiêu lưu không minh bạch.

Bất chấp những “chiêu trò” nhất định, TTCK luôn phản chiếu thực trạng của nền kinh tế. Giai đoạn khó khăn này rồi sẽ qua đi. Chúng ta đều có cơ sở để tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của chứng khoán Việt Nam trong năm 2015 và các năm tiếp theo.

 

Nguồn: Nguyễn Hồng Điệp

Tags:

Psychology

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu