Ảnh đẹp Nov 2015

by finandlife24/11/2015 15:50

Tags:

StoriesofLife

Stock Hunting for 2016

by finandlife20/11/2015 14:15

Operating Profit always go up

Never issue more stock

Valuation: 50k

Source: Finandlife

Tags:

StockAdvisory | Stocks

Thống kê kết quả kinh doanh Quý 3 năm 2015

by finandlife18/11/2015 15:31

Kết quả kinh doanh chung

Nếu như quý 2/2015, lợi nhuận của các công ty niêm yết tăng trưởng rất ấn tượng (một phần nhờ yếu tố đột biến từ KDC) thì đến quý 3 năm nay, kết quả kinh doanh nhìn chung khá ảm đạm: Thống kê tổng doanh thu của 549 doanh nghiệp niêm yết đạt 218,800 tỷ đồng, chỉ tăng 3.7% so với cùng kỳ 2014. Lợi nhuận sau thuế đạt 17,500 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ 2014. Mặc dù đây là kết quả kinh doanh có tăng trưởng, nhưng so với quý 2/2015, và đặc biệt là so với mặt bằng chung của nền kinh tế (GDP tăng trưởng 6.8%) thì lại là một kết quả hơi thất vọng.

Biên lợi nhuận gộp của các công ty trong quý này mở rộng thêm 2%, từ mức 17% quý 3 năm trước lên 19%. Lãi gộp đạt 41,000 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ.

Mặc dù biên lợi nhuận gộp cải thiện, mở rộng thêm 2% so với cùng kỳ, nhưng chi phí tài chính tăng vọt 47% (tổng chi phí tài chính kỳ này đạt mức 7,500 tỷ đồng) và chi phí vận hành (SG&A) tăng gần 7% so với cùng kỳ (tổng chi phí SG&A của các công ty niêm yết quý 3 năm nay đạt 26,600 tỷ đồng), cao hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng của doanh thu, làm lợi nhuận sau thuế của các công ty niêm yết kỳ này tăng trưởng khá thấp, đạt 17,500 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ.

Ngoài yếu tố giá dầu thế giới giảm trung bình hơn 40% đã làm doanh thu và lợi nhuận của nhiều công ty dầu khí giảm đáng kể và kéo kết quả kinh doanh chung đi xuống, thì biến động lớn về tỷ giá trong kỳ đã làm chi phí tài chính tăng vọt 47%, góp phần làm giảm tốc lợi nhuận sau thuế chung của các công ty. 

Quý 3 năm nay, GAS vẫn là công ty có quy mô doanh thu và lợi nhuận lớn nhất, và cũng chính GAS là nguyên nhân làm kết quả kinh doanh chung của quý này tăng chậm lại. Doanh thu và lợi nhuận của GAS quý 3 năm nay lần lượt chỉ đạt  15,700 tỷ đồng và 2,300 tỷ đồng, sụt giảm lần lượt -20% và -21% so với cùng kỳ.

Mặc dù quy mô doanh thu của VNM (công ty có quy mô doanh thu và lợi nhuận đứng thứ 2 trên sàn) chỉ bằng 2/3 so với doanh thu của GAS, nhưng hoạt động kinh doanh tiếp tục khởi sắc giúp doanh thu và lãi gộp của VNM tăng trưởng lần lượt +21% và +44% so với cùng kỳ. Doanh thu tăng cao, biên lợi nhuận mở rộng lên đến mức 41.2%, giúp lợi nhuận sau thuế của VNM tăng vọt 55% so với cùng kỳ, đạt 2,135 tỷ đồng – gần đuổi kịp lợi nhuận của GAS.

Quý 3 năm nay, OGC đã gây bất ngờ khi lợi nhuận sau thuế tăng vọt 1,400% so với cùng kỳ, đạt 1,455 tỷ đồng. Với kết quả đột biến nhờ thương vụ chuyển nhượng Blue Star này, OGC vươn lên đứng vị trí thứ 3 về quy mô lợi nhuận, chỉ sau GAS và VNM.

Như vậy, quý 3 năm nay, VNM và OGC chính là “cứu cánh” cho kết quả kinh doanh chung trong bối cảnh 2 ông lớn ngành dầu khí là GAS và PVD đang suy giảm nhanh.

Số lượng công ty thua lỗ tăng nhẹ

Quý 3 năm nay, trong tổng số 549 công ty niêm yết được thống kê, có 496 công ty kinh doanh có lãi, chiếm 90%. Số lượng công ty thua lỗ dù chỉ có 53 công ty, nhưng đây lại là một dấu hiệu mới không mấy tích cực khi mà cùng kỳ quý 3/2014, chỉ có có 43 công ty thua lỗ.

 

Mức thua lỗ trung bình giảm xuống

Mặc dù số công ty thua lỗ có tăng, nhưng mức thua lỗ bình quân trong quý 3 năm nay lại giảm 25% so với cùng kỳ quý 3/2014, chỉ còn lỗ bình quân 11 tỷ đồng/công ty

Thống kê về doanh thu theo ngành, quý 3 năm nay ngành ô tô vẫn tiếp tục dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng doanh thu với tốc độ tăng trưởng trung bình lên đến 55% so với cùng kỳ. SVC, TMT và HHS vẫn là 3 công ty dẫn đầu ngành.

 

Doanh thu của ngành thực phẩm trong quý này tăng mạnh 28% so với cùng kỳ. Hai công ty đầu ngành là VNM và MSN vẫn là 2 cái tên có ảnh ưởng chi phối đến kết quả chung của ngành.

Đứng thứ 3 về tốc độ tăng trưởng doanh thu trong quý 3 năm nay là ngành kho bãi và hậu cần. Hoạt động xuất khẩu vẫn là động lực cho tăng trưởng kinh tế và các công ty kho bãi, cảng biển lớn như GMD, VSC, PHP… thêm 1 quý có doanh thu tăng trưởng cao hơn đáng kể so với mặt bằng chung của nền kinh tế. 

Thống kê về lợi nhuận sau thuế của các ngành, sản xuất ô tô đứng đầu với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận lên đến 133% so với cùng kỳ. Cả 4 công ty hàng đầu trong ngành là SVC, TMT, HHS và HTL đều tăng trưởng rất cao, từ 100% (HHS) đến hơn 200% (SVC).

Lĩnh vực cảng biển, kho bãi đứng thứ 2 trong quý này về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế với con số 87%. Bốn công ty đầu ngành là GMD, PHP, VSC, DVP đều tăng trưởng rất cao từ 44% (DVP) cho đến 115% (GMD).

Ngành hàng cá nhân xếp thứ 3 về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận với con số 53%. Trong khi giá dầu giảm làm nhiều công ty nhóm dầu khí suy giảm mạnh (GAS, PVD…), thì một số các công ty trong ngành hàng cá nhân như LIX, NET lại hưởng lợi đáng kể nhờ chi phí đầu vào giảm và tăng trưởng rất tốt trong quý này.

Quý 3 năm nay, ngành xây dựng đã vươn lên nhanh chóng để xếp vị trí thứ 4 với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 40%. Hai đại gia tư nhân hàng đầu trong ngành xây dựng là CTD và HBC quý 3 năm nay tăng trưởng với tốc độ rất cao: lần lượt đạt 124% và 300%

 

Lĩnh vực dầu khí trong quý 3 năm nay tiếp tục đội sổ về tốc độ suy giảm doanh thu, giá dầu thế giới đang thấp hơn 40%-50% so với cùng kỳ, làm những cái tên một thời huy hoàng (về tăng trưởng doanh thu) như GAS, PVD, PGS… nay xoay chuyển hoàn toàn thành những công ty suy giảm nhanh nhất về doanh thu.

Nếu giá dầu thế giới làm lĩnh vực dầu khí suy giảm mạnh nhất về doanh thu, thì biến động đáng kể về tỷ giá trong thời gian qua lại là nhân tố làm ngành sản xuất và phân phối điện bất ngờ đứng vị trí số 1 về suy giảm lợi nhuận. PPC và NT2 có khoản lỗ chênh lệch tỷ giá thuộc dạng “khủng” lần lượt là 214 tỷ đồng và 108 tỷ đồng, đây chính là nguyên nhân làm cả ngành điện suy giảm mạnh về lợi nhuận trong quý 3 năm nay.

VFS Research

Tags: ,

Economics | StockAdvisory

BMP – Cập nhật KQKD Q3.2015

by finandlife17/11/2015 15:00

Doanh số bán hàng tiếp tục gây ấn tượng với chúng tôi khi chỉ trong 9 tháng đã đạt gần 50,000 tấn sản phẩm (bằng 85% so với thực hiện cả năm 2014). Tính riêng Q3, doanh số đã tăng trưởng 20% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn dự đoán của chúng tôi là 15% trước đó. Theo đó doanh thu thuần Q3 đạt 765 tỷ đồng (+19.3% yoy), cao hơn 3.7% so với mức dự báo của chúng tôi trước đó là 737 tỷ đồng.

Câu chuyện tăng trưởng của DT vẫn chủ yếu phụ thuộc vào sự gia tăng của sản lượng bởi giá bán ra vẫn được công ty giữ nguyên. Trong khi đó giá nguyên liệu PVC đầu vào trung bình của Q3 thấp hơn so với cùng kỳ nên biên lãi gộp quý này (26.9%) cao hơn so với Q3 năm trước (26.2%). Tuy nhiên, tỷ lệ này lại thấp hơn khá nhiều so với quý Q2 trước đó (35.5%) và thấp hơn so với dự báo của chúng tôi (32%). Nguyên nhân do công ty hạch toán các chi phí từ nhà máy Long An và quan trọng hơn là công ty đã gia tăng bán hàng cho mảng công trình – nơi mà BLG khá thấp.

Chi phí quản lý tính riêng Q3 tăng hơn 19% trong khi đó chi phí bán hàng giảm mạnh hơn 33% do cùng kỳ năm trước cty tổ chức hội nghị chăm sóc khách hàng tại Singapore và năm nay không phát sinh thêm chi phí này, từ đó giúp LNTT trong Q3 đạt 144 tỷ đồng (+42% yoy). Lũy kế 9 tháng, DTT đạt 2077 tỷ đồng (+18% yoy), hoàn thành 80% kế hoạch năm, LNTT đạt 492 tỷ đồng (+42% yoy), vượt 2% kế hoạch lợi nhuận của năm.

Công ty tiếp tục bị truy thu thuê trong giai đoạn 2013 -2014 với số tiền gần 7.6 tỷ đồng (tiền phạt vi phạm hành chính 1 tỷ và tiền truy thu là 6.6 tỷ đồng), trong khi vụ việc truy thu thuế trước đó vẫn chưa có hướng giải quyết thỏa đáng. Đây là rủi ro mang tính chính sách và chúng tôi không có bình luần thêm, trước mắt công ty có thể sẽ ghi nhận 7.6 tỷ trong phần thuế và như vậy lợi nhuận cũng sẽ giảm số tiền tương ứng trong năm nay.

Dự án Long An giai đoạn 1 sẽ khai trương và đi vào hoạt động trong các ngày tới đấy, đóng góp thêm 5,000 tấn sản phẩm phụ tùng. Công ty cho biết tùy tình hình thị trường sẽ đầu tư tiếp giai đoạn 2, chủ yếu là lắp đặt thêm máy móc để có thể sản xuất thêm 10,000 tấn phụ tùng nữa trong tương lai (với khoảng 150 tỷ đồng đầu tư).

Công ty dự định sẽ tạm ứng cổ tức đợt 1 (1,500 đồng tiền mặt) vào đầu năm sau trong tổng số 3,000 đồng cổ tức bằng tiền mặt theo kế hoạch cho cả năm 2015.

Về việc nới room và SCIC thoái vốn, công ty sẽ xin ý kiến cổ đông tại ĐHCĐ sắp tới, đại diện công ty cho biết Saraburi – hiện là cổ đông lớn đang năm giữ 20.4% cổ phần mong muốn mua lại toàn bộ số cổ phiếu của SCIC đang nắm giữ.

Về chiến lược phát triển thị phần tại miền Trung đang có những tiến triển rất tích cực sau khi SCIC thoái vốn tại Nhựa Đà Nẵng cho một pháp nhân. Khả năng cao là BMP có thể mua lại được số cổ phần này và nắm quyền chi phối (hiện tại BMP đang có 29% cổ phần tại đây) để đi tới sáp nhập, tái cơ cấu lại Nhựa Đà Nẵng trong thời gian tới. Về cơ bản BMP có thể gia tăng đối trọng với NTP và các cty nhựa khác đang hoạt động tại đây.

Cho cả năm 2015, chúng tôi nâng dự báo DTT lên 2,807 tỷ đồng, tăng 1% so với dự báo trước là 2,780 tỷ đồng, vượt 8% kế hoạch năm, chi phí bán hàng sau 9 tháng tăng chậm hơn dự báo do đó chúng tôi nâng dự phóng về LNST lên 500 tỷ đồng. EPS Forward 11,000 đồng, với giá đóng cửa ngày 16/11 thì P/E là 12.5 – có vẻ đã hợp lý theo đánh giá của chúng tôi. Tuy nhiên trong ngắn hạn, động lực tăng giá của BMP có thể vẫn xoay quanh câu chuyện nới room cho khối ngoại và thoái vốn của SCIC. Chúng tôi lặp lại khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu này.

 

Nguyễn Ngọc Thành, VFS Research

Tags:

Stocks

ThaiBev Approaches Vietnam to Buy Stake in Brewer Sabeco

by finandlife16/11/2015 22:32

Làn sóng cho việc hội nhập mậu dịch tự do Đông Nam Á đang diễn ra. Làn sóng này sẽ còn lớn hơn nữa kể từ 2015.

Thái Lan là một trong những quốc gia có sự nghiêm túc cao nhất để tận dụng xu hướng hội nhập này. Những Tài Phiệt người Thái bắt đầu xem thị trường Đông Nam Á là thị trường chung, chứ không riêng gì Thái như trước kia. Họ khuyến khích sinh viên học thêm 1 ngôn ngữ nào đó trong khu vực Asian.

"Theo Wall Street Journal, Thai Beverage, công ty của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi, vừa trình bày với Chính phủ Việt Nam đề xuất mua cổ phần trong Sabeco, hãng bia lớn nhất VN. 

Công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) được ThaiBev định giá 2 tỷ USD. Một quan chức Chính phủ CSVN cho biết, Sabeco sẽ thành lập một hội đồng để tái cấu trúc công ty và bán tối đa 53% cổ phần cho một hoặc một vài nhà đầu tư chiến lược.

Chính phủ hiện sở hữu 89% công ty này. Theo hãng nghiên cứu Euromonitor, Sabeco hiện kiểm soát 46% thị trường bia Việt Nam với nhiều thương hiệu như 333, Bia Sài Sòn.

Trước Sabeco, một công ty khác của tỷ phú này là hãng Fraser & Neave đã thất bại trong việc thâu tóm một hãng bia Myanmar. Vì vậy, có cổ phần trong Sabeco sẽ mở ra cơ hội khác giúp ông Charoen thâm nhập một thị trường mới. Những năm gần đây, tỷ phú rất hăng say thâu tóm trong lĩnh vực bất động sản và tiêu dùng." BS Hồ Hải

Bài liên quan:

Thailand ‘gears up’ as China ‘goes South’

---------------------------------

SINGAPORE— Thai Beverage PCL., owned by Thailand’s third-richest man, has approached the Vietnamese government to buy a stake in the country’s largest brewer, an indication that foreign interest remains strong in the frontier market despite a series of botched privatizations.

ThaiBev, which owns the Chang Beer and Oishi green tea brands in Thailand, is looking to buy a stake in state-owned Saigon Beer Alcohol Beverage Corp., or Sabeco, which is valued at about $2 billion, people with knowledge of the deal said. ThaiBev is owned by Thai tycoon Charoen Sirivadhanabhakdi, who according to Forbes has a net worth of $11.3 billion at the end of June.

Separately, a Vietnamese government official who didn’t want to be identified said Sabeco, which is under the Ministry of Industry and Trade, will set up a panel to restructure the company and sell up to 53% of it to one or several strategic investors. The government currently owns 89% of the brewer, which sells brands including 333 and Saigon Beer and controls 46% of Vietnam’s beer market as of 2013, according to Euromonitor.

ThaiBev’s interest in Sabeco follows the failure to capture a Myanmar brewer by another of Mr. Charoen’s companies, Fraser & Neave Ltd. , which lost a legal battle early this month against a conglomerate controlled by Myanmar’s military seeking to wrest full control of the country’s biggest brewer. The acquisition of a stake in Sabeco would open up an alternative emerging market to Mr. Charoen, who has been on an aggressive shopping spree in the past few years in the property and consumer sectors. ThaiBev declined to comment

In 2011, Mr. Charoen acquired Fraser & Neave for $11 billion, while earlier this year Frasers Centerpoint Ltd.—a Singaporean property firm he controls—made a $2.4 billion offer to buy Australand, an Australian residential developer and office landlord. According to Euromonitor, beer sales in Vietnam grew 11% in 2013 and are expected to grow 9.6% next year. According to Sabeco, the brewer sold 649.8 million liters of beer in the first six months of this year, up 4% from a year earlier. Its revenue in the Jan-June period rose 6% on an annual basis to 14.3 trillion Vietnamese Dong ($680 million).

This isn’t the first time that Sabeco has been for sale. In the past, the Vietnamese government had planned to sell its stake in the brewer to strategic investors but got delayed due to various procedural issues such as the number of shares the government was willing to sell. But recently, the government has moved to quicken its reforms of state-owned enterprises, public investment and the banking system which are burdened with high levels of nonperforming loans.

Vietnam’s stock market is among Asia’s best performers this year so far, up more than 19.5% as investors buy into the small but fast-growing market. Government plans to privatize hundreds of state-owned enterprises in a bid to make them profitable have helped drive foreign investment. In recent weeks, however, the mood has become more gloomy as highly-anticipated offerings are made at valuations that local investors say are unreasonable. For instance, state-owned Vietnam Airlines which was aiming to raise $71 million in an initial public offering has been able to raise only $52 million with no participation from foreign investors. The government sold a 3.5% stake in the airline when 5% was planned initially. The airline chief executive in August said that the firm is speaking to potential strategic investors to sell a separate 20% stake in the company.

“Privatizing a state-owned company like Vietnam Airlines shows the government’s right direction in restructuring state-owned enterprises to enhance their transparency and efficiency,” Deputy Minister of Transport Nguyen Hong Truong said after the Friday IPO.

Write to P.R. Venkat at venkat.pr@wsj.com, 

Vu Trong Khanh at trong-khanh.vu@wsj.com and

Jake Maxwell Watts at jake.watts@wsj.com

Tags:

Economics | Stocks

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu