Thông tư 155/2015/TT-BTC có hiệu lực từ 1/1/2016

by finandlife23/12/2015 22:11

Gánh nặng công bố thông tin lên CTCK khi thông tư 155/2015/TT-BTC có hiệu lực

Vụ việc cổ đông nội bộ của JVC không công bố thông tin về việc bán cổ phiếu do việc bán được thực hiện để giải chấp cổ phiếu tại Công ty chứng khoán đã gây nhiều xôn xao trên dư luận trong thời gian vừa qua, do các văn bản luật hiện hành không có hướng dẫn chi tiết trong trường hợp này.

Tại Thông tư 155/2015/TT-BTC thay thế thông tư 52/2012/TT-BTC sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2016 tới đây yêu cầu trước khi bán giải chấp chứng khoán ký quỹ hoặc bán chứng khoán cầm cố, CTCK phải công bố thông tin trên trang điện tử của công ty trong trường hợp bán chứng khoán của Khách hàng là người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ.

Tuy nhiên làm sao công ty chứng khoán có thể biết chủ tài khoản là người nội bộ hoặc người liên quan của người nội bộ của công ty Niêm yết? Có lẽ công ty chứng khoán sẽ phải yêu cầu người mở tài khoản ký quỹ liệt kê về những công ty mà họ được xét là người nội bộ và kê khai người có liên quan của họ, đồng thời những người liên quan này phải kê khai đầy đủ các công ty mà họ là cổ đông nội bộ. Vấn đề không chỉ dừng lại ở độ phức tạp như vậy vì việc người nội bộ của một công ty là thường xuyên thay đổi, vậy ai sẽ là người chủ động cập nhật thông tin?, khách hàng mở tài khoản hay công ty chứng khoán. Theo ý kiến của ông Nguyễn Thành Long - Phó chủ tịch UBCKNN, các Sở Giao dịch chứng khoán sẽ sớm ban hành các quy chế hướng dẫn công bố thông tin để hướng dẫn cụ thể hơn về việc này.

Chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa thông tư 155/2015/TT-BTC sẽ có hiệu lực nhưng vẫn còn nhiều vấn đề mà kể cả những người trong nghề như chúng tôi cảm thấy lúng túng khi tư vấn cho DN thực hiện về CBTT. Cụ thể như việc đăng ký người CBTT cho doanh nghiệp khi người Đại diện theo pháp luật và người CBTT đi vắng, CBTT của ban kiểm toán nội bộ trong TH những tổ chức lớn cài vài chục người trong bộ phận này, việc gia hạn nộp báo cáo tài chính đối với công ty phải hợp nhất nhiều đơn vị....

---------------------

Các điểm mới của Thông tư 155/2015/TT-BTC hướng dẫn về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán (có hiệu lực vào ngày 1/1/2016 và thay thế thông tư 52/2012/TT-BTC)

1. Công ty đại chúng quy mô lớn là công ty đại chúng có vốn góp của chủ sở hữu từ 120 tỷ đồng trở lên (không cần điều kiện có từ 300 cổ đông)

2. Người nội bộ thay thế khái niệm cổ đông nội bộ, bổ sung thêm một số chức danh khác bao gồm: thành viên kiểm toán nội bộ, Phụ trách kế toán, các chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch Công ty theo quy định tại Điều lệ Công ty.

3. Công bố các thông tin cá nhân bao gồm số Thẻ căn cước công dân, số Chứng minh nhân dân hoặc số Hộ chiếu còn hiệu lực, địa chỉ liên lạc, địa chỉ thường trú, số điện thoại, số fax, email, số tài khoản giao dịch chứng khoán, số tài khoản lưu ký chứng khoán, số tài khoản ngân hàng chỉ được thực hiện nếu chủ thể liên quan đồng ý

4. Việc lưu trữ các thông tin công bố trên trang điện tử ít nhất là 05 năm.

5. Việc công bố thông tin bằng cả tiếng Anh và Tiếng Việt được áp dụng với Sở giao dịch chứng khoán

6. Nhà đầu tư là cá nhân có thể ủy quyền cho tổ chức khác hoặc các nhân khác công bố thông tin

7. Tài liệu ĐHĐCĐ phải công bố cho Sở giao dịch chứng khoán, UBCKNN trước 10 ngày tổ chức cuộc họp (trước đây là 15 ngày). Các thông tin về ứng cử viên HĐQT, BKS cũng phải đăng tải trước ngày họp 10 ngày

8. Trang thông tin điện tử phải hiển thị thời gian đăng tải thông tin, đồng thời phải đảm bảo nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận được các dữ liệu trên trang thông tin điện tử đó

9. Trường hợp công ty đại chúng không thể hoàn thành việc công bố báo cáo tài chính năm trong 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính do phải lập báo cáo tài chính năm hợp nhất hoặc báo cáo tài chính năm tổng hợp; hoặc do các công ty con, công ty liên kết của công ty đại chúng cũng phải lập báo cáo tài chính năm có kiểm toán, báo cáo tài chính năm hợp nhất hoặc báo cáo tài chính năm tổng hợp thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét gia hạn thời gian công bố báo cáo tài chính năm khi có yêu cầu bằng văn bản của công ty, nhưng tối đa không quá 100 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính bảo đảm phù hợp với quy định pháp luật liên quan.

10. . Trường hợp thay đổi các nội dung tại phương án sử dụng vốn, mục đích sử dụng vốn từ các đợt chào bán trong vòng 10 ngày kể từ khi ra quyết định thay đổi các nội dung này, tổ chức phát hành phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và công bố thông tin nội dung thay đổi trên trang thông tin điện tử của tổ chức phát hành. Mọi thay đổi phải được báo cáo lại tại Đại hội đồng cổ đông gần nhất.

11. Công ty đại chúng phải công bố thông tin về giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài của công ty mình và các thay đổi liên quan đến tỷ lệ sở hữu này trên trang thông tin điện tử của công ty, của Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán theo quy định pháp luật chứng khoán hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

12. Công bố 24h đối với việc thay đổi số cổ phần đang lưu hành được hướng dẫn cụ thể trong các trường hợp

- Trường hợp công ty phát hành thêm cổ phiếu, tính từ thời điểm công ty báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về kết quả phát hành theo quy định pháp luật về phát hành chứng khoán;

- Trường hợp công ty giao dịch cổ phiếu quỹ, tính từ thời điểm công ty báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu quỹ theo quy định pháp luật về giao dịch cổ phiếu quỹ;

- Trường hợp công ty mua lại cổ phiếu của cán bộ công nhân viên theo chương trình lựa chọn của người lao động trong công ty hoặc mua lại cổ phiếu lẻ của công ty thông qua công ty chứng khoán; công ty chứng khoán mua cổ phiếu của chính mình theo yêu cầu của khách hàng hoặc để sửa lỗi giao dịch, công ty công bố thông tin trong vòng 10 ngày đầu tiên của tháng trên cơ sở các giao dịch đã hoàn tất và cập nhật đến ngày công bố thông tin.

13. Tất cả các công bố thông tin bất thường đều có thời hạn công bố là 24h

14. Tổ chức niêm yết và công ty đại chúng quy mô lớn phải giải trình:

- Số liệu, kết quả hoạt động kinh doanh lũy kế từ đầu năm tại báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong báo cáo tài chính quý 2 đã công bố so với báo cáo tài chính bán niên được soát xét; hoặc tại báo cáo tài chính quý 4 đã công bố so với báo cáo tài chính năm được kiểm toán có sự chênh lệch từ 5% trở lên; hoặc chuyển từ lỗ sang lãi hoặc ngược lại;

- Số liệu, kết quả hoạt động kinh doanh tại báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo có sự chênh lệch trước và sau kiểm toán hoặc soát xét từ 5% trở lên. (Thông tư 52/2012/TT-BTC chỉ yêu cầu giải trình khi biến động từ 10%)

15. Công ty niêm yết hoặc công ty đại chúng quy mô lớn cần công bố trong vòng 24h nếu Vốn góp của chủ sở hữu bị giảm từ 10% trở lên hoặc tổng tài sản bị giảm từ 10% trở lên tại báo cáo tài chính năm gần nhất đã được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét. Trước đây tại thông tư 52 chỉ quy định nếu thất thoát tài sản từ 10% thì phải CBTT. Tuy nhiên tại TT 155 thì chỉ cần tài sản giảm 10% đã phải CBTT. Việc giảm tài sản thì có thể có nhiều nguyên nhân ví dụ như công ty trả nợ vay cũng sẽ làm tài sản giảm xuống..

16. Các phụ lục công bố thông tin tại Thông tư 155/2015/TT-BTC đều có mẫu bằng tiếng Anh và tiếng Việt.

 

Nguồn: Vũ Thanh Vân

Tags:

StockAdvisory

Công thức xác định đáy và đỉnh của thị trường

by finandlife23/12/2015 09:04

Theo bài viết của anh Bạch Huỳnh Duy Linh mới đây, không có một công thức cố định, tường minh nào cho việc xác định đáy và đỉnh, người chiến thắng ít ỏi là người hiểu cách action của 3 nhóm trader chính, nhóm TA Trader, nhóm Fundamental Trader và nhóm Noise Trader.

---------------

Có một công thức để xác định đáy và đỉnh của thị trường mà các huyền thoại đầu cơ như Soros đã tìm ra.

Công thức đó là không có công thức nào cả.

Hầu hết nhà đầu tư trên thị trường nghĩ rằng có những nhà đầu cơ huyền thoại có một công thức nào đó để xác định được đáy và đỉnh của thị trường. Nhưng những người thường xuyên xác định được một cách tương đối chính xác bảo rằng không có một công thức nào có thể dự báo được hết tất cả các biến số tác động đến thị trường.

Nguyên lý cơ bản nhất để xác định điểm uốn của thị trường đó là phải xây dựng một khung lý thuyết đủ để giải thích cách vận động của thị trường bao gồm hai hai nhóm trader quan trọng là fundamental trader và TA trader hay còn gọi là follow trend trader. Cách hành xử của hai nhóm trader đó cộng với hành vi của nhóm noise trader, nhóm có tính bầy đàn cao nhất tạo nên hành vi của thị trường.

Việc tìm hiểu hành vi của từng nhóm trader sẽ giúp việc quan sát thị trường trở nên khả thi hơn. Chẳng hạn khi thị trường tạo đỉnh, nhóm nào sẽ bán ra, nhóm nào sẽ mua vào. Thanh khoản, giao dịch, biến động giá ra sao ở từng giai đoạn của thị trường đều do sự tương tác của hai nhóm trader tạo ra.

Một khung phân tích đúng đắn và hợp lý sẽ giúp ích cho việc dự đoán thị trường. Không có gì bất ngờ khi hiện tượng bán tháo xảy ra ở đáy do bị call margin và cũng không có gì bất ngờ khi rất nhiều nhà đầu tư thua lỗ thì thị trường tạo đáy.

Tất cả các trader khi tham gia thị trường đều muốn kiếm được tiền, muốn beat the market, nhưng lý thuyết và thực tế cho thấy rằng chỉ có thiểu số rất nhỏ, những trader hiểu về sự vận động của thị trường, mới có thể chiến thắng thị trường, kiếm được tiền còn lại đa số 'cúng' tiền cho những người thắng cuộc.

Người tham gia thị trường thì nhiều nhưng người được chọn là người thắng cuộc thì ít.

 

Nguồn: Bạch Huỳnh Duy Linh, 22 Dec 2015

Tags:

Psychology

Market Review 2015

by finandlife22/12/2015 21:24

Source: Bloomberg

Tags:

Economics

TPP và ngành đường Việt Nam

by finandlife20/12/2015 11:21

(TBKTSG) - Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không những không quá ảnh hưởng đến ngành đường Việt Nam mà còn mở ra cơ hội thâm nhập và xuất khẩu sang các nước có nền kinh tế phát triển với giá trị gia tăng cao hơn nhiều lần tại thị trường nội địa.

Một số ý kiến cho rằng ngành mía đường Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trước sản phẩm đường nhập khẩu từ Úc khi gia nhập TPP.

Biết mình biết người - tổng quan ngành đường Úc

Úc hiện là quốc gia xuất khẩu đường lớn thứ ba thế giới với giá trị ngành công nghiệp sản xuất mía đường trị giá khoảng 2 tỉ đô la Mỹ/năm, mỗi năm chế biến bình quân khoảng 30-35 triệu tấn mía, tương đương sản xuất 4,3 đến 4,8 triệu tấn đường. Năm 2014, 70% sản lượng đường của Úc được xuất khẩu dưới dạng đường thô với kim ngạch 1,4 tỉ đô la Mỹ, trong đó khoảng 510 triệu đô la Mỹ đến các quốc gia thuộc TPP. Vụ mùa 2015-2016 sắp tới, Úc dự kiến sản xuất 4,8 triệu tấn đường và cung cấp cho thị trường thế giới 3,6 triệu tấn đường thô xuất khẩu.

Mặc dù là quốc gia xuất khẩu đường lớn thứ ba thế giới với năng suất mía bình quân 84 tấn/héc ta (vụ 2014/2015) nhưng ngành mía đường Úc cũng đã và đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức rất lớn bởi sự sụt giảm mạnh về diện tích mía từ 531.000 héc ta (2001) đến nay chỉ còn 385.000 héc ta (2014/2015) và tình trạng thiếu hụt nguồn nước tưới ngày càng tăng. Bên cạnh đó, mức tiêu thụ đường bình quân đầu người đang sụt giảm từ mức 47,5 ki lô gam/người/năm xuống chỉ còn 42 ki lô gam/người/năm bởi sự gia tăng của các chất làm ngọt nhân tạo (HFS).

Nhu cầu đường nhập khẩu từ các quốc gia thành viên TPP xấp xỉ 9 triệu tấn/năm, hàng rào thuế quan sẽ từng bước được dỡ bỏ sẽ là cơ hội cho ngành đường Việt Nam, đặc biệt là đối với phân khúc sản phẩm đường phục vụ trực tiếp đến người tiêu dùng hoặc phân khúc thị trường ngách như đường hữu cơ sạch...

Trong bối cảnh giá đường liên tục sụt giảm trong năm năm qua, các nhà máy sản xuất đường Úc đang phải trải qua giai đoạn khó khăn khi biên lợi nhuận trước thuế (EBT) liên tục sụt giảm và chỉ ở mức khoảng 3-7%/năm; trong khi giá thu mua mía ngày càng có xu hướng tăng cao, bình quân khoảng 35-40 đô la Mỹ/tấn (Wilmar, 2015), làm suy giảm năng lực cạnh tranh ngành đường Úc.

Việt Nam không phải là thị trường mục tiêu của Úc

Theo cam kết trong TPP, Úc sẽ được bổ sung thêm hạn ngạch 65.000 tấn đường, đồng thời được phân bổ bổ sung 23% hạn ngạch nhập khẩu dự kiến hàng năm của thị trường Mỹ, tăng gấp hai lần so với năm 2014. Điều này giúp nâng tổng sản lượng có thể nhập vào thị trường Mỹ từ mức khoảng 107.000 tấn/năm hiện nay lên mức xấp xỉ 207.000 tấn/năm. Bên cạnh đó, mức thuế suất 14 đô la Mỹ/tấn (TRQ) cũng sẽ được bãi bỏ, giúp ngành mía đường Úc gia tăng năng lực cạnh tranh xuất khẩu sang thị trường Mỹ với các đối thủ thuộc nhóm các quốc gia đang phát triển như Brazil, Thái Lan hay Mexico. Dự kiến đến năm 2019, tổng sản lượng đường Úc có thể xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt 400.000 tấn.

Hiện nay, mỗi năm thị trường Mỹ cần nhập khẩu khoảng bốn triệu tấn đường. Do đó, đây là một trong những thị trường tiềm năng đặc biệt lớn mà ngành đường Úc nhắm tới khi tham gia TPP, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ đang áp dụng các biện pháp rất chặt chẽ và tinh vi dưới nhiều hình thức trợ cấp khác nhau để bảo hộ ngành đường nội địa.

Ngoài ra, TPP mở ra những cơ hội rất lớn cho ngành đường Úc trong việc thâm nhập thị trường toàn cầu. Cụ thể: Nhật Bản, quốc gia nhập khẩu đường lớn thứ hai của Úc, cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ giúp Úc đẩy mạnh lượng đường xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản so với giá trị 200 triệu đô la Mỹ trong năm 2014. Canada cam kết xóa bỏ thuế quan đối với đường tinh luyện (hiện 30,86 đô la Úc/tấn) trong vòng năm năm có hiệu lực của TPP, đồng thời xóa bỏ thuế đường thô nhập khẩu từ Úc. Peru loại bỏ thuế đối với sản phẩm đường thô nhập khẩu. Thị trường Chile mỗi năm nhập khẩu khoảng 500.000 tấn. Malaysia đồng ý tự do hóa cấp giấy phép cho các nhà bán sỉ cung cấp đường cho ngành thực phẩm và nước giải khát với nhu cầu mỗi năm nhập khẩu khoảng 1,3 triệu tấn đường thô để tinh luyện. New Zealand sẽ ngay lập tức xóa bỏ thuế quan, hiện ở mức 5%, đối với tất cả các sản phẩm đường và hầu hết các sản phẩm chứa đường (loại bỏ hoàn toàn trong năm năm).

TPP... tạo cơ hội cho ngành đường Việt Nam

Mặc dù là quốc gia xuất khẩu đường lớn nhất trong cộng đồng TPP, song so sánh với Thái Lan thì ngành mía đường Úc gần như không có lợi thế cạnh tranh xuất khẩu sang thị trường Việt Nam. Thái Lan hoàn toàn có lợi thế về vị trí địa lý và giá mía nguyên liệu tại Thái Lan chỉ từ 30-35 đô la Mỹ/tấn trong khi tại Úc là 35-40 đô la Mỹ/tấn (và đang có xu hướng gia tăng, gây ảnh hưởng đến giá thành sản xuất).

Bên cạnh đó, theo cam kết TPP, sản lượng áp dụng tỷ lệ giảm dần thuế suất vẫn phải tuân thủ theo hạn ngạch tại WTO (VN22), theo đó đường nhập khẩu từ Úc vẫn phải chịu mức thuế suất:

Mức thuế suất này chỉ giảm dần về 0% trong vòng 11 năm (B11) từ khi TPP chính thức có hiệu lực.

Hơn nữa, theo cam kết Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Úc-New Zealand (tháng 3-2009), thuế nhập khẩu đường trong hạn mức từ Úc cũng chỉ giảm từ 40% (đường tinh luyện) và 30% (đường thô) về 0% từ năm 2020. Trong khi đó, theo cam kết của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) - bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-1-2016, thuế suất nhập khẩu đường từ Thái Lan (trong hạn ngạch) chỉ 5% và giảm về mức 0% vào năm 2018 với sản lượng nhập khẩu không giới hạn.

Từ các phân tích trên cho thấy, Việt Nam không phải là thị trường tiềm năng mà ngành đường Úc nhắm đến khi gia nhập TPP và sản phẩm đường nhập khẩu từ Úc không phải nguy cơ đối với ngành mía đường Việt Nam. Mối lo ngại lớn nhất đối với ngành đường Việt Nam được xác định đến từ Thái Lan sau năm 2018.

Nhìn ở khía cạnh khác, các quốc gia thành viên TPP sẽ từng bước dỡ bỏ hàng rào thuế quan để sản phẩm đường từng bước được tự do lưu thông và đồng thời mở ra cơ hội cho các quốc gia xuất khẩu thâm nhập các thị trường cấp cao như Mỹ, Nhật Bản, Canada...

Theo cam kết TPP, Chính phủ Mỹ sẽ thiết lập hạn mức (TRQs) 86.300 tấn đối với sản phẩm đường và các sản phẩm chứa đường từ các quốc gia Úc, Canada, Việt Nam, Malaysia và Nhật Bản. Nhật Bản cũng sẽ giảm mức thuế cao áp dụng cho sản phẩm có độ ngọt cao (high polarity sugar), sẽ ngay lập tức loại bỏ thuế quan 9% đối với một số dòng sản phẩm và thuế quan còn lại sẽ dần được loại bỏ trong vòng 11 năm, đồng thời hầu hết các loại mật rỉ từ mía sẽ được loại bỏ ngay lập tức.

Việc nhu cầu đường nhập khẩu từ các quốc gia thành viên TPP lên đến xấp xỉ 9 triệu tấn/năm, cùng với việc hàng rào thuế quan sẽ từng bước được dỡ bỏ (mặc dù sẽ còn một số vướng mắc về tiêu chuẩn kỹ thuật tại các quốc gia) sẽ là cơ hội cho ngành đường Việt Nam thâm nhập thị trường các quốc gia phát triển theo các chế độ ưu đãi dành cho các quốc gia đang phát triển. Đặc biệt là đối với phân khúc sản phẩm đường phục vụ trực tiếp đến người tiêu dùng, bởi hầu hết giá đường tiêu thụ nội địa tại các quốc gia hiện đang được trợ giá dưới nhiều hình thức và duy trì ở mức bình quân rất cao như: Mỹ 1,5 đô la Mỹ/ki lô gam, Nhật Bản 1,8 đô la Mỹ/ ki lô gam, Canada 1,4 đô la Mỹ/ki lô gam...

Đồng thời, cần xúc tiến công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) nhằm tìm kiếm phân khúc thị trường ngách mà ngành đường Việt Nam có lợi thế riêng để thâm nhập thị trường các nước. Ví dụ, sản phẩm đường hữu cơ sạch (organic sugar) hiện có giá trị gia tăng rất cao so với sản phẩm đường truyền thống (tại Mỹ có giá 5.5 đô la Mỹ/ki lô gam) hay như các sản phẩm có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị ngành đường: bio-plastic, hóa chất mỹ phẩm, men vi sinh chiết xuất từ mật rỉ...

 

Nguồn: Mr Fin, Nguyễn Quốc Huân, TBKTSG

Tags:

Economics

Official FED Rate hike

by finandlife17/12/2015 09:40

An orthodox economist for unorthodox times

Reuters

Fed Raises Rates After Seven Years Near Zero, Expects ‘Gradual’ Tightening Path

Wall Street Journal

Dow rallies on heels of historic Federal Reserve interest-rate hike

 

Marketwatch

Fed Ends Zero-Rate Era; Signals 4 Quarter-Point Increases in 2016

Bloomberg 

“The Federal Open Market Committee unanimously voted to set the new target range for the federal funds rate at 0.25 percent to 0.5 percent, up from zero to 0.25 percent. Policy makers separately forecast an appropriate rate of 1.375 percent at the end of 2016, the same as September, implying four quarter-point increases in the target range next year, based on the median number from 17 officials.

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu